Trẻ giãn ruột có biếng ăn không là nỗi lo của không ít ông bố bà mẹ. Trẻ sơ sinh giãn ruột là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường. Trẻ sơ sinh thường “lớn nhanh như thổi” trong vài tháng đầu tiên sau khi sinh. Trẻ lớn nhanh đòi hỏi ruột cũng phải to hơn, “giãn” nhanh hơn để kịp cung cấp cho bé nhiều dưỡng chất nhất có thể. Vậy, trong thời kỳ này, trẻ giãn ruột có biếng ăn không? Có đáng lo không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây.
Để trả lời câu hỏi “trẻ giãn ruột có biếng ăn không?”, trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây biếng ăn đến từ đâu.
Biếng ăn là một tình trạng xảy ra rất phổ biến ở trẻ nhỏ khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Biếng ăn có rất nhiều biểu hiện khác nhau, nhẹ thì bé chán ghét việc ăn uống, hay ngậm thức ăn trong miệng không chịu nhai, nặng thì bé có thể bỏ cữ, khóc thét mỗi khi đến giờ ăn, thậm chí không chịu ăn ngay cả khi rất đói.
Trong thời kỳ giãn ruột, bé có biếng ăn không?
Biếng ăn có rất nhiều biểu hiện khác nhau vì nguyên nhân gây nên biếng ăn cũng rất đa dạng. Mỗi nguyên nhân gây biếng ăn khác nhau sẽ tạo nên những biểu hiện biếng ăn khác nhau. Nhìn chung, có 03 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến việc biếng ăn của trẻ, trong đó bao gồm:
Giai đoạn “vàng” từ 0-5 tuổi là giai đoạn chứng kiến nhiều cột mốc quan trọng, nhiều bước ngoặt đặc biệt nhất trong việc phát triển thể chất của trẻ. Từ việc bé chỉ biết nằm, biết lẫy rồi chuyển sang biết ngồi, biết bò, mọc răng rồi biết đi và biết chạy đều kéo theo những chuyển biến rất lớn nhu cầu dinh dưỡng. Thể chất thay đổi quá nhanh có thể làm trẻ bị ảnh hưởng sinh lý và sinh ra chứng biếng ăn.
Ví dụ trong thời kỳ mọc răng, bé thường hay bị ngứa nướu do kích thích chân răng, nếu ăn vào sẽ càng kích thích vùng nướu đang nhạy cảm hơn. Vì thế, biếng ăn là tình trạng dễ hiểu xảy ra trong thời kỳ mọc răng của bé. Đây gọi là biếng ăn do nguyên nhân sinh lý.
Bất kỳ sự thay đổi tiêu cực nào trong tâm lý cũng có thể làm trẻ chán ăn. Chẳng hạn như khi thấy trẻ biếng ăn, nhiều bậc phụ huynh thường áp dụng nhiều “chiêu trò” để kích thích trẻ ăn uống.
Một trong những cách dó có thể bao gồm việc uy hiếp, dọa nạt, thúc ép, chửi mắng hoặc đề ra những biện pháp trừng phạt khi con lười ăn theo khẩu phần mà cha mẹ đã định sẵn. Từ đó, theo thời gian, con trẻ sẽ hình thành tâm lý “ám ảnh” sợ giờ ăn, chán ăn, vì cứ mỗi lần đến giờ ăn là bé bị căng thẳng, khiến tâm lý nặng nề.
Bên cạnh đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong môi trường sống hàng ngày như việc thay đổi chỗ ngủ, chỗ sinh sống, bé lần đầu tiên đi học, thay đổi cô giúp việc, cô trông trẻ mới,… cũng có thể khiến bé biếng ăn. Trong những trường hợp này, bé có tâm lý luôn đề phòng không gian lạ và người lạ, nên càng “thúc ép” bé ăn thì sẽ càng làm tình trạng ức chế bài tiết men tiêu hóa của trẻ trở nên trầm trọng hơn, chứng biếng ăn vì thế sẽ ngày càng kéo dài hơn.
Bất kỳ vấn đề bất ổn nào về sức khỏe do bệnh lý gây ra đều dễ dàng khiến bé biếng ăn, chẳng hạn như:
Bé đang tuổi mọc răng khiến nướu bị kích thích, dễ sinh ra cảm giác sợ nhai nuốt, hình thành nên hiện tượng biếng ăn
Giãn ruột sinh lý ở trẻ là hiện tượng kích thước và thể tích ruột ở trẻ lớn nhanh hơn mức bình thường, thường xảy ra ở trẻ 2-3 tháng tuổi. Thể tích ruột lớn hơn khiến thời gian ủ phân ở trẻ lâu hơn nên tần suất đại tiện của trẻ bị kéo dài (mỗi lần đi ngoài có thể cách nhau từ 3 đến 10 ngày).
Ở những tháng đầu tiên sau sinh, trẻ phát triển nhanh chóng cả về bên trong lẫn bên ngoài. Lúc này, ruột đảm nhiệm một “trọng trách” hết sức quan trọng trong việc hấp thụ thật nhiều chất dinh dưỡng để trẻ phát triển nhanh nhất có thể.
Do đó, tình trạng giãn ruột sinh lý hoàn toàn là một hiện tượng sinh lý bình thường, không hề ảnh hưởng đến tâm lý hay sự phát triển thể chất lâu dài của trẻ. Vì thế, các bố mẹ cũng đừng quá lo lắng khi thấy trẻ đột nhiên không đại tiện trong một khoảng thời gian dài nhé.
Giai đoạn trẻ giãn ruột có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu ăn uống và khả năng dung nạp dinh dưỡng của trẻ. Vì thế, những lo lắng, trăn trở như trẻ giãn ruột có biếng ăn không? Đây là mối quan tâm, lo lắng của rất nhiều phụ huynh, nhất là với các ông bố bà mẹ trẻ.
Theo ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, trẻ giãn ruột sinh lý hoàn toàn không có dấu hiệu biếng ăn. Trẻ vẫn bú tốt, ăn ngủ tốt, sinh hoạt và vui chơi như bình thường. Thậm chí trong nhiều trường hợp, trẻ giãn ruột sinh lý còn bú sữa mẹ và ăn nhiều hơn mức bình thường bởi hiện tượng giãn ruột sinh lý báo hiệu cơ thể trẻ lúc này đã sẵn sàng để tiêu hóa một lượng thức ăn lớn hơn, phục vụ cho nhu cầu phát triển của cơ thể.
Trẻ giãn ruột không hề biếng ăn mà thậm chí còn bú tốt, ăn ngủ tốt và vui chơi sinh hoạt bình thường
Tình trạng giãn ruột sinh lý thường xảy ra ở trẻ sơ sinh từ 2-3 tháng tuổi. Lúc này, bé phát triển thể chất “nhanh như thổi” nên các dấu hiệu do giãn ruột sinh lý đem tới cũng rất dễ được phát hiện, chẳng hạn như:
Các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, các dấu hiệu giãn ruột ở trẻ sơ sinh khi biểu hiện ra bên ngoài rất giống với các dấu hiệu táo bón. Điều này đã khiến không ít phụ huynh tưởng nhầm bé bị táo bón nên áp dụng nhiều biện pháp tháo thụt hỗ trợ đại tiện không đúng lúc, khiến bé mất phản xạ rặn khi đi ngoài, trầy xước hậu môn, đau khi rặn, dẫn đến chứng biếng ăn.
Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột khiến trẻ dễ bị táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng âm ỉ. Bổ sung lợi khuẩn giúp ruột hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, thức ăn đưa vào đến đâu sẽ được tiêu hóa đến đó, hạn chế tình trạng tiêu hóa chậm khiến bé ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, lợi khuẩn còn giúp sản xuất ra acid lactic, bảo vệ cơ thể trước những vi khuẩn có hại.
Bố mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ theo nhiều cách như:
Đặt bé nằm ngửa bụng ở nơi kín gió rồi thực hiện các động tác tay xoay tròn, vuốt dọc vuốt ngang lên vùng bụng nhằm kích thích ruột co bóp thức ăn, tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa táo bón và đầy hơi khó tiêu. Các bài tập massage vùng bụng vừa làm tăng tính kết nối giữa bố mẹ và trẻ, vừa làm giảm các triệu chứng khó tiêu do chứng giãn ruột sinh lý mang lại.
Các động tác massage vùng bụng khiến trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn
Trẻ sơ sinh chưa thể tự đứng được trên đôi chân mình nên bạn có thể chủ động đặt bé nằm ngửa rồi dùng tay di chuyển chân bé, mô phỏng theo động tác đạp xe đạp nhịp nhàng. Động tác này tuy di chuyển phần chân nhưng lại có thể lan tỏa các chuyển động đều đặn và nhẹ nhàng đến ruột, từ đó kích thích nhu động ruột tiêu hóa, hỗ trợ thành ruột co bóp tốt hơn, góp phần làm giảm các triệu chứng khó chịu do giãn ruột sinh lý.
Nước ấm ở nhiệt độ 35-36 độ C có thể làm giãn mạch máu dưới da, kích thích lưu thông tuần hoàn máu toàn cơ thể, từ đó hỗ trợ ruột tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Bên cạnh đó, nước ấm đem lại cảm giác thư giãn, sảng khoái, góp phần làm giảm các triệu chứng đầy hơi, tiêu hóa chậm do chứng giãn ruột sinh lý mang lại.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bú sữa mẹ nhiều thường có hệ miễn dịch tốt, gặp ít bệnh vặt, đặc biệt là sữa mẹ giúp trẻ chống lại các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn tốt hơn.
Thời kỳ giãn ruột sinh lý làm bé nhanh đói hơn vì dạ dày nhanh rỗng hơn bình thường. Do đó, việc tăng số cữ bú cho trẻ trong một ngày là việc hoàn toàn hợp lý để đáp ứng kịp nhu cầu hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ. Tần suất cho trẻ bú trong giai đoạn giãn ruột tốt nhất là 15 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 1 tiếng rưỡi.
Chườm ấm cũng sử dụng nguyên lý nhiệt năng giống như phương pháp tắm nước ấm để kích thích nhu động ruột đào thải hết khí dư, giúp bé hết chướng bụng và tiêu hóa nhanh. Lưu ý khi sử dụng phương pháp này, bố mẹ cần lưu ý nhiệt độ khăn ấm vừa phải – ở mức 35-36 độ C để tránh làm cho làn da mỏng manh của bé bị bỏng.
Để có được một chiếc khăn ấm sau khi vắt kiệt nước có nhiệt độ từ 35-36 độ C, bạn cần một thau nước ấm hơn, có nhiệt độ từ 42-45 độ C để truyền nhiệt cho chiếc khăn này. Bạn nhúng khăn vào thau nước rồi vắt kiệt, sau đó kiểm tra bằng tay để chắc chắn rằng khăn không quá nóng với làn da trẻ là đã có thể chườm ấm ngay vùng bụng cho trẻ được rồi nhé.
Thụt tháo là phương pháp dùng ống bơm để bơm một lượng dung dịch thuốc nhuận tràng vào hậu môn của trẻ. Thuốc này hỗ trợ làm mềm phân, điều trị tình trạng táo bón hay lâu ngày không đi đại tiện của trẻ.
Biểu hiện giãn ruột sinh lý ở trẻ khiến rất nhiều phụ huynh lầm tưởng là do chứng táo bón gây ra nên đã vội thụt tháo cho trẻ sớm, dẫn đến nhiều tác dụng phụ như trầy xước hậu môn, ruột không hấp thụ đủ nước (do thuốc nhuận tràng ngăn cản ruột hút nước) khiến cơ thể bé nhanh bị mất vitamin và khoáng chất, mệt mỏi kéo dài khiến bé biếng ăn.
Để trả lời cho câu hỏi “trẻ giãn ruột có biếng ăn không” thì câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Vì thế, bố mẹ đừng quá lo lắng khi thấy con mình không đi đại tiện trong một khoảng thời gian từ 3-10 ngày trong giai đoạn giãn ruột sinh lý nhé. Trong trường hợp trẻ biếng ăn, sụt cân, không đi tiêu liên tục trong vòng 15 ngày trở lên, hãy đưa bé đến ngay Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiều kiến thức chăm sóc dinh dưỡng trẻ em hữu ích khác được Nutrihome nghiên cứu và cập nhật liên tục, bố mẹ đừng bỏ qua nhé.