Dị ứng và các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng cho trẻ em và người lớn

01/10/2021 Theo dỗi Nutrihome trên google news Tác giả: Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Bác sĩ Trưởng Nutrihome Trường Chinh
Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome

Hiện nay, số người mắc các bệnh dị ứng ngày càng tăng, trường hợp nặng có thể dẫn tới sốc phản vệ, đe dọa tính mạng. Xét nghiệm dị ứng ở trẻ em và người lớn sẽ giúp xác định được nguyên nhân gây dị ứng, từ đó có cách phòng tránh và điều trị hiệu quả.

Bài viết có sự tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Phạm Thị Thu Hương, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Bác sĩ Trưởng, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome

Dị ứng là gì? 

Dị ứng là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với các dị nguyên (allergen) – chất được xem là tác nhân gây ra các phản ứng dị ứng – gây tổn thương tổ chức, rối loạn chức năng của một số cơ quan. (1)

Các dị nguyên phổ biến nhất là: dị nguyên không khí (bụi mạt, nấm mốc, gián, lông thú nuôi, phấn hoa, phấn cỏ…), dị nguyên thức ăn (trứng, sữa, hải sản, thịt đỏ, thịt gà…), thuốc (kháng sinh và một loại thuốc khác)…

Dị ứng, Thực phẩm, thuốc, thời tiết

Dị ứng là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với các dị nguyên thức ăn, thuốc

Theo đó, khi cơ thể gặp dị nguyên (vật thể lạ hoặc chất nguy hiểm) sẽ phản ứng lại nhằm mục đích bảo vệ. Tùy vào mức độ phản ứng của hệ miễn dịch với tác nhân “kẻ lạ” này, mà triệu chứng có thể dao động từ nhẹ (mẩn ngứa) đến nặng (sưng đau), thậm chí là phản ứng thái quá có thể nguy hiểm đến tính mạng như sốc phản vệ (anaphylaxis).

Dị ứng có thể gây ra viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, dị ứng thực phẩm, dị ứng thuốc, dị ứng côn trùng chích… với biểu hiện lâm sàng khác nhau trên mỗi bệnh nhân. Lưu ý, các biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện theo đợt hoặc xen kẽ vào các khoảng thời gian khác nhau, phụ thuộc vào các nguyên nhân gây ra dị ứng.

Tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Khoa Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai (2000-2022), ước tính có đến 20 – 25% dân số Việt Nam bị bệnh dị ứng. Trong đó:

  • Viêm mũi dị ứng: chiếm 10,97%
  • Mề đay, phù Quincke: chiếm 11,68%
  • Hen suyễn: chiếm 4,9%
  • Dị ứng thuốc: chiếm 8,73%
  • Dị ứng thức ăn: chiếm 6,02%
  • Dị ứng thời tiết: chiếm 9,81%

Cơ chế gây dị ứng

Tùy mỗi tác nhân gây dị ứng sẽ có các cơ chế gây phản ứng dị ứng khác nhau trên từng bộ phận cơ thể người bệnh. Trong đó, mức độ nguy hiểm nhất và có thể đe dọa tính mạng người bệnh là sốc phản vệ.

biểu hiện dị ứng, ho, khó thở

Người bị sốc phản vệ có thể cảm thấy khó thở, choáng váng, hôn mê.

Thông thường, sốc phản vệ xảy ra rất nhanh với 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn mẫn cảm: Khi dị nguyên theo đường tiêm/ hoặc truyền, ăn uống, hít thở, tiếp qua da vào cơ thể sẽ gây ra một phản ứng ở tế bào miễn dịch, kích thích sản xuất một lượng lớn kháng thể là IgE và gắn vào tế bào mast và basophils – 2 loại tế bào miễn dịch có tham gia vào các phản ứng viêm cấp tính.
  • Giai đoạn sinh hóa bệnh: Khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên, chúng sẽ kết hợp với IgE kích hoạt các tế bào mast và basophils phóng thích nhiều histamine (3) và các chất hóa học gây viêm trung gian vào các mô xung quanh.
  • Giai đoạn sinh lý bệnh: Các hoạt chất trung gian được giải phóng sẽ gây giãn nở động mạch lớn làm tụt huyết áp, co thắt dạ dày, tá tràng, phế quản dẫn đến ngứa, khó thở, choáng váng, hôn mê, sốc phản vệ…

Xét nghiệm dị ứng là gì?

Xét nghiệm dị ứng là loại xét nghiệm giúp bạn nhận biết nguyên nhân gây dị ứng, bao gồm xét nghiệm da và xét nghiệm máu nhằm xác định dị nguyên nào có thể gây ra phản ứng dị ứng tùy thuộc cơ thể mỗi người.

Ngày nay, việc thực hiện xét nghiệm này hết sức cần thiết, bởi số người mắc các bệnh dị ứng ngày càng tăng, đặc biệt là các bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa (chàm thể trạng), dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc… Khi có các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng như: ho, hen, hắt hơi, nghẹt mũi, khó thở, ngứa, phát ban, chàm, viêm da, mắt đỏ, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, … Bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở khám chữa bệnh và thực hiện test dị ứng càng sớm càng tốt.

Các bệnh lý dị ứng – miễn dịch nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như kém tập trung, làm giảm năng suất làm việc, học tập, giảm chất lượng giấc ngủ, thậm chí có thể gây trầm cảm.

xét nghiệm dị ứng, lấy máu, trẻ em

Điều dưỡng tại Nutrihome đang lấy máu cho trẻ để tiến hành xét nghiệm dị ứng

Ngoài ra, cơ quan dị ứng có thể xuất hiện biến chứng không hồi phục, ví dụ như tắc nghẽn đường dẫn khí cố định, da tăng sắc tố, dày sừng, bong vảy, cứng khớp, dính khớp, có thể gây tàn tật. Với các trường hợp dị ứng thức ăn, thuốc nếu không được chẩn đoán tìm nguyên nhân gây nên có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng nặng, thậm chí là tử vong.

Vai trò của xét nghiệm dị ứng

Thực hiện xét nghiệm dị ứng giúp chẩn đoán dị ứng ở người có dấu hiệu dị ứng cấp tính hoặc dị ứng mãn tính, đồng thời, hỗ trợ theo dõi và đánh giá kết quả điều trị miễn dịch. Đặc biệt, xét nghiệm panel dị ứng giúp đánh giá 60 dị nguyên thường gặp trong cuộc sống hàng ngày như: lông chó mèo, bụi mạt, hải sản, sữa, trứng, phấn hoa…

Ai nên test dị ứng?

Những người có cơ địa dị ứng hoặc các thành viên trong gia đình mắc các bệnh dị ứng như: Dị ứng thuốc, dị ứng vắc xin, dị ứng thức ăn, hen phế quản, viêm mũi dị ứng….

Để tìm được nguyên nhân chính xác và có phác đồ điều trị hiệu quả bạn cần thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế, hệ thống phòng khám có trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đội ngũ chuyên gia uy tín, có chuyên môn cao.

Các xét nghiệm chẩn đoán dị ứng hiện nay

Đó là test lẩy da, xét nghiệm panel dị ứng, test huyết thanh, test thử thách thuốc. Cụ thể:

1. Test lẩy da

Phương pháp: Đưa một hoặc nhiều dị nguyên vào da, và sau đó đánh giá đặc điểm (kích thước) của nốt sẩn phù, phản ứng viêm tại chỗ. Có 2 hình thức đánh giá dị nguyên, đó là:

  • Prick test hay scratch test: Dùng kim nhỏ chứa một loại kháng nguyên dùng để thử chích lên da
  • Patch test (test áp dùng): Dùng miếng dán có chứa dị nguyên và dán lên bề mặt da.

Mục đích: Chẩn đoán các tác nhân gây dị ứng với bệnh lý viêm mũi dị ứng, chàm (viêm da cơ địa), hen suyễn, dị ứng thức ăn, thuốc.

2. Xét nghiệm panel dị ứng

Phương pháp: Lấy máu (Lưu ý, với phương pháp xét nghiệm dị ứng này, người bệnh không cần nhịn ăn uống), được chỉ định ở những người bệnh:

  • Xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý (như phát ban, ngứa da – mũi họng – mắt, khó thở, viêm da…) với một hoặc nhiều chất.
  • Có cơ địa dị ứng mạn tính nhưng chưa xác định/ hoặc phát hiện ra nguyên nhân

Mục đích: Xác định cùng lúc 60 dị nguyên gây dị ứng phố biến nhất (như lông mèo, mạt bụi, phấn hoa, thịt, cá, tôm, trứng, sữa, trái cây…) trên 1 mẫu xét nghiệm, từ đó giúp bác sĩ có hướng điều trị chính xác nhất cho bệnh nhân

3. Test huyết thanh

Phương pháp: Dùng chính huyết thanh của bệnh nhân để tiêm trong da của chính họ. Test huyết thanh được chỉ định trong trường hợp người bệnh nổi mề đay kéo dài (trên 6 tuần) mà không tìm ra nguyên nhân

Mục đích: Nhằm xác định tình trạng bệnh lý mề đay mạn tính tự phát.

4. Test thử thách thuốc

Phương pháp: Đưa thuốc vào cơ thể người bệnh bằng đường uống tự nhiên với liều lượng có kiểm soát, tăng dần từ thấp đến cao (các liều cách nhau 30 phút)

Mục đích giúp loại trừ:

  • Các trường hợp dị ứng thuốc không rõ nguyên nhân (giúp người bệnh cảm thấy yên tâm khi uống thuốc)
  • Phản ứng chéo giữa các loại thuốc không cùng nhóm
  • Xác định tình trạng dị ứng thuốc khi các phương pháp âm tính khác không làm được.

Khi nào thì nên làm xét nghiệm test dị ứng?

Nếu có các dấu hiệu hoặc triệu chứng dị ứng gợi ý với một hoặc nhiều chất như: viêm da, phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa, khó thở, đỏ mắt, hắt hơi… bạn cần thực hiện xét nghiệm chẩn đoán dị ứng.

Một số lưu ý cần biết trước khi thực hiện test dị ứng

Để đảm bảo các xét nghiệm/ test dị ứng hiệu quả và có tính chính xác cao, với từng loại, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Test lẩy da: Trước 5 ngày tiến hành test bạn cần ngưng sử dụng thuốc kháng histamine.
  • Test huyết thanh: Ít nhất trước 3 ngày tiến hành test bạn cần ngưng sử dụng thuốc kháng thụ thể histamine H1

xét nghiệm dị ứng, thuốc kháng histamine

Khi thực hiện xét nghiệm dị ứng người bệnh cần ngưng thuốc kháng histamine

  • Test thử thách thuốc: Trước khi thực hiện test thử thách thuốc bạn cần ngưng: thuốc kháng thụ thể histamine H1 (ít nhất 5 ngày), thuốc chống trầm cảm (ít nhất 5 ngày), beta-blocker và thuốc ức chế men chuyển (ít nhất 1 ngày), corticoid đường uống liều cao, kéo dài (ít nhất 1 tuần).

Dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán dị ứng chuyên nghiệp tại Nutrihome

Bên cạnh dịch vụ trọng tâm là tư vấn và điều trị dinh dưỡng cho mọi đối tượng, Nutrihome còn là 1 trong những đơn vị chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay, thực hiện các dịch vụ xét nghiệm theo yêu cầu dành cho trẻ em và người lớn.

Sở hữu hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại số 1 trên thị trường như: máy xét nghiệm UPLC hiệu năng cao, máy xét nghiệm huyết học, máy xét nghiệm điện giải, máy xét nghiệm sinh hóa tự động, máy xét nghiệm Cobas 8000, Cobas 6000, máy xét nghiệm sữa mẹ DUY NHẤT tại Việt Nam và nhiều loại máy móc hiện đại hàng đầu thế giới…,

Nutrihome có thể thực hiện tất cả các xét nghiệm, từ xét nghiệm thường quy cho đến những xét nghiệm chuyên sâu, trong đó có xét nghiệm chẩn đoán dị ứng thông qua việc lấy máu .

Đối với trẻ nhỏ, Nutrihome đã áp dụng phương pháp lấy máu ít đau bằng việc bôi emla, một loại thuốc gây tê ngoài da giúp bé có thể cảm nhận áp lực kim qua da nhưng không hoặc ít thấy đau.

Các điều dưỡng tại Nutrihome sẽ lựa chọn vị trí phù hợp, bôi 1 lượng kem Emla ngoài da, dán một miếng dán bên ngoài để đảm bảo giữ tác dụng thuốc cho bé. Sau 30 phút, các bé sẽ được tiêm, lấy máu ngay tại vùng da được bôi thuốc. Giờ đây, bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho trẻ lấy máu để tiến hành xét nghiệm mà không cần phải lo ngại vì bé sợ hãi hay quấy khóc.

Trong suốt quá trình thực hiện lấy máu, các điều dưỡng viên và đội ngũ chăm sóc khách hàng sẽ tận tình hỗ trợ mọi yêu cầu của quý khách hàng để quá trình lấy máu diễn ra thuận lợi và nhanh nhất.

Vậy xét nghiệm dị ứng bao nhiều tiền? Tùy vào phương pháp xét nghiệm chẩn đoán dị ứng mà mức giá có thể khác nhau. Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trải nghiệm các dịch vụ xét nghiệm và chẩn đoán dị ứng với mức giá phù hợp, thực hiện trong thời gian nhanh chóng, nhận kết quả sớm.

5/5 - (1 bình chọn)
09:29 14/12/2023
Nguồn tham khảo
  1. Allergen: MedlinePlus Medical Encyclopedia. (2020). MedlinePlus. https://medlineplus.gov/ency/article/002229.htm
  2. Thành tích đã đạt được. (n.d.). Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai. https://trungtamdiungbachmai.com.vn/article.asp?id=20&thanh-tich-da-dat-duoc.html
  3. Wikipedia contributors. (2023, October 25). Histamine. Wikipedia. https://en.wikipedia.org/wiki/Histamine

Discover more from Nutrihome

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading