Tốc độ tăng cân là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển tổng thể của trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tăng bao nhiêu cân là đủ? Trường hợp cân nặng trẻ dưới chuẩn có nên lo lắng? Cùng Nutrihome tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi vào khoảng 4,4kg với bé gái và 4,7kg với bé trai
Cần hiểu rằng, các tiêu chuẩn về cân nặng ở trẻ chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi mỗi bé có nhịp độ phát triển hoàn toàn khác nhau nên tốc độ tăng cân không thể giống nhau. Các thống kê cho thấy, có nhiều trẻ nhỏ có mức cân nặng dưới chuẩn nhưng vẫn phát triển khỏe mạnh. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ chậm tăng cân.
Vậy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tăng bao nhiêu kg là đủ? Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) và Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên bố mẹ nên tham khảo chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dưới đây để hiểu về tình trạng tăng cân của trẻ:
– Cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sinh đủ tháng (Trẻ được xem là sinh đủ tháng nếu chào đời sau tuần thai thứ 37)
– Cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sinh non (Trẻ sinh trước tuần 37 trẻ được xem là sinh non)
Không phải trẻ sinh non lúc nào cũng nhẹ cân. Khi sinh ra, bé được xem là:
Tăng cân ở các bé sinh non là một thước đo sức khỏe quan trọng. Theo đó, việc theo dõi 1 tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu cân, có đều đặn không góp phần rất lớn vào việc đánh giá bé có đang gặp vấn đề về sức khỏe hay không. Trẻ sinh non thường phát triển và tăng cân nhanh hơn trẻ sinh đủ tháng nếu được chăm sóc đúng cách, thậm chí nhiều bé sẽ bắt kịp trẻ sinh đủ tháng về cân nặng trong vòng 1 năm đầu.
Thông thường, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất của mẹ trong thai kỳ được xem là nguyên nhân chính khiến bé sơ sinh nhẹ cân. Ngược lại, nếu mẹ ăn uống đầy đủ, lành mạnh khi mang thai sẽ giúp thai nhi đạt mức cân nặng chuẩn và phát triển tối ưu về thể chất lẫn trí tuệ.
Dinh dưỡng của mẹ khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Bên cạnh đó, mẹ sau sinh ăn uống thiếu dưỡng chất, kiêng khem quá mức hoặc trẻ vì một lí do nào đó không được bú mẹ cũng ảnh hưởng nhiều đến sự tăng cân của trẻ. Ngoài yếu tố dinh dưỡng, cân nặng của trẻ còn bị ảnh hưởng bởi:
Trẻ sơ sinh khó tăng cân vì nhiều lý do, bao gồm:
Nếu trẻ bị giảm cân hoặc không tăng cân, có thể đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc gặp các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó, điều này gây hậu quả xấu đến sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ không tăng cân, bố mẹ nên sắp xếp đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị bệnh (nếu có) kịp thời.
Nếu mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, cân nặng của trẻ sơ sinh có thể lớn hơn mức cân nặng chuẩn. Trẻ sơ sinh có trọng lượng trên mức chuẩn có thể cần được chăm sóc y tế thêm để đảm bảo lượng đường trong máu được giữ ở mức bình thường.
Hoặc mẹ tăng cân nhiều hơn trọng lượng khuyến nghị trong thai kỳ thì trẻ cũng có xu hướng nặng cân khi sinh ra và tăng cân vượt mức trong tháng đầu tiên. Trong các tháng tiếp theo, mẹ cần theo dõi sát sao cân nặng của trẻ. Nếu trẻ bú mẹ và tiếp tục tăng cân nhanh nhưng vẫn phát triển, vận động bình thường thì không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu trẻ tăng cân nhanh đi kèm với các bất thường về sức khỏe và sự phát triển trí não, khả năng vận động… cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho mẹ biết tình trạng sức khỏe của trẻ và lên kế hoạch, hướng dẫn mẹ cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng phù hợp (nếu cần thiết).
Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Sữa mẹ giúp cải thiện cân nặng của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng lý tưởng, vì thế khi mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng thì sữa mẹ cũng sẽ cung cấp dưỡng chất dồi dào cho bé. Theo đó, mẹ nên uống đủ nước, ăn đủ rau xanh, thịt cá, trứng, sữa để tăng dinh dưỡng để đảm bảo nguồn sữa chất lượng, giúp trẻ tăng cân.
Nếu nguồn sữa mẹ ít, có thể bổ sung sữa công thức cho bé bú. Và nên đợi đến khi bé được 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho ăn thức ăn đặc như ngũ cốc hoặc đồ xay nhuyễn, tránh vì lo lắng trẻ không tăng cân nên cho trẻ ăn dặm sớm, điều này có thể khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ bị ảnh hưởng.
Dưới đây là mẹo giúp mẹ xác định xem trẻ sơ sinh có bú đủ, có hấp thu đủ chất dinh dưỡng để phát triển không, bằng cách dựa vào số lần đi tiêu và kiểm tra tã của trẻ:
Ngoài chế độ ăn, giấc ngủ của trẻ cũng ảnh hưởng tới cân nặng. Khi ngủ, tuyến yên sẽ tiết hormone giúp trẻ phát triển chiều cao và cân nặng. Vì vậy, bé sẽ cần ngủ rất nhiều, đặc biệt ở giai đoạn 1 tháng tuổi, trung bình cần ngủ 15 – 16 tiếng và có thể lên đến 20 tiếng mỗi ngày. Mẹ nên tạo môi trường thuận lợi để bé có được giấc ngủ ngon và đầy đủ.
Đến đây, hẳn mẹ đã trả lời được câu hỏi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tăng bao nhiêu cân là bình thường Mẹ cần hiểu rằng, mỗi bé có một nhịp độ phát triển riêng biệt, chính vì thế nên không thể vội vàng kết luận con bạn đang có bất thường về cân nặng ngay được nếu trẻ chậm tăng cân. Trẻ sinh non có thể nhanh chóng bắt kịp các bạn đồng trang lứa, trẻ thừa cân có thể lên kế hoạch để duy trì cân nặng hợp lý. Việc quan trọng vẫn là theo dõi thay đổi cân nặng của trẻ thường xuyên. Tăng cân chậm hoặc quá nhanh có thể gây ra hậu quả lâu dài cho sức khỏe nếu không được giải quyết.