Là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em hiện chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Vậy, triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em là gì hay cách nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết và chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết ra sao?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, năm 2017, cả thế giới có khoảng 390 triệu ca sốt xuất huyết trong đó có sốt xuất huyết ở trẻ em và trẻ em chiếm đa số trong số 96 triệu người nhập viện cấp cứu.
Sốt xuất huyết ở trẻ em có thể dẫn đến tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Chuyên gia sức khỏe cho biết, các triệu chứng hay dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em gần giống với các loại sốt thông thường khác nên dễ khiến bố mẹ chủ quan, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Sốt xuất huyết thường có 3 giai đoạn, theo đó, để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết ở trẻ em, chuyên gia đưa ra cách nhận biết trẻ bị sốt xuất huyết như sau:
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ là liên tục sốt cao khó hạ (luôn trên 37.5 độ C), đau nhức mỏi khắp người, đau đầu, đau họng… trong khi một số trẻ chỉ sốt nhẹ. Hầu hết bố mẹ thường chủ quan khi trẻ mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn này vì triệu chứng sốt giống các loại sốt vi rút khác.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ giai đoạn này có thể giảm hoặc hết sốt nhưng cần lưu ý các biểu hiện chảy máu chân răng/máu cam, đi ngoài phân đen, xuất huyết dưới da (tùy mức độ bệnh mà trẻ xuất huyết dưới da ít hay nhiều), nôn nhiều thậm chí nôn ra máu, người lừ đừ… Ở bé gái dậy thì sẽ có hiện tượng kinh nguyệt nhiều bất thường.
Đây đều là những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo trẻ có khả năng cao mắc sốt xuất huyết Dengue, do đó bố mẹ cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay. Nếu để tình trạng này kéo dài, nguy cơ tử vong ở trẻ rất cao do tổn thương nhiều cơ quan, nội tạng.
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ ở những giai đoạn trên sẽ biến mất. Thay vào đó, da trẻ xuất hiện nhiều các nốt ban và gây ngứa. Nếu đang ở giai đoạn này, có thể trẻ đang dần hồi phục.
Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng cấp do bị muỗi vằn Aedes (loại muỗi này thường sống ở nơi nước đọng, các nơi ẩm thấp tối tăm trong nhà…) đốt và truyền vi rút Dengue. Khi vào trong cơ thể, vi rút Dengue sẽ gây bệnh sau 4 – 13 ngày.
Bị muỗi vằn đốt là nguyên nhân gây sốt xuất huyết ở trẻ em
Như đã nêu, sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ nguy hiểm nếu rơi vào giai đoạn 2 vì có thể xảy ra biến chứng. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 3 ngày không giảm bố mẹ cần nghi ngờ đây là triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ và đưa đến bệnh viện khám ngay. Đặc biệt, nếu trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, ngủ li bì, đau nhức cơ thể.
Tại đây, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ xét nghiệm công thức máu để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
Hiện chưa có thuốc đặc trị để chữa sốt xuất huyết cho trẻ em và cả người lớn, mà phương pháp điều trị chính chỉ là giảm thiểu các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ. Do đó, tốt nhất khi trẻ xuất hiện dấu hiệu sốt qua ngày thứ 3 chưa hết cần đưa trẻ đi khám ngay để phòng tránh biến chứng và nguy cơ tử vong.
Với những trường hợp bệnh nặng, trẻ sẽ được chỉ định nhập viện để theo dõi và chăm sóc. Nếu nhẹ, trẻ sẽ được chỉ định điều trị tại nhà.
Để giảm thiểu các triệu chứng, khi điều trị tại nhà bố mẹ cần lưu ý cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết như sau:
Mất nước kéo dài được xem là nguyên nhân chính khiến sốt xuất huyết ở trẻ em biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Do đó, khi chăm sóc trẻ tại nhà cần cho trẻ uống đủ nước (bao gồm nước lọc, nước trái cây, nước cam/chanh ăn cháo loãng, súp, sữa…).
Ngoài uống đủ nước, cần cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu hóa như cháo loãng, các loại súp… Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ (khoảng 5 – 6 bữa) nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời giúp cơ thể trẻ hấp thu tốt hơn.
Ăn cháo loãng hoặc các loại súp giàu dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ
Đo thân nhiệt cho trẻ thường xuyên. Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ C cho trẻ uống thuốc hạ sốt mỗi 4 – 6 giờ/lần kết hợp hạ thân nhiệt cho trẻ bằng cách lau mát (dùng nước ấm) để tránh co giật.
Lưu ý, chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng các loại thuốc giảm đau hay các loại thuốc khác khi chưa được sự tư vấn vì có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ trở nặng thêm.
Trẻ biếng ăn sau khi ốm: Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ, ba mẹ hãy lưu lại phòng khi bé ốm.
Nếu chưa đến lịch tái khám nhưng sốt xuất huyết ở trẻ em xuất hiện các dấu hiệu sau cần đưa trẻ trở lại bệnh viện ngay:
Cuối cùng cần ghi nhớ, sốt xuất huyết ở trẻ em không có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo đó, cách điều trị chỉ là giảm thiểu các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, tránh để cơ thể trẻ mất nước và thường xuyên kiểm tra thân nhiệt trẻ, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ nếu sốt cao không hạ.
Trong đó, dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ nhanh hồi phục. Nếu bố mẹ không biết chọn lựa thực phẩm cũng như lên thực đơn ăn uống giúp trẻ chóng khỏi bệnh, hãy đặt lịch khám hoặc liên hệ đường dây nóng của Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn thêm về dinh dưỡng nhằm giúp cải thiện triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ trong thời gian sớm nhất.