Trẻ 6 – 7 tháng bị táo bón nếu để kéo dài, không có biện pháp can thiệp có thể dẫn đến xuất huyết trực tràng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, rò hậu môn…
Nếu bé nhà bạn đang bị táo bón, đừng bỏ qua mục hỏi nhanh – đáp gọn dưới đây để tìm ra cách trị táo bón phù hợp với tình trạng của trẻ cũng như “thủ phạm” gây ra chứng táo bón ở trẻ nhé!
Trẻ 6 – 7 tháng bị táo bón kéo dài có thể dẫn đến những hệ lụy sức khỏe khôn lường
Đáp: Trẻ 6 – 7 tháng bị táo bón sẽ gặp khó khăn khi đi ngoài, phân bị khô, cứng, vón cục như viên bi hoặc phân dê. Trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa công thức có xu hướng phân hơi cứng hơn trẻ bú sữa mẹ và số lần đi tiêu cũng ít hơn.
Đáp: Thay đổi chế độ ăn được xem là “thủ phạm” có khả năng cao gây táo bón ở trẻ, đặc biệt là khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức hay sữa bò hoặc cho trẻ ăn thức ăn đặc. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, do hệ thống miễn dịch của trẻ xem protein sữa bò là “thứ gì đó” không tốt đối với cơ thể mà nó cần phải tiêu diệt như vi khuẩn hoặc virus có hại và không dung nạp (CMPI). Phản ứng tiêu cực này với protein là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị táo bón, khó chịu ở dạ dày và các vấn đề về đường ruột khác. Nhưng 50% trẻ sơ sinh có CMPI có khả năng dung nạp trở lại vào lúc 1 tuổi và hơn 75% sẽ trở lại bình thường vào năm 3 tuổi.
Ngoài ra, trẻ 6 – 7 tháng bị táo bón còn do:
Đáp: Ngoài dấu hiệu chính là phân cứng, khô và vón cục, trẻ 6 – 7 tháng bị táo bón còn có các dấu hiệu sau:
Mắc táo bón thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu mỗi khi đi tiêu
Đáp: Nếu trẻ 6 tháng bị táo bón hoặc bé 7 tháng bị táo bón nhưng không quá nghiêm trọng đến mức phải dùng thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị thông qua chế độ ăn uống, cách massage kích thích nhu động ruột…
Đáp: Sở dĩ trẻ bị táo bón khi bắt đầu ăn dặm là do sự thay đổi đột ngột từ chế độ ăn lỏng hoàn toàn sang chế độ ăn đặc và hệ tiêu hóa chưa thích nghi được với “thực phẩm mới”, dẫn đến táo bón. Bên cạnh đó, khi cho trẻ dưới sớm hay cắt giảm/không cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ… cũng khiến trẻ khó đi tiêu.
Đáp: Để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ ăn dặm 7 tháng tuổi mẹ cần tránh nấu thức ăn quá đặc. Thêm vào đó, nên tăng cường cho trẻ ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, có tính nhuận tràng như rau mồng tơi, rau đay, khoai lang…
Lưu ý, khi chế biến thức ăn cho trẻ không nấu quá đặc và bổ sung đủ nước cho trẻ theo độ tuổi sau mỗi cữ ăn. Thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ táo bón.
Đáp: Nếu trẻ uống sữa công thức bị táo bón, mẹ có thể thử đổi sang loại sữa công thức khác. Nếu sự thay đổi không làm giảm nhẹ tình trạng của trẻ, tiếp tục thử các sữa công thức khác nữa. Hoặc có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có chọn lựa tốt nhất.
Đáp: Để trẻ dễ chịu và “hợp tác” hơn, trước khi massage cho bé mẹ có thể thoa một ít dầu massage cho trẻ lên tay và bắt đầu thực hiện các bước sau:
Massage bụng là một trong những cách hiệu quả giúp khắc phục chứng táo bón ở trẻ
Ngoài ra, mẹ có thể giúp bé thực hiện động tác đạp xe bằng cách nhẹ nhàng di chuyển chân khi trẻ đang nằm ngửa để mô phỏng chuyển động của việc đi xe đạp. Điều này giúp ruột hoạt động tốt và giảm táo bón.
Mặc dù trẻ 6 – 7 tháng bị táo bón không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nó sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu khi đi tiêu và sợ đi tiêu. Nếu để tình trạng này kéo dài, không có cách trị táo bón cho bé 6 – 7 tháng tuổi lâu dần sẽ trở thành táo bón mãn tính ảnh hưởng rất lớn để sự phát triển của trẻ. Do đó, bố mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chứng táo bón ở trẻ, từ đó giúp trẻ cải thiện triệu chứng hiệu quả, phát triển một cách toàn diện.