KIỂM TRA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
ĐẶT LỊCH KHÁM
TÌM TRUNG TÂM

Những thay đổi trong tuổi dậy thì của con, bố mẹ cần biết

17/11/2020

Càng gần tuổi thiếu niên, tuổi dậy thì của trẻ sẽ bắt đầu. Thời điểm này, ở cả nam và nữ sẽ dần xuất hiện những thay đổi đánh dấu sự trưởng thành và khả năng sinh con về sau. Hãy cùng Nutrihome tìm hiểu những thay đổi bất ngờ trong tuổi dậy thì ở bé trai và bé gái, ba mẹ nhé!

Tuổi dậy thì là gì?

Tuổi dậy thì là khoảng thời gian đánh dấu sự phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát ở các trẻ trai và trẻ gái, trong đó trẻ sẽ bắt đầu trưởng thành về mặt tình dục và có những biến đổi về tâm sinh lý, hoàn thiện dần khả năng sinh sản cùng nhiều đặc điểm giới tính khác.

Vậy, điều gì đã giúp trẻ có được những thay đổi như thế trong tuổi dậy thì? Vùng dưới đồi và tuyến yên trên não của con người có nhiệm vụ tạo ra rất nhiều hormone bao gồm LH và FSH. Cả trẻ trai và trẻ gái đều có những hormone này nhưng hoạt động trên các bộ phận khác nhau của cơ thể.

chấm hỏi, QA, thắc mắc tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì và những băn khoăn cần giải đáp

Nam giới LH và FSH hoạt động trên tinh hoàn và tuyến thượng thận để tạo ra nội tiết tố androgen như testosterone, hoạt động trên tinh hoàn để bắt đầu tạo ra tinh trùng.
Nữ giới Những hormone này hoạt động trên buồng trứng cũng như trên các tuyến thượng thận, giúp tạo ra nhiều hormone sinh dục nữ hơn như estrogen và progesterone, đồng thời cũng sản sinh androgen.

Cả hai giới đều có các loại hormone này nhưng trẻ trai có nhiều androgen hơn và trẻ gái có nhiều estrogen hơn, và mức độ khác nhau của những hormone này tạo nên sự khác biệt trong cơ thể. 

Các giai đoạn của tuổi dậy thì ở bé trai và bé gái

Tuổi dậy thì của mọi người đều trải qua những giai đoạn khác nhau, nhưng thường có những “cột mốc” xảy ra ở các độ tuổi nhất định trong quá trình phát triển của một người trẻ. 

Tuổi dậy thì của bé gái Độ tuổi Thay đổi đáng chú ý
Giai đoạn 1 Sau sinh nhật lần thứ 8
Giai đoạn 2 Từ 9-11 tuổi “Chồi” vú, lông mu hình thành
Giai đoạn 3 Sau 10-12 tuổi Mụn, lông nách xuất hiện; chiều cao tăng với tốc độ nhanh nhất
Giai đoạn 4 Khoảng 11-13 tuổi Kỳ kinh đầu tiên
Giai đoạn 5 Khoảng 13-15 tuổi Cơ quan sinh sản và bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ

 

Tuổi dậy thì ở nam Độ tuổi Thay đổi đáng chú ý
Giai đoạn 1 Sau sinh nhật thứ 9 hoặc 10
Giai đoạn 2 Khoảng 10-12 tuổi Lông mu hình thành
Giai đoạn 3 Khoảng 11-13 tuổi Giọng nói thay đổi hoặc “bể giọng”; cơ bắp phát triển hơn 
Giai đoạn 4 Khoảng 12-14 tuổi Xuất hiện mụn trứng cá; lông nách
Giai đoạn 5 Khoảng 13-15 tuổi Xuất hiện râu

Dấu hiệu dậy thì ở trẻ

Dấu hiệu dậy thì ở bé trai

mụn, bé trai, dấu hiệu dậy thì

Ở những giai đoạn của tuổi dậy thì ở nam, da trẻ thường trở nên nhờn và dễ xuất hiện mụn trứng cá

Một trong những thay đổi đầu tiên trong độ tuổi dậy thì ở nam giới là bìu trở nên to ra, mỏng và sậm màu hơn, tinh hoàn to lên. Khoảng 13 tuổi, dương vật bắt đầu phát triển và dài ra. 

  • Vú phát triển không phải là bất thường. Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ra vết sưng dưới một hoặc cả hai núm vú, nó có thể cảm thấy mềm hoặc thậm chí đau và sẽ biến mất.
  • Giọng nói sẽ “vỡ” hoặc “bể”, và cuối cùng trở nên trầm hơn.
  • Xuất hiện “giấc mơ ướt”, tức là trẻ trai nằm mơ và xuất tinh lần đầu tiên trong đời. 
  • Da nhờn hơn, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Điều này là do các tuyến dầu và mồ hôi đang phát triển. Mụn trứng cá cũng phổ biến.
  • Cánh tay, chân, bàn tay và bàn chân có thể phát triển nhanh hơn các bộ phận khác trên cơ thể. 
  • Tổng lượng chất béo trong cơ thể sẽ bắt đầu giảm khi cơ bắp phát triển.
  • Lông cơ thể mọc xung quanh vùng mu, dưới cánh tay, chân và tay, lông mặt xuất hiện quanh môi trên và cằm.

Cảm xúc thay đổi, tâm trạng thất thường. Điều này một phần là do lượng hormone trong cơ thể tăng lên, hoặc do trẻ chưa chấp nhận hoặc thích nghi được tất cả những thay đổi thể chất đang diễn ra.

Kích thước cơ thể sẽ thay đổi, và sẽ có những bước phát triển vượt bậc, đỉnh điểm là khoảng 2 năm sau khi bắt đầu tuổi dậy thì. Ở giai đoạn tiền dậy thì, nam giới có thể phát triển chiều cao khoảng 8-10cm một năm. Trong giai đoạn chính thức của tuổi dậy thì, con số này có thể tăng lên 12–15cm và sau đó giảm dần còn 5-8cm mỗi năm. Ở nam, thường sẽ ngừng phát triển chiều cao vào khoảng 17 tuổi.

Dấu hiệu dậy thì ở bé gái

Dấu hiệu dậy thì ở bé gái

Tuổi dậy thì ở bé gái sẽ dẫn đến những thay đổi đặc biệt cho cơ thể các bé gái

Nữ bắt đầu dậy thì sớm hơn nam. Tuổi dậy thì ở nữ thường bắt đầu từ 8 đến 13 tuổi. Quá trình này có thể tiếp tục cho đến 14 tuổi hoặc có thể muộn hơn.

Giai đoạn đầu bao gồm những thay đổi trước tuổi dậy thì, xảy ra trong cơ thể:

  • Da trở nên nhờn hơn, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Xuất hiện mụn trứng cá. 
  • Vú phát triển và đôi khi đau, ngứa ngay dưới núm vú.
  • Hông mở rộng, vòng eo nhỏ hơn, mỡ thừa phát triển ở bụng và mông.
  • Cánh tay, chân, bàn tay và bàn chân phát triển nhanh hơn các bộ phận khác của cơ thể.

tuổi dậy thì ở bé gái, cơ quan sinh dục nữ phát triển, kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện khoảng 2 năm sau khi ngực bắt đầu phát triển. Nữ giới có thể có kinh đầu tiên ở độ tuổi từ 11 đến 13. Có kinh nguyệt là một trong những biểu hiện cho thấy trẻ gái bắt đầu hoàn thiện khả năng sinh con. Dấu hiệu kinh nguyệt đầu tiên có thể là tiết dịch âm đạo và trung bình ở khoảng 12 tuổi, nữ giới xuất hiện lông trên cơ thể ở vùng mu, dưới cánh tay và trên chân.

Nữ giới cũng sẽ cao hơn trong độ tuổi dậy thì, chiều cao tăng dần mỗi năm. Trong giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, các bé gái có thể tăng 8–10cm mỗi năm. Trong  giai đoạn chính thức, con số này có thể tăng lên 10-12 cm mỗi năm. Ở nữ thường sẽ ngừng phát triển vào khoảng 16 tuổi.

Cảm xúc có thể dao động, dễ gây cáu gắt, đặc biệt là vào khoảng các thời điểm hàng tháng. Điều này là do mức độ hormone thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi dậy thì

Dậy thì sớm

Dậy thì sớm ở nữ

Dậy thì sớm hiện nay không còn quá xa lạ đối với cả nam lẫn nữ

Dậy thì sớm là khi bé trai hoặc bé gái bắt đầu trưởng thành về tình dục quá sớm, bé gái bắt đầu phát triển các đặc điểm giới tính trước 8 tuổi và các bé trai trước 9 tuổi. Các dấu hiệu thay đổi sớm thường gặp là lông mu xuất hiện sớm và mùi cơ thể. Các bé gái có sự phát triển vú tiến triển trong khoảng thời gian quan sát từ 4 đến 6 tháng, hoặc các bé trai có dương vật và tinh hoàn to dần, và tăng trưởng nhanh về tổng thể. 

Dậy thì sớm ảnh hưởng đến khoảng 1 trong 5.000 đến 10.000 trẻ em, nhưng đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Dậy thì sớm được cho là sự kết hợp của di truyền, môi trường và các yếu tố cá nhân, chẳng hạn như cân nặng.

Liệu pháp điều trị có thể là cần thiết để tạm thời ngừng tác động của các hormone, tuy nhiên cần lưu ý vì sự mất cân bằng có thể gây ra các vấn đề sau này trong cuộc sống, chẳng hạn như xương yếu hoặc kém phát triển.

Dậy thì muộn

Dậy thì muộn ảnh hưởng đến trẻ

Tuổi dậy thì đến muộn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Nếu một bé gái không có dấu hiệu phát triển ngực vào năm 14 tuổi, hoặc không có kinh nguyệt vào năm 16 tuổi; hoặc nếu tinh hoàn của bé trai không phát triển vào năm 14 tuổi, thì có thể nói trẻ đã bị dậy thì muộn và ba mẹ nên đưa con đi khám.

Nguyên nhân cơ bản của dậy thì muộn bao gồm rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn và các tình trạng nội tiết tố, ví dụ, tuyến giáp kém hoạt động hoặc suy giáp. Bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc hen suyễn có thể dẫn đến dậy thì muộn và các tình trạng di truyền. Dậy thì muộn thông thường có thể được điều trị thành công, thường bằng việc sử dụng thuốc nội tiết tố.

Tuổi dậy thì có thể là một giai đoạn phát triển đầy thử thách đối với thanh thiếu niên, không chỉ về thể chất mà còn về tinh thần và cảm xúc. Sự hỗ trợ và bên cạnh của các thành viên trong gia đình và bạn bè là rất quan trọng trong hành trình này của trẻ.

Để trẻ có thể phát triển toàn diện, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì vì đây là khoảng thời gian trẻ sẽ có những phát triển vượt bật về thể chất, ba mẹ cần cho trẻ đi thăm khám để được tư vấn kỹ về chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học, đảm bảo tuổi dậy thì ở bé gái hay tuổi dậy thì ở nam đều có thể mang lại kết quả tốt về sức khoẻ và sự phát triển cho con.

Rate this post
10:31 06/01/2023
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Dậy thì sớm ở trẻ: Dấu hiệu, Nguyên nhân, Địa chỉ thăm khám và Cách điều trị
Giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Trẻ tuổi dậy thì cần bổ sung gì, những điều nên biết?
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để tốt cho sức khỏe?
Thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì để bệnh sớm cải thiện?
Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp giúp kiểm soát bệnh
Đau đầu nên uống gì: 20 thức uống giảm nhức đầu hiệu quả