Trẻ bị sốt: Nhận biết 6 loại sốt và cách giúp trẻ hạ sốt nhanh tại nhà

25/06/2021
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Trẻ bị sốt không phải là bệnh. Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, vi rút). Tuy nhiên, có rất nhiều loại sốt ở trẻ và mỗi loại đều có triệu chứng, cách xử trí trẻ sốt khác nhau. Vậy làm sao để phân biệt?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Bùi Ngọc An Pha, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng, Y học Vận động Nutrihome

Khi bé bị sốt, các bậc phụ huynh thường sẽ có rất nhiều thắc mắc như: trẻ sốt về đêm có nguy hiểm không, vì sao bé bị sốt không rõ nguyên nhân, trẻ 6 tháng bị sốt có sao không, trẻ bị sốt có nên tắm không, chăm sóc trẻ bị sốt như thế nào, hay trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không, đâu là những điều cần biết khi trẻ bị sốt

Dưới đây là 6 loại sốt thường gặp ở trẻ cũng như cách xử lý trẻ bị sốt và chăm sóc trẻ bị sốt để giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe mà ba mẹ có thể tham khảo.

nguyên nhân Trẻ bị sốt

Trẻ bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, để điều trị hiệu quả cần xác định được chính xác nguyên nhân gây sốt ở trẻ

Nguyên nhân trẻ bị sốt

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, tùy thuộc vào từng loại sốt sẽ có các nguyên nhân khác nhau. Ví dụ, trẻ em bị sốt xuất huyết là do muỗi vằn Aedes đốt và gây bệnh hoặc trẻ sốt do mọc răng, sốt do thời tiết thay đổi, sốt do tiêm chủng, sốt do nhiễm vi rút/nhiễm trùng… (Cụ thể xem mục Phân biệt các loại sốt thường gặp ở trẻ bên dưới).

Nhưng cũng có trường hợp bé bị sốt không rõ nguyên nhân. Lúc này, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh phòng tránh các hậu quả xấu nhất có thể xảy ra với trẻ.

Phân biệt các loại sốt thường gặp và triệu chứng trẻ sốt

Ngoài dấu hiệu chung là trẻ bị sốt, tùy theo từng loại sốt trẻ sẽ có các biểu hiện cụ thể như bảng dưới đây:

Sốt mọc răng Sốt siêu vi
Loại sốt này chỉ xảy ra khi trẻ mọc răng. Triệu chứng:

●     Sốt nhẹ hoặc có thể sốt cao

●     Hay đưa tay hoặc bất cứ thứ gì lấy được cho vào miệng cắn

●     Lười bú, lười ăn (nhưng miệng hay nhóp nhép), sụt cân

●     Khó ngủ, hay quấy khóc, khó chịu trong người

●     Nướu sưng đỏ, có dấu hiệu răng đang nhú lên và nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường

●     Bị rối loạn tiêu hóa, đi tướt

●     Bị ho và phát ban (không phổ biến).

Loại sốt này hay xảy ra vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Triệu chứng của bé bị sốt này gồm:

●     Có thể sốt lên 40 độ C gây co giật, hôn mê

●     Cơ thể luôn đau nhức, mệt mỏi

●     Chảy nước mũi, ho, đau họng, nổi ban… (không phổ biến).

 

 

Sốt cảm lạnh Sốt cảm cúm
Loại sốt này do vi rút gây ra, trẻ thường mắc vào mùa lạnh (từ tháng 10 – 12) và mất khoảng 7 – 10 ngày để hồi phục. Triệu chứng của trẻ bị sốt này gồm:

●     Sốt nhẹ hoặc sốt cao

●     Ho, đau họng, rát họng

●     Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi (đặc)

●     Cơ thể mệt mỏi, biếng bú/ăn.

 

Loại sốt này khá phổ biến, do vi rút gây ra, dễ gây nhầm lẫn với sốt cảm lạnh nhưng mức độ nghiêm trọng hơn. Triệu chứng:

●     Sốt nhẹ hoặc sốt cao

●     Đau nhức cơ thể

●     Đau đầu, chóng mặt

●     Ho, đau họng

●     Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi

●     Không có cảm giác ngon miệng, buồn nôn

●     Có thể bị tiêu chảy.

Sốt do vi khuẩn Sốt xuất huyết
Loại sốt này khá nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng, thậm chí gây tử vong. Triệu chứng trẻ sốt:

●     Có thể sốt cao

●     Thường xuyên cảm thấy ớn lạnh, rét run

●     Thở nhanh, thở dốc

●     Có dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng).

 

 

Loại sốt này có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị cải thiện triệu chứng kịp thời. Diễn tiến bệnh phức tạp. Triệu chứng:

●     Sốt cao liên tục trong hoặc trên 3 ngày

●     Cơ thể mệt mỏi, đau nhức

●     Khó chịu, hay quấy khóc

●     Chảy máu cam, chảy máu chân răng

●     Nổi mẩn đỏ, xuất huyết dưới da (tay, chân, bụng)

●     Một số trường hợp đi tiểu ra máu, kinh nguyệt nhiều bất thường (ở bé gái dậy thì).

Khi nào nên đưa trẻ bị sốt đi khám bác sĩ?

Cần hiểu bé bị sốt không phải là một loại bệnh, mà là một triệu chứng bệnh, là phản ứng của cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Do đó bố mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên nếu trẻ sốt về đêm, bé bị sốt không rõ nguyên nhân, trẻ bị sốt cao không hạ, sốt liên tục trong nhiều ngày đi kèm các triệu chứng: biếng ăn, nôn ói, sụt cân, thở khó, mắt trũng môi khô (dấu hiệu của mất nước)… không nên chủ quan. Theo đó, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân trẻ bị sốt và xử lý, theo dõi, điều trị và chăm sóc trẻ bị sốt tốt nhất giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

trẻ bị sốt cần đưa trẻ đi khám bác sĩ

Nếu trẻ bị sốt cao, sốt nhiều ngày không hết cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán, theo dõi và điều trị để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm

Cách xử lý trẻ bị sốt và chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà

Ngoại trừ trường hợp bé bị sốt không rõ nguyên nhân, trẻ bị sốt cao gây co giật/hôn mê hay bé bị sốt xuất hiện biến chứng nghiêm trọng cần phải nhập viện theo dõi và điều trị; nếu tình trạng của trẻ chưa đến mức nghiêm trọng, tùy từng loại sốt sẽ có cách xử lý trẻ bị sốt và chăm sóc trẻ bị sốt khác nhau, ba mẹ có thể tham khảo để thực hiện bước đầu tại nhà cho trẻ như dưới đây:

Xử lý và chăm sóc trẻ bị sốt do mọc răng Xử lý và chăm sóc trẻ bị sốt do siêu vi
Trẻ bị sốt mọc răng không cần điều trị bằng thuốc (trừ trường hợp trẻ sốt quá cao có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt), còn lại bố mẹ chỉ cần giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng khó chịu như sau:

●     Thường xuyên lau người cho trẻ bằng nước ấm

●     Vệ sinh răng miệng trẻ sạch sẽ (dùng khăn mềm thấm nước muối sinh lý hoặc nước ấm vắt sạch rồi lau miệng trẻ)

●     Để xa tầm tay trẻ các loại đồ chơi, những vật dễ cầm nắm, đặc biệt các đồ chơi sắc nhọn

●     Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày, nếu trẻ ăn dặm chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt.

Các triệu chứng của sốt siêu vi khá giống với sốt thường do đó rất khó phân biệt. Ngoài biểu hiện sốt, nếu trẻ kèm theo các triệu chứng nôn ói nhiều, hay ớn lạnh, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy)… bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị tránh để kéo dài gây ảnh hưởng sức khỏe trẻ.
Xử lý và chăm sóc trẻ bị sốt do cảm lạnh Xử lý và chăm sóc trẻ bị sốt do cảm cúm
Ngoài áp dụng các biện pháp hạ sốt, bố mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ bị sốt do cảm lạnh bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh để giúp trẻ mau hồi phục. Cụ thể:

●     Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, lỏng/loãng

●     Chú ý bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp vitamin & khoáng chất cần thiết cho cơ thể trẻ

●     Cho trẻ uống nhiều nước ấm để làm giảm dịch tiết nếu trẻ ho có đờm

●     Thường xuyên rửa mũi, nhỏ mũi cho trẻ để trẻ dễ thở, từ đó bú/ăn uống dễ dàng hơn.

Nếu có sức đề kháng tốt, các triệu chứng sốt do cảm cúm ở trẻ sẽ bị đẩy lùi sau 5 ngày. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan trong việc chăm sóc trẻ bị sốt. Cụ thể:

●     Giữ ấm cho trẻ, tránh đưa trẻ đến các nơi đông người, nơi công cộng

●     Giữ vệ sinh tay chân, răng miệng cho trẻ

●     Tăng cường cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau xanh, thịt, cá trứng, sữa để nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch

●     Nếu trẻ 6 tháng tuổi, nên đưa trẻ đi tiêm phòng cúm để phòng ngừa bệnh.

Xử lý và chăm sóc trẻ bị sốt do vi khuẩn Xử lý và chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết
Trẻ nếu bị sốt do vi khuẩn sẽ phải dùng đến kháng sinh. Do đó, khi trẻ có các triệu chứng sốt do vi khuẩn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh để kéo dài vì có thể dẫn đến biến chứng, thậm chí tử vong ở trẻ. Tuyệt đối bố mẹ không nên chủ quan nếu trẻ bị sốt cao liên tục trong 3 ngày, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời. Tương tự sốt do vi khuẩn, sốt xuất huyết có thể gây biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Cách đơn giản phòng ngừa bé bị sốt

Tuy không phải là bệnh nhưng nếu bé bị sốt sẽ khiến sức khỏe của bé bị suy giảm, sụt cân, ảnh hưởng đến sự phát triển thế chất… do trẻ biếng ăn, khó chịu, khó ngủ. Theo đó, để trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch bố mẹ có thể phòng ngừa sốt cho trẻ bằng những cách dưới đây:

  • Giữ ấm cho trẻ khi đi ra ngoài, đặc biệt nếu ra ngoài vào lúc sáng sớm hoặc ban đêm và khi thời tiết chuyển mùa.
  • Chích ngừa cúm cho trẻ hàng năm, bắt đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ.
  • Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho trẻ, đặc biệt cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung các vitamin & khoáng chất cần thiết vừa giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.

Để được thăm khám, tư vấn toàn diện về dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý hay các vấn đề sức khỏe liên quan trong đó có trẻ bị sốt, ba mẹ có thể đưa con đến Nutrihome gặp các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu của chúng tôi.

Rate this post
10:15 16/03/2023