Nắm được các dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai cũng như tìm hiểu rõ về tình trạng này sẽ giúp bố mẹ bớt bối rối, đưa con đi khám bác sĩ và điều trị kịp thời mang đến cho trẻ cơ hội phát triển bình thường.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, tình trạng dậy thì sớm ở trẻ không còn là chuyện hiếm, và ngày càng có xu hướng gia tăng (khoảng 35 lần). Dậy thì sớm hiện nay đang là tình trạng đáng báo động, đáng nói, có trẻ vài tháng tuổi đã được chẩn đoán dậy thì và điều trị.
Dậy thì là cột mốc đánh dấu sự phát triển thể chất và tâm lý trẻ chuyển sang một giai đoạn mới, đây là bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Theo đó, độ tuổi dậy thì “chuẩn” ở nam sẽ bắt đầu từ 10 – 13 tuổi và nữ trong khoảng 9 – 12 tuổi.
Dậy thì sớm ở trẻ em trai được xác định là trẻ bắt đầu dậy thì trước 9 tuổi (1). Những bé trai dậy thì sớm hệ cơ xương sẽ phát triển “thần tốc” từ đó kéo theo hệ khung xương cơ thể thay đổi kích thước nhanh chóng.
Trẻ được xem là dậy thì sớm nếu có các biểu hiện dậy thì trước 9 tuổi.
Bên cạnh đó, biểu hiện dậy thì sớm ở bé trai còn là sự thay đổi giọng nói (vỡ giọng), hình thành cơ chế sinh sản ở nam giới như xuất hiện lông ở các bộ phận/ khu vực nhạy cảm, sự xuất tinh, tăng kích thước “cậu nhỏ”…
Dậy thì sớm ở bé trai được phân thành 2 loại: Dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm ngoại vi (2). Đến nay, nguyên nhân chính xác gây dậy thì sớm ở trẻ vẫn chưa được giới chuyên môn xác định là gì, tuy nhiên, có thể xác định được yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng này.
Hiện tượng này chiếm phần lớn, rất thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân được xác định có thể do trẻ xuất hiện khối u/tổn thương ở não hoặc tủy sống, não úng thủy, suy tuyến giáp, tăng sản thận thượng bẩm sinh do mắc bệnh di truyền hiếm gặp McCune Albright…
So với dậy thì sớm trung ương, hiện tượng dậy thì sớm ngoại vi ở trẻ không phổ biến. Nguyên nhân do testoterone trong cơ thể được giải phóng (do có khối u ở tuyến yên, tuyến thượng thận, tinh hoàn có vấn đề…) hay trẻ tiếp xúc với các nguồn testoterone bên ngoài cơ thể như kem bôi, thuốc mỡ…
Ngoài ra, dậy thì sớm ở nam còn được xác định do thừa cân béo phì, sử dụng thực phẩm không lành mạnh, sử dụng đồ chơi kém chất lượng, tiếp xúc với phim ảnh tình cảm quá sớm, chịu tác động của bức xạ trị liệu lên hệ thống thần kinh trung ương…
Dậy thì sớm có thể xảy ra ở bất cứ trẻ nào, trong đó các đối tượng được xem có nguy cơ bị dậy thì sớm là: trẻ người Mỹ gốc Phi, trẻ thừa cân béo phì, trẻ thường xuyên tiếp xúc với thuốc bôi chứa các hormon testosteron; trẻ bị suy giáp, trẻ mắc hội chứng McCune Albright tăng sản thượng thận bẩm sinh… (3)
Các chuyên gia cho biết, việc nhận biết – phát hiện các dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai và đưa đi khám, có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ có cơ hội tăng chiều cao lý tưởng, phát triển bình thường cũng như tránh các tác hại không đáng có.
Theo đó, sự tăng chiều cao nhanh chóng trong thời gian ngắn, vỡ giọng (giọng nói ồm ồm và vang), mọc lông ở các khu vực nhạy cảm, tinh hoàn và kích thước “cậu bé” tăng lên, mụn trứng cá xuất hiện nhiều (ở má và trán), mọc ria mép, cơ thể có mùi… được xem là những biểu hiện dậy thì sớm ở bé trai mà các chuyên gia cảnh báo bố mẹ nên lưu tâm.
Vỡ giọng, giọng ồm ồm là một trong những biểu hiện dậy thì sớm ở bé trai.
Các chuyên gia cho biết, bất kể sự thay đổi bất thường nào trong cơ thể trẻ so với chuẩn thông thường đều không tốt, dậy thì sớm ở trẻ cũng vậy. Bé trai dậy thì sớm có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và cả tương lai, cụ thể:
Bé trai dậy thì sớm sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng về tâm lý ảnh hưởng đến việc học hành, sự phát triển chiều cao và sức khỏe trong tương lai (trẻ dậy thì sớm sẽ có xu hướng làm “chuyện ấy” trước tuổi trưởng thành)… Do đó, việc nhận biết – phát hiện sớm các dấu hiệu dậy thì ở trẻ và điều trị rất quan trọng.
Theo đó, khi phát hiện trẻ dậy thì sớm bố mẹ cần bên cạnh quan tâm, chia sẻ, giải thích cho trẻ hiểu vấn đề để trẻ chấp nhận sự thay đổi của cơ thể, tránh ảnh hưởng tâm sinh lý, sinh hoạt hàng ngày thay vì hốt hoảng, trách mắng. Đồng thời, cần theo dõi sát sao sinh hoạt của con để kịp thời điều chỉnh các bất thường, nếu có.
Với những bé trai dậy thì sớm bố mẹ nên dành nhiều thời gian bên cạnh quan tâm, chia sẻ và dạy bảo trẻ.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần sắp xếp đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác dậy thì sớm và có hướng điều trị nhằm giúp trẻ có cơ hội phát triển bình thường như bạn bè cùng tuổi.
Để chẩn đoán dậy thì sớm ở bé trai, ngoài khai thác bệnh sử/tiền sử gia đình, thăm khám lâm sàng, tùy mức độ và tình trạng bệnh các bác sĩ có thể yêu cầu trẻ làm thêm các xét nghiệm, kiểm tra tuyến giáp, thử máu (để đo nồng độ hormone testosterone), chụp X – quang xác định tuổi xương (ở bàn tay và cổ tay)… Một số trường hợp có thể chụp cộng hưởng từ (MRI) não để kiểm tra các bất thường phục vụ cho việc chẩn đoán. (4)
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, theo các chuyên gia, việc đầu tiên giúp phòng ngừa dậy thì sớm ở nam là bố mẹ cần chú trọng xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ thật khoa học, lành mạnh, cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính (chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất).
Trong chế độ ăn uống hàng ngày không nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn có chất bảo quản, chất tạo màu, thực phẩm ngọt nhiều đường. Đặc biệt nên hạn chế cho trẻ ăn các loại rau củ quả trái mùa, biến đổi gen…
Ngoài ra, khi cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc gì như thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc tăng chiều cao, các thực phẩm chức năng… cần tham khảo ý kiến chuyên gia, không nên tùy tiện cho trẻ uống bởi chúng cũng góp phần gây nên dậy thì sớm ở trẻ.
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, để phòng ngừa dậy thì sớm ở bé trai, chuyên gia khuyên bố mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên để tránh thừa cân, béo phì; kiểm tra các nội dung sách/ phim ảnh con xem để ngăn chặn kịp thời nếu trẻ xem các phim không phù hợp với lứa tuổi. Đồng thời khuyến khích trẻ ra ngoài vận động, chơi thể thao để tăng cường chiều cao, tăng cường sức khỏe nâng cao hệ miễn dịch…
Bố mẹ cần khuyến khích trẻ ra ngoài vận động thường xuyên để tăng chiều cao và tăng cường sức khỏe.
Tùy theo tình trạng, nguyên nhân gây dậy thì sớm các bác sĩ sẽ có liệu trình điều trị dậy thì sớm ở bé trai phù hợp. Cụ thể:
Cùng với điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, việc chăm sóc dinh dưỡng khoa học – xây dựng chế độ luyện tập phù hợp để trẻ phát triển toàn diện thể chất (đặc biệt chiều cao) và tinh thần cũng rất quan trọng.
Ở giai đoạn dậy thì, trẻ cần cung cấp khoảng 2.000 – 2.400 calo, chế độ ăn hàng ngày đảm bảo đủ 4 nhóm chất chính:
Trên là những thông tin chia sẻ về tình trạng dậy thì sớm ở bé trai để giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan, nhận biết các biểu hiện/dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai để có biện pháp can thiệp kịp thời giúp trẻ phát triển chiều cao tốt nhất, phòng tránh các rủi ro bệnh tật, ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe sinh sản. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, bố mẹ có thể liên hệ Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn thêm.
Tại Nutrihome, bé trai dậy thì sớm sẽ được các chuyên gia thăm khám, đánh giá toàn diện tình trạng sức khoẻ, tình trạng dinh dưỡng, tuổi xương, các chỉ số quan trọng khác trong cơ thể… Dựa trên kết quả thăm khám chuyên gia sẽ đưa ra chỉ định, phác đồ điều trị khoa học về dinh dưỡng lẫn vận động giúp trẻ phát triển bình thường, tăng trưởng chiều cao tốt nhất.