Cẩm nang tăng sức đề kháng cho bà bầu mùa dịch

28/08/2021 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Giám đốc Y khoa miền Bắc
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Do đó, việc bảo vệ, tăng sức đề kháng cho bà bầu trong mùa dịch là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển tốt của cả mẹ và thai nhi.

Bài viết có sự tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Vì sao mẹ bầu dễ bị suy giảm sức đề kháng khi mang thai?

Một trong những điều thú vị trong sản khoa là khả năng dung nạp miễn dịch của mẹ với các kháng nguyên của bào thai. Với 50% vật chất di truyền có nguồn gốc từ cha, theo lý thuyết, thai nhi sẽ bị hệ thống miễn dịch của mẹ đào thải tương tự như việc cấy ghép bộ phận, vật liệu lạ lên cơ thể. Tuy vậy, hệ thống miễn dịch của người mẹ đã ức chế hoạt động này lên thai nhi và vẫn giữ được chức miễn dịch bình thường của cơ thể.

Những thay đổi này tuy chỉ xảy ra cục bộ giữa mẹ và thai nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các phản ứng miễn dịch của cơ thể người mẹ đối với nhiễm trùng. Do đó, trong thai kỳ, người mẹ sẽ nhạy cảm hơn với một số tác nhân gây bệnh, bao gồm vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng.

tăng sức đề kháng cho mẹ bầu như thế nào

Mẹ bầu có thể dễ bị cảm nhiễm hơn với các tác nhân nhiễm trùng. Vậy nên tăng sức đề kháng cho mẹ bầu như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho bà bầu trong mùa dịch

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ không những giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé mà còn giúp bé phát triển một cách tốt nhất trong thai kỳ.

1. Thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Đây là một trong những nhóm thực phẩm chính giúp cung cấp năng lượng và các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển của thai và khả năng tăng cân của mẹ. Một số loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột có thể kể đến như gạo, ngô, khoai, sắn, ngũ cốc,..

2. Thức ăn giàu đạm

Đạm (protein) cũng nằm trong danh sách các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng nhất, giúp cơ thể tăng trưởng, hoàn thiện chức năng miễn dịch và chuyển hóa, giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu và thai nhi. Các loại thực phẩm giàu đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt và đậu đỗ.

Ngoài ra, những loại thực phẩm giàu protein cũng đồng thời cung cấp các khoáng chất như canxi, phospho, vitamin D, giúp hình thành bộ xương chắc khỏe cho thai nhi, tránh loãng xương cho mẹ.

Protein từ thực phẩm giúp hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch của mẹ và các cấu trúc của thai nhi

Protein từ thực phẩm giúp hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch của mẹ và các cấu trúc của thai nhi

3. Thực phẩm giàu chất xơ

Các loại rau, củ, trái cây là nguồn cung cấp chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất dồi dào, hỗ trợ tốt chức năng miễn dịch của cơ thể và sức khỏe hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Các loại thực phẩm giàu chất xơ phổ biến có thể kể đến như rau xà lách, bông cải, rau cải, cà rốt, bí đỏ,..

Rau củ giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu

Các loại rau củ, trái cây giúp cung cấp đầy đủ chất xơ, vitamin các khoáng chất cần thiết, giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu

4. Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất

Khi mang thai, mẹ cần bổ sung thêm các yếu tố vi lượng bằng viên uống hằng ngày như sắt, acid folic, canxi theo chỉ dẫn của cán bộ y tế nơi mẹ đi khám thai định kỳ.

5. Thường xuyên thay đổi đa dạng các loại thực phẩm

Thai kỳ là giai đoạn thiêng liêng nhưng cũng rất khó khăn cho mỗi phụ nữ, vì khẩu vị thay đổi, thường xuyên ốm nghén trong khi lại cần ăn nhiều hơn để có đầy đủ dinh dưỡng cho bản thân và thai nhi. Do đó, việc thường xuyên thay đổi đa dạng các loại thực phẩm, món ăn hằng ngày sẽ giúp mẹ bầu ăn ngon hơn và có thể ăn nhiều hơn.

6. Tránh ăn các thực phẩm chế biến công nghiệp

Các loại thực phẩm chế biến sẵn luôn có nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe như quá nhiều đường, muối, chất béo bão hòa, chất bảo quản,..và chứa rất ít các chất dinh dưỡng thiết yếu như các loại khoáng chất, vitamin và chất xơ.

7. Uống nước đầy đủ – Cách tăng sức đề kháng cho mẹ bầu

Mẹ bầu cần uống nước đầy đủ mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít để hỗ trợ quá trình chuyển hóa, miễn dịch hoạt động tốt trong cơ thể.

Thực phẩm tăng sức đề kháng cho bà bầu

Ngoài việc chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, mẹ bầu có thể chủ động bổ sung các loại thực phẩm sau đây để hỗ trợ hoạt động của hệ thống miễn dịch và sự phát triển của thai nhi:

  • Rau củ: cà rốt, khoai lang, bí đỏ, rau bina, rau xanh nấu chín, cà chua, ớt chuông,..giúp cung cấp chất xơ, vitamin A, C, canxi, kẽm, kali,..
  • Trái cây: dưa đỏ, dưa mật, xoài, mận khô, chuối, mơ, bơ, cam, bưởi, hồng,..cung cấp các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu.
  • Sữa: sữa chua không béo hoặc ít béo, sữa tách béo 1%, sữa đậu nành, giúp cung cấp canxi, kali, vitamin A và D.
  • Ngũ cốc: ngũ cốc ăn liền hoặc ngũ cốc nấu chín giúp cung cấp tinh bột, sắt và axit folic
  • Protein: các loại đậu, hạt, nấm, thịt bò nạc, thịt cừu và thịt lợn, cá hồi, cá trích, cá mòi,..

uống sữa tăng sức đề kháng cho bà bầu

Sữa là nguồn dinh dưỡng rất tốt, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng hằng ngày cho mẹ

Bên cạnh các loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho bà bầu, các bà mẹ mang thai nên tránh các loại thực phẩm sau vì làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ thực phẩm:

  • Sữa chưa tiệt trùng và thực phẩm làm từ sữa chưa tiệt trùng (pho mát mềm, tươi)
  • Xúc xích và thịt nguội
  • Hải sản sống và nấu chưa chín
  • Patê và thịt đông lạnh
  • Hải sản hun khói lạnh

Các lưu ý “vàng” giúp mẹ bầu phòng bệnh trong mùa dịch

Thực hiện theo các hướng dẫn chung về an toàn thực phẩm khi xử lý và nấu nướng thực phẩm:

  • Rửa thật sạch tất cả các sản phẩm sống dưới vòi nước chảy trước khi ăn, cắt hoặc nấu.
  • Dọn dẹp, rửa tay, dao, mặt bàn và thớt sau khi xử lý và chế biến thực phẩm chưa nấu chín.
  • Nấu chín các loại thịt bò, thịt lợn hoặc thịt gia cầm đến nhiệt độ an toàn.
  • Kịp thời cho vào tủ lạnh tất cả thực phẩm dễ hỏng.

Mẹ bầu cũng như người thân trong gia đình cần chú ý các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y Tế:

  • Mang khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
  • Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt, vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
  • Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác ít nhất 2 mét khi phải đi ra những nơi công cộng.
  • Không tụ tập đông người, cân nhắc làm việc tại nhà.
  • Khai báo y tế để cơ quan y tế nắm bắt tình hình dịch tễ tại địa phương
  • Đăng ký tiêm phòng vắc xin Covid-19 và trao đổi với nhân viên y tế về việc tiêm chủng.
Mang khẩu trang khi mẹ phải đi ra đường để tránh lây nhiễm dịch bệnh

Mang khẩu trang khi mẹ phải đi ra đường để tránh lây nhiễm dịch bệnh

Ngoài ra, mẹ bầu và người nhà cần chú ý các dấu hiệu và triệu chứng, đặc biệt là các triệu chứng về đường hô hấp như ho hoặc bất kỳ tình trạng suy hô hấp nào khác để liên hệ cơ quan y tế tư vấn kịp thời.

Trong thời gian mang thai, bên cạnh chế độ dinh dưỡng, khám thai định kỳ, mẹ bầu có thể áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc để hỗ trợ tốt sự phát triển của bé và hệ miễn dịch hoạt động một cách tốt nhất.

Nutrihome hy vọng những thông tin trên sẽ giúp tất cả mọi người biết cách chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng đúng cách để tăng sức đề kháng cho bà bầu, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng trong mùa dịch bệnh Covid-19.

Rate this post
10:59 16/03/2023