Giải mã bệnh ho của bé: Tất cả những điều mẹ nên biết khi trẻ bị ho

25/06/2021

Trẻ bị ho là một phản xạ bình thường để loại bỏ dị vật ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, ho cũng có thể là triệu chứng đầu tiên của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu trẻ ho nhiều ngày không khỏi, đặc biệt là trẻ sơ sinh bị ho, đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo một số bệnh đường hô hấp bố mẹ không nên chủ quan.

bệnh ho của bé

Trẻ bị ho có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào đó bố mẹ không nên chủ quan

Nhận biết các kiểu ho thường gặp ở trẻ nhỏ

Ho có đờm, ho khan, ho gà, ho do hen suyễn… là những kiểu ho thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây là những “đặc điểm nhận dạng” của từng kiểu ho bố mẹ nên biết để có giải pháp khắc phục kịp thời, tránh trẻ bị ho kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển. Cụ thể:

Các kiểu ho ở trẻ Mô tả triệu chứng
Trẻ sơ sinh bị ho Trẻ sơ sinh bị ho hay chất nhầy đọng ở cổ họng trẻ, có thể kèm theo triệu chứng hắt hơi, đau họng.
Trẻ ho về đêm (do hen suyễn) Cơn ho dai dẳng kèm theo những tiếng rít và khò khè, tình trạng có thể tệ hơn vào ban đêm hoặc tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng như phấn hoa, bụi, thời tiết lạnh, lông động vật.
Trẻ bị ho khan Trẻ bị ho khan là tình trạng cơn ho không bật được đờm hoặc các dị vật ra khỏi đường thở. Mặc dù trẻ bị ho khan có thể tự khỏi hoặc hết nếu được điều trị sớm nhưng nếu kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Trẻ ho gà Tiếng ho khan, khô khốc và rất nhanh, mỗi cơn ho kéo dài khoảng từ 15 – 20 tiếng trong một nhịp thở. Khi trẻ hít vào tạo nên âm thanh như gà kêu.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho và ho dai dẳng, kéo dài

Trẻ bị ho là hệ quả của việc đường thở bị kích thích hoặc bị ảnh hưởng bởi một tác nhân nào đó. Đó có thể là sự tích tụ chất tiết dư thừa liên quan đến các bệnh do vi rút hoặc các chất kích thích từ môi trường. Theo dõi các triệu chứng ở bé có thể giúp định hướng được nguyên nhân.

Nếu Trẻ ho nhiều ngày không khỏi, bố mẹ hãy lưu ý đến các nguyên nhân phổ biến sau:

  • Trẻ bị ho do cảm lạnh: Có khoảng hơn 200 loại vi rút gây cảm lạnh khác nhau mà trẻ sơ sinh có thể tiếp xúc. Các triệu chứng gồm ngạt mũi, hắt hơi, sốt và ho. Tốt nhất, khi trẻ có các triệu chứng này bố mẹ nên đưa trẻ đi khám trước khi có ý định dùng bất kỳ “bài thuốc” điều trị nào.
  • Trẻ bị ho do cúm: Các dấu hiệu cúm ở trẻ bao gồm trẻ bị ho khan, sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể và đau đầu, đau họng, nghẹt mũi, ho khan. Ngoài ra, con bạn cũng có thể bị đau bụng kèm theo nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Trẻ bị ho do COVID-19 là bệnh đang được quan tâm nhất hiện nay, do vi rút SARS-CoV-2 gây ra, có thể dẫn đến các triệu chứng giống như cảm lạnh ở trẻ. Nếu trẻ hoặc người xung quanh trẻ có tiếp với với người bị nhiễm bệnh, hãy liên hệ đến trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn chi tiết.
  • Trẻ bị ho do viêm phổi: Các nguyên nhân gây ho như cảm, cúm và các bệnh lý khác đều có thể dẫn đến viêm phổi. Trẻ sơ sinh bị ho và đau nhức cổ họng là triệu chứng cảnh báo sớm, các dấu hiệu không đặc hiệu khác như sốt, nhức mỏi, nôn ói hoặc tiêu chảy có thể xuất hiện kèm theo.
  • Trẻ bị ho gà: Đặc trưng bởi cơn ho rũ rượi, thành từng cơn, mỗi cơn từ 15 – 20 tiếng, sau khi hít vào có tiếng “khục khục”. Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm trẻ bị ho sổ mũi, hắt hơi và sốt nhẹ. Bệnh ho gà dễ lây, nhưng có thể ngừa bằng vắc xin.
  • Trẻ bị ho do bệnh bạch hầu: Trẻ bị ho khan về đêm và nghe như tiếng sủa. Một số triệu chứng kèm theo như: sổ mũi, mất tiếng, tiếng huýt sáo the thé khi thở. Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh này vẫn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin cho bé. 

Trẻ bị ho do bệnh bạch hầu, tiêm phòng 

Quý phụ huynh nên chủ động phòng ngừa bệnh bạch hầu ở trẻ bằng cách tiêm xin đầy đủ và đúng lịch

  • Trẻ bị ho do bệnh hen: Vi rút và các tác nhân gây kích ứng là nguyên nhân thường gặp nhất ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống. Trẻ bị ho dai dẳng và có thể kèm theo thở khò khè, thở gấp. Các dấu hiệu khác bao gồm: khó bú, kiệt sức, tím tái.
  • Trẻ bị ho do dị ứng: Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng bởi các loại thực phẩm hoặc thậm chí dị ứng theo mùa. Các triệu chứng thường khác nhau và liên quan đến nơi chúng được kích hoạt khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Ho có thể là một dấu hiệu cảnh báo dị ứng, nhưng không phải là một triệu chứng phổ biến. Sự khác nhau so với cảm cúm là dị ứng ít khi gây sốt,đau nhức và hiếm khi gây đau họng.
  • Trẻ bị ho do trào ngược dạ dày thực quản: Các triệu chứng ở trẻ bao gồm ho, thường xuyên nôn mửa hay khạc ra nước bọt, có vị khó chịu trong miệng và cảm giác nóng rát trong ngực.

Trẻ bị ho nhiều ngày không khỏi có nguy hiểm không?

Tình trạng Trẻ bị ho nhiều ngày không khỏi có thể là dấu hiệu của các bệnh đường hô hấp, từ môi trường sống hay việc sử dụng thuốc không đúng cách của bố mẹ.

Việc Trẻ bị ho nhiều ngày không khỏi không chỉ đơn thuần gây khó chịu mà có thể dẫn đến tình trạng suy kiệt sức khỏe do việc ăn uống và nghỉ ngơi của trẻ bị ảnh hưởng. Hơn thế nữa, nếu không được điều trị kịp thời các bệnh lẽ ra có thể điều trị dễ dàng sẽ tiến triển nặng hơn, thậm chí có thể dẫn đến “bệnh chồng bệnh” khiến tỷ lệ tử vong ở trẻ tăng cao.

Thực tế cho thấy, môi trường sống là một trong những yếu tố chính gây nên triệu chứng ho lặp đi lặp lại hoặc trẻ bị ho nhiều ngày không khỏi. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tự ý hoặc không đúng theo kê đơn của bác sĩ cũng khiến Trẻ bị ho mãi không khỏi, hơn thế, còn khiến tình trạng của bé nặng hơn.

Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị ho tại nhà nhanh hết

Trước tiên, mẹ cần đảm bảo cho cơ thể trẻ luôn đủ nước. Bởi nước là “chìa khóa” để giúp chất nhầy trong cơ thể trẻ được tiết ra, dễ dàng tống dị vật gây ho. Nếu trẻ bị mất nước, nước mũi và các chất tiết khác của trẻ có thể không đủ và khó có thể hết ho được. Do đó, mẹ hãy cho trẻ bú hoặc dùng sữa công thức thường xuyên theo nhu cầu. Nước và nước trái cây có thể dùng cho những trẻ lớn hơn.

Cho trẻ bú sữa mẹ giúp bé đỡ ho 

Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ có thể cải thiện tình trạng trẻ bị ho

Ngoài cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ, cần lưu ý những vấn đề sau đây để giúp trẻ bị ho nhanh chóng dứt cơn và khỏi bệnh:

1. Sử dụng nước muối sinh lý

Chất nhầy trong mũi bé có thể chảy xuống phía sau mũi và cổ họng, điều này gây kích ứng cổ họng và tạo ra tiếng ho khan và tiếng lục cục ở đường thở trên. Cơn ho này dễ nhận thấy nhất sau khi con bạn mới ngủ dậy. Hãy dùng nước muối sinh lý nhỏ 2 – 3 giọt vào lỗ bé một vài lần trong ngày để làm ẩm dịch tiết.

2. Làm ẩm môi trường quanh bé

Các mẹ có thể dùng vòi nước nóng, đóng cửa phòng tắm lại để tăng độ ẩm. Chỉ cần 10 – 15 phút là đủ. Lưu ý rằng, không nên để bé một mình nhé! Với cách này, bố mẹ cũng có thể kết hợp vỗ nhẹ vào ngực và lưng để tạo áp lực làm bong các đàm nhớt cứng đầu.

3. Cho bé nằm gối

Kê gối khi bé ngủ có thể giúp nâng cao đầu và cải thiện nhịp thở ở trẻ lớn. Tuy nhiên không được sử dụng gối hay các dụng cụ khác cho bé dưới 12 tháng tuổi, điều này có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

4. Loại bỏ các chất gây kích ứng

Các chất kích thích có thể gây cơn hen hay gây dị ứng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị ho bao gồm: khói thuốc lá, bụi, nấm mốc và bất cứ thứ gì mà bố mẹ nghĩ là có thể gây dị ứng có bé. Ngoài ra, việc đảm bảo không khí trong nhà được trong sạch cũng rất quan trọng, sau đây là một số cách:

Không hút thuốc xung quanh bé hoặc trong nhà (khói thuốc cũng có thể bám vào quần áo, vì thế tốt nhất nên bỏ thuốc là hoàn toàn).

 khói thuốc lá, nguyên nhân khiến trẻ bị ho

Sống trong môi trường đầy khói thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ho

  • Sử dụng máy lọc không khí
  • Giữ độ ẩm trong nhà từ 40 – 50%
  • Giữ thú cưng tránh xa khu vực ngủ của trẻ

Những cách đơn giản phòng tránh trẻ bị ho

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên cho bé bú sữa mẹ đầy đủ. Với những trẻ lớn hơn nên có thực đơn đủ chất cho bé để giúp con bạn có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể phòng tránh trẻ bị ho bằng những cách sau:

  • Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài cho cả bố mẹ và bé
  • Tập thói quen rửa tay và hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng cách
  • Chích ngừa cho bé đầy đủ theo lịch tiêm chủng khuyến cáo

Khi nào nên đưa trẻ bị ho đi khám bác sĩ?

Nếu Trẻ ho nhiều ngày không khỏi, Trẻ ho về đêm và tình trạng nặng dần theo thời gian, hoặc trẻ bị ho kèm theo các dấu hiệu dưới đây, bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám sớm nhất có thể để phòng tránh các biến chứng sức khỏe nguy hiểm:

  • Trẻ khó khăn trong việc thở hay nói chuyện
  • Trẻ nôn mửa liên tục
  • Trẻ bị ho kèm theo tím tái hoặc đỏ
  • Trẻ bị ho sổ mũi hoặc khó nuốt
  • Trẻ sụt cân hoặc vẻ mệt mỏi
  • Nghi ngờ có dị vật mắc vào cổ họng của bé
  • Trẻ bị ho ra máu hoặc thở khò khè
  • Trẻ sốt trên 40°C và tình trạng không cải thiện sau 2 giờ khi đã dùng thuốc hạ sốt
  • Trẻ bị ho kèm theo đổ mồ hôi ban đêm hoặc sụt cân

Cuối cùng cần nhớ, trẻ bị ho tuy không phải là tình trạng sức khỏe nguy hiểm nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm. Do đó, Nutrihome khuyên bố mẹ không nên chủ quan khi trẻ ho nhiều ngày không khỏi, kể cả khi bé không có những dấu hiệu trên, hãy đưa bé đến phòng khám gần nhất để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị sớm nhất có thể.

Rate this post
10:07 06/01/2023