Thế nào là dậy thì sớm, dậy thì sớm là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ dậy thì sớm luôn được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Dậy thì diễn ra sớm hơn bình thường hoặc diễn ra quá sớm khiến quá trình dậy thì tự nhiên của trẻ bị “đốt cháy giai đoạn” gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về chiều cao, thể chất và tâm lý trong tương lai.
Trẻ dậy thì sớm đang ngày càng có xu hướng gia tăng
Dậy thì sớm là hiện tượng trẻ có dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi đối với bé gái và 9 tuổi đối với bé trai. Theo đó, dậy thì là giai đoạn trẻ có sự tăng trưởng vượt bậc về chiều cao và cân nặng kèm theo những thay đổi về tâm, sinh lý, nội tiết… Thời điểm dậy thì ở mỗi trẻ có thể khác nhau, tuy nhiên, trung bình dấu hiệu dậy thì thường bắt đầu xuất hiện ở bé gái từ 8 – 13 tuổi và ở bé trai từ 9 – 14 tuổi. (1)
Tuổi dậy thì mang ý nghĩa quan trọng đối với cả bé trai lẫn bé gái, đánh dấu cột mốc trẻ sẵn sàng trở thành người lớn, là tiến trình phát triển tự nhiên của trẻ. Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến quá trình đó bị đẩy nhanh hơn gây ra hiện tượng dậy thì sớm.
Dậy thì sớm khiến trẻ phổng phao sớm nhưng rất nhanh sau đó sẽ bị chững lại, trẻ sẽ thấp lùn hơn các trẻ có cùng độ tuổi khác khá nhiều. Theo đó, dậy thì sớm khiến trẻ thấp lùn tương ứng với việc trẻ bị mất “oan uổng” 3 năm phát triển chiều cao. Ngoài ra, trẻ dậy thì sớm còn phải đối mặt với rất nhiều hậu quả khác về sức khỏe, tâm sinh lý, các mối quan hệ xã hội…
Do đó, sự xuất hiện các dấu hiệu dậy thì sớm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai luôn cần được theo dõi cẩn thận.
Trẻ dậy thì sớm sẽ có những biểu hiện của sự phát triển sớm các dấu hiệu của tuổi dậy thì. Bước đầu tiên là phải xác định xem liệu con có dậy thì trước tuổi hay không.
Tiếp theo, cần tìm hiểu kỹ bất kỳ vấn đề gì có liên quan đến chấn thương đầu, nhiễm trùng não hoặc sử dụng các loại kem, thuốc hoặc chế độ ăn uống bất thường. Đồng thời, cũng nên biết đầy đủ thời điểm bắt đầu dậy thì ở bố mẹ và anh chị em vì điều này có thể cho thấy trẻ dậy thì sớm do tiền sử gia đình.
Tăng tốc độ phát triển theo đường tuyến tính cũng là một dấu hiệu của dậy thì sớm, vì vậy các chỉ số như chiều cao, cân nặng, tốc độ tăng trưởng (cm/nam) và chỉ số BMI nên được ghi chép lại.
Dậy thì sớm ở bé trai và bé gái sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, bố mẹ cần có sự quan tâm đúng mức và quan sát, lắng nghe cơ thể trẻ kịp thời để phát hiện sớm tình trạng dậy thì sớm trước khi quá muộn.
Nổi mụn là dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai
Trong hầu hết trường hợp, các chuyên gia đều không xác định được nguyên nhân trẻ dậy thì sớm là gì, đặc biệt ở các bé gái. Tuy nhiên dựa vào căn nguyên (2), dậy thì sớm thường được chia thành 2 nhóm:
Dậy thì sớm trung ương phụ thuộc vào hormone GnRH. Loại dậy thì sớm này thể hiện sự phát triển dậy thì thật sự do sự trưởng thành và do kích hoạt trục hạ đồi – tuyến yên (HPG) sớm.
Trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân phổ biến ở nữ giới là vô căn còn ở nam giới là do bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Những nguyên nhân đó thường được quy về những nhóm khác nhau (3). Phổ biến nhất là:
Nguyên nhân dậy thì sớm có thể do tiền sử gia đình
Dậy thì sớm ngoại biên không phụ thuộc vào hormone GnRH. Nguyên nhân là do cơ thể tăng sản xuất các hormone sinh dục từ các nguồn nội sinh hoặc ngoại sinh và độc lập với sự tiết hormone GnRH. Dạng này ít gặp hơn so với dậy thì sớm trung ương. Một số nguyên nhân phổ biến gồm:
Dậy thì sớm do nhiều nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ khác nhau gây ra. Ba mẹ cần nắm rõ những yếu tố này để chủ động phòng tránh tốt nhất cho trẻ trong quá trình chăm sóc trẻ hàng ngày.
Dậy thì sớm ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Theo các chuyên gia, dậy thì sớm được chia thành 3 loại phổ biến như sau:
Hầu hết các bé gái dậy thì sớm đặc biệt là những trẻ bắt đầu trước 6 tuổi) đều thuộc trường hợp này. Quá trình đóng sụn tăng trưởng của xương và các thay đổi trong cơ thể tiến triển rất nhanh. Do đó chiều cao tiềm năng sẽ bị mất đi khi đến độ tuổi trưởng thành. Theo ước tính có khoảng ⅓ trẻ sẽ bị thấp lùn.
Nhiều trẻ em gái dậy thì sớm (đặc biệt là sau 7 tuổi) trải qua tất cả các giai đoạn với tốc độ trung bình. Ở những trẻ dậy thì tiến triển chậm, chiều cao sẽ phát triển rõ ràng ở giai đoạn đầu và vẫn tiếp tục phát triển cho đến khi xương của chúng đạt đến độ trưởng thành cuối cùng vào khoảng 16 tuổi. (4)
Các bé có dấu hiệu dậy thì sớm và cũng kết thúc sớm
Khi trẻ dậy thì sớm, hàng loạt những thay đổi trong cơ thể sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý, hành vi của trẻ, đồng thời còn dẫn đến hệ lụy không mong muốn cho sức khỏe và thể chất như giới hạn khả năng phát triển chiều cao, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác… (5)
Khi bắt đầu dậy thì sớm, các nội tiết tố được sản xuất nhiều đến mức khiến trẻ tăng trưởng sớm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, vì xương của trẻ trưởng thành nhanh hơn bình thường, các đầu xương sẽ bị cốt hóa sớm và đóng khép sớm, khiến cho thời gian sinh trưởng của bé bị rút ngắn. Sự phát triển chiều cao của trẻ sẽ chậm dần và dừng lại sớm khi các đầu xương khép kín lại.
Do đó, trẻ sẽ thấp hơn mức chiều cao lý tưởng khi trưởng thành, có thể mất đi tới 3 năm tăng trưởng chiều cao. Trẻ gái dậy thì sớm có thể lùn hơn so với bạn cùng tuổi đến 12cm, con số này ở trẻ trai là 20cm. (6)
Những trẻ dậy thì sớm dễ bị rối loạn cảm xúc hơn so với bình thường vì có nhiều áp lực từ bạn bè và lo lắng về hình ảnh bản thân. Bên cạnh đó, trẻ dậy thì sớm còn có nguy cơ cao tham gia vào các hành vi xấu như lạm dụng chất kích thích, các vấn đề về hạnh kiểm, cách ly xã hội, trốn học và có nhiều bạn tình… Nguyên nhân bởi trẻ có thể rất chú ý đến sự thay đổi của cơ thể và tâm sinh lý, trong khi chưa đủ chín chắn về mặt suy nghĩ và kinh nghiệm sống. Điều này dễ dẫn đến hậu quả trẻ bị trầm cảm, tự ti, suy nghĩ tiêu cực, trẻ bị hấp dẫn bởi bạn khác giới sớm, nghĩ đến chuyện tình cảm sớm, thậm chí có nguy cơ bị lạm dụng tình dục. (7)
Ở các bé gái, chu kỳ kinh nguyệt diễn ra trước 8 tuổi sẽ dẫn đến nguy cơ rối loạn nội tiết tố ở tuổi dậy thì, làm tăng nguy cơ bị hội chứng buồng trứng đa nang sau này.
Dậy thì sớm còn là căn nguyên gây vô sinh và dễ bị tấn công bởi những căn bệnh ung thư: ung thư vú, ung thư dạ con, ung thư buồng trứng, buồn trứng đa nang, u não, các bệnh tuyến giáp, bệnh lý tim mạch khi đến tuổi mãn kinh…
Bố mẹ nên trò chuyện nhiều hơn với trẻ dậy thì sớm vì giai đoạn này trẻ sẽ có sự thay đổi về mặt tâm lý
Phần lớn nguy cơ dậy thì sớm có liên quan đến giới tính, chủng tộc và tiền sử gia đình cũng như các nguyên nhân khác mà không thể tránh khỏi, vì vậy cha mẹ có thể hạn chế những gì có thể làm để ngăn ngừa tình trạng này.
Giữ cân nặng của con bạn ở mức phù hợp có thể giúp giảm nguy cơ dậy thì sớm và các tình trạng khác liên quan đến béo phì và thừa cân, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2.
Cha mẹ cũng nên tránh cho trẻ dùng thuốc nội tiết tố theo toa, thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm khác có thể chứa estrogen hoặc testosterone, trừ khi được bác sĩ kê đơn hoặc chỉ định.
Trẻ có thể có rất nhiều câu hỏi về những gì đang xảy ra với cơ thể của chúng, bạn cùng lớp có thể nói những điều gây tổn thương, thậm chí có thể là vô ý. Điều quan trọng là cha mẹ phải dành thời gian để lắng nghe mối quan tâm của con và trả lời các câu hỏi một cách tế nhị nhưng trung thực.
Cha mẹ nên giải thích rằng mọi người đều trải qua tuổi dậy thì vào một thời điểm khác nhau. Một số trẻ bắt đầu sớm và một số trẻ bắt đầu muộn hơn nhiều. Tuy nhiên, hãy nhấn mạnh rằng tất cả những thay đổi cơ thể này sẽ xảy ra với tất cả mọi người vào một thời điểm nào đó.
Hãy nhớ rằng dậy thì sớm đôi khi dẫn đến cảm xúc tình dục sớm. Cha mẹ hãy hiểu và cảm thông trước sự tò mò và bối rối của con bạn về những thay đổi do sản xuất sớm các hormone liên quan đến giới tính. Tuy nhiên, hãy đặt ra ranh giới rõ ràng về các hành vi và giữ một cuộc đối thoại cởi mở với con trẻ.
Cha mẹ nên đối xử với con trẻ bình thường nhất có thể, tìm kiếm cơ hội để nâng cao lòng tự trọng. Khuyến khích con trẻ tham gia thể thao, nghệ thuật và các hoạt động khác, cùng với việc ghi nhận thành công trong lớp học, có thể giúp trẻ tự tin hơn.
Đừng ngần ngại đưa trẻ đến gặp chuyên gia tư vấn để học các chiến lược đối phó. Con bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn khi nói về một số điều cá nhân với nhà trị liệu, thay vì với cha mẹ, ít nhất là trong thời gian đầu.
Bước vào tuổi dậy thì, trẻ cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ, tương đương với người trưởng thành cùng chế độ tập luyện phù hợp để có thể phát triển thể chất, tinh thần cũng như chiều cao tối ưu. Ba mẹ cần có kế hoạch chăm sóc phù hợp để tạo điều kiện cho trẻ dậy thì sớm phát triển toàn diện nhất.
Trẻ ở giai đoạn dậy thì mỗi ngày cần 2.200 – 2.400 calo, tương đương với lượng ăn của người trưởng thành. Nếu không cung cấp đúng và đủ trẻ sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến chậm hoàn thiện và phát triển các bộ phận cơ thể.
Ngoài ra, trẻ dậy thì sớm cần uống đủ nước vì nước cần thiết cho mọi hoạt động chuyển hóa của cơ thể, khoảng 1,5 – 2 lít nước/ ngày. Và hướng dẫn trẻ kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm giúp trẻ lựa chọn những thức ăn đảm bảo vệ sinh, không nên cho trẻ ăn thức ăn ngoài đường phố.
Ngoài chế độ ăn uống, vận động khoa học đóng vai trò rất quan trọng ở lứa tuổi dậy thì, vì đây là giai đoạn cuối cùng để trẻ tăng tốc chiều cao. Vận động đúng giúp tăng cường lưu thông máu, đưa các chất dinh dưỡng đến xương cao gấp 50 lần. Ngoài ra, vận động còn kích thích các sụn tăng trưởng và đầu xương của trẻ phát triển, dài ra, giúp trẻ tăng chiều cao tối ưu.
Trẻ tăng chiều cao tốt cũng là cách để ngăn thừa cân béo phì giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa về sau.
Để chẩn đoán dậy thì sớm, các bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi và thực hiện một số xét nghiệm. Bao gồm:
Các loại thuốc có chức năng tương tự GnRH là phương pháp điều trị căn bản – cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn chặn các hormone có nguồn gốc từ tuyến yên kích thích tuổi dậy thì.
Trong tháng đầu tiên, các dấu hiệu dậy thì sớm có thể trở nên rõ ràng hơn. Nhưng sau đó, chúng sẽ biến mất. Theo chuyên gia Kaplowitz cho biết: “Ở các bé gái, ngực sẽ thu nhỏ lại sau 6 – 12 tháng điều trị. Trong một số trường hợp, chúng gần như biến mất”.
Các tác dụng phụ thường nhẹ, bao gồm đau đầu, các triệu chứng mãn kinh và áp xe tại chỗ tiêm. Hầu hết trẻ em cần điều trị đều nhận được những loại thuốc này dưới dạng tiêm hoặc cấy ghép:
Progestin: Tiêm progestin từng là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho dậy thì sớm trung ương. Chúng kém hiệu quả hơn nhóm thuốc tương tự GnRH.
Các phương pháp điều trị khác: Phẫu thuật và xạ trị có thể cần thiết trong trường hợp dậy thì sớm trung ương do khối u não gây ra. Tuy nhiên việc loại bỏ khối u không phải lúc nào cũng giải quyết được tất cả các triệu chứng.
Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân. Trong một số trường hợp, phẫu thuật là cần thiết để loại bỏ khối u hoặc nang từ buồng trứng hoặc tinh hoàn. Thuốc có thể sử dụng ở vài trường hợp.
Những phương pháp điều trị dậy thì sớm này sẽ phụ thuộc vào từng trẻ và mức độ phát triển của chúng. Sau khi bắt đầu điều trị, quá trình giám sát diễn ra sau mỗi 1 – 3 tháng, đáp ứng điều trị sẽ thay đổi theo độ tuổi bắt đầu điều trị.
Cuối cùng, trẻ dậy thì sớm là tình trạng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bố mẹ nên quan tâm đến trẻ để có thể nhận ra các dấu hiệu trẻ dậy thì sớm và điều trị kịp thời để giúp trẻ có cơ hội phát triển bình thường.
Hiện nay, dậy thì sớm ở bé trai và bé gái đang có xu hướng gia tăng. Điều này khiến nhiều bố mẹ lo lắng vì tình trạng này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý, thể chất, sức khỏe trẻ. Làm sao ngăn chặn dậy thì sớm, khám và điều trị dậy thì sớm ở đâu, trẻ dậy thì sớm có cao được không… là điều rất nhiều các bố mẹ quan tâm.
Việc khám, tư vấn và điều trị dậy thì sớm sẽ giúp trẻ tăng khả năng phát triển bình thường, đặc biệt là tăng chiều cao tối ưu cho trẻ.
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cung cấp dịch vụ Khám, tư vấn & điều trị dậy thì sớm Toàn diện – Khoa học – Hiệu quả – Chuyên nghiệp. Nutrihome với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại bậc nhất, đội ngũ chuyên gia hàng đầu nhiều kinh nghiệm sẽ giúp phát hiện chính xác tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Quá trình khám dậy thì sớm sẽ bao gồm:
Khi phát hiện những thay đổi “bất thường” trong cơ thể trẻ và nghi ngờ trẻ bị dậy thì sớm, ba mẹ đừng quá lo lắng hay gây ra lo lắng cho trẻ, hãy bình tĩnh cùng trẻ vượt qua và cao hơn là giúp trẻ phát triển tối ưu, toàn diện. Trẻ dậy thì sớm hoàn toàn có khả năng phát triển chiều cao tối ưu, tránh được rủi ro bệnh tật nếu nhận được sự can thiệp điều trị đúng cách và kịp thời. Trẻ cần được đánh giá toàn diện tình trạng sức khoẻ, tình trạng dinh dưỡng, tuổi xương, các chỉ số quan trọng khác trong cơ thể…, từ đó các chuyên gia dinh dưỡng sẽ đưa ra chỉ định, phác đồ điều trị khoa học cả về dinh dưỡng lẫn vận động.