Khi hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh xảy ra với bé nhà bạn, bé có thể không đi ngoài trong nhiều ngày liền làm mẹ nhầm lẫn với tình trạng táo bón. Điều này sẽ khiến cha mẹ lo lắng và thắc mắc bé không đi tiêu nhiều ngày có sao không. Thật ra, đây là một hiện tượng bình thường và không gây khó chịu nên cha mẹ không cần quá băn khoăn. Cùng Nutrihome tìm hiểu ngay nhé!
Hiện tượng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng thể tích ruột của trẻ phát triển hơn mức chuẩn bình thường. Nhìn chung, đây là một tình trạng không đáng lo ngại và thường gặp ở trẻ.
Tình trạng giãn ruột sinh lý thường sẽ xuất hiện khi trẻ được khoảng 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời điểm tình trạng giãn ruột sinh lý xuất hiện có thể khác nhau tùy theo tốc độ phát triển với từng trẻ. Thông thường, hiện tượng này ở trẻ sơ sinh sẽ kéo dài trong khoảng từ 2 đến 3 tháng.
Giãn ruột sinh lý là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ
Hiện tượng của chứng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh thường hay bị nhầm với chứng táo bón bởi cả hai tình trạng này đều khiến bé không đi ngoài trong nhiều ngày. Tuy nhiên, mẹ có thể phân biệt hai tình trạng này bằng cách quan sát các dấu hiệu giãn ruột sinh lý dưới đây:
Khi đang gặp phải tình trạng giãn ruột sinh lý, đường ruột của bé sẽ tăng kích thước so với bình thường nên nó sẽ chứa được nhiều phân hơn. Do nên, bé sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thể đi ngoài. Thời gian không đi ngoài cụ thể đối với bé bú sữa mẹ và bé uống sữa công thức là:
Việc rặn và gồng mình đều là những biểu hiện bình thường khi trẻ đang tập thói quen đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, trẻ còn có thể có các biểu hiện khác như xì hơi, đỏ mặt,…
Sữa mẹ và sữa công thức đều có nước là thành phần chủ yếu nên phân của trẻ sẽ khá mềm. Vì vậy, khi trẻ bị giãn ruột sinh lý thì phân thường mềm và sệt hơn bình thường. Ngoài ra, phân thường sẽ có màu vàng nâu hoặc vàng nhạt nếu bé ăn sữa công thức và sẽ có màu vàng tươi nếu bé ăn sữa mẹ. Ngược lại, khi bé bị táo bón thường đi phân cứng và có màu xanh hoặc đen.
Khi kích thước ruột tăng, dạ dày của trẻ theo đó cũng có thể sẽ nhanh rỗng hơn nên trẻ có thể bú nhiều hơn và lâu hơn. Khi bú xong, dạ dày sẽ bắt đầu co bóp nên máu ở các cơ quan sẽ dồn về dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn và trẻ sẽ hấp thu các dưỡng chất cần thiết. Do vậy, lượng máu ở não và các cơ quan khác sẽ giảm đi, từ đó làm cho bé ngủ tốt hơn.
Việc trẻ gặp phải hiện tượng giãn ruột sinh lý tuy không đi ngoài trong nhiều ngày nhưng thông thường cũng sẽ không gây khó chịu. Nguyên nhân là do phân được tích tụ trong ruột chưa nhiều nên chưa đào thải được. Khi lượng phân tích tụ đủ nhiều, nhu động ruột sẽ có chức năng tự động đẩy chất thải ra. Do vậy, trẻ sẽ vẫn vui chơi bình thường mà không có biểu hiện khác thường nào.
Điều này hoàn toàn khác so với bé không đi ngoài do bị chứng táo bón. Nếu không đi ngoài được do táo bón, trẻ sẽ thường hay cáu kỉnh, khóc hoặc có biểu hiện khó chịu.
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường xuất hiện khi bé được 2 tháng tuổi. Thông thường trong thời kỳ giãn ruột, bé sẽ không đi ngoài. Theo các chuyên gia, giãn ruột sinh lý là quá trình thể tích của ruột tăng lên cao hơn mức bình thường. Theo cơ chế đào thải của cơ thể thì khi khoang ruột đầy mới có thể đẩy các chất thải ra ngoài, do vậy trong thời gian này, ruột của bé sẽ chứa được một lượng chất thải lớn hơn trước và cũng mất nhiều thời gian hơn để có thể đào thải ra ngoài.
Thông thường, thời kỳ giãn ruột của bé sẽ diễn ra khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi. Thực tế vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết luận chính xác về thời kỳ giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ kéo dài bao lâu, nhưng hiện tượng này có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Thời kỳ giãn ruột sinh lý của mỗi bé sẽ là khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của cơ thể.
Các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra rằng, giãn ruột sinh lý ở trẻ là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng bởi hiện tượng này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do vậy, cha mẹ không nên tự kết luận rằng bé bị rối loạn tiêu hóa hay táo bón… rồi tự ý cho bé dùng các loại thuốc về tiêu hóa khi chưa có sự chỉ dẫn và đồng ý của bác sĩ.
Khi thấy hiện tượng giãn ruột sinh lý của trẻ diễn ra thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, bởi đây là hiện tượng phát triển rất bình thường của hệ tiêu hóa trong mỗi bé. Thể tích ruột của bé tăng trưởng và đây được gọi là thời kỳ giãn ruột sinh lý của mỗi trẻ sơ sinh.
Giãn ruột sinh lý không hề nguy hiểm, bé vẫn ăn uống, sinh hoạt như bình thường
Chứng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh vốn là một hiện tượng sinh lý bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, một số cha mẹ lại lầm tưởng rằng trẻ bị táo bón. Cha mẹ cần biết cách phân biệt hai tình trạng này như sau:
Mặc dù chứng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh không quá lo ngại và cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên, khi bị giãn ruột sinh lý, cha mẹ cũng cần chăm sóc và hỗ trợ để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và để việc đại tiện của bé không gặp khó khăn. Dưới đây là tổng hợp 8 cách hỗ trợ bé bị giãn ruột sinh lý có thể đi tiêu dễ dàng hơn mà cha mẹ có thể vận dụng:
Khi bé gặp hiện tượng giãn ruột sinh lý, cha mẹ có thể bổ sung các loại lợi khuẩn đường ruột hay còn gọi là probiotic cho con. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể chọn ra một số chủng lợi khuẩn có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do các chủng lợi khuẩn này có thể đem lại một số tác dụng cho cơ thể như:
Việc massage bụng cho trẻ sẽ giúp trẻ có được cảm giác dễ chịu hơn, đồng thời nó cũng kích thích nhu động ruột để trẻ dễ đi ngoài hơn trong lúc bị giãn ruột sinh lý. Không chỉ vậy, động tác massage cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé luôn mạnh khỏe, từ đó tránh được tình trạng táo bón và đầy hơi ở trẻ.
Mẹ có thể cho bé nằm ở nơi kín gió, ấm áp, thư giãn rồi thực hiện các bước massage bụng cho bé như sau:
Cha mẹ nên massage cho bé khi bé không quá no và một ngày có thể thực hiện massage từ 1 đến 2 lần.
Việc tập thể dục nhẹ nhàng cho bé sẽ giúp tăng nhu động ruột để bé đi ngoài dễ dàng hơn trong lúc bị giãn ruột sinh lý và ngừa được tình trạng táo bón. Ngoài ra, việc tập luyện thường xuyên cũng giúp trẻ ăn ngon miệng và đúng giờ hơn. Cha mẹ có thể tập cho bé theo những động tác sau:
Cha mẹ hãy tập cho con lúc con đang cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất, đồng thời tiến hành tập trong khoảng 5-10 phút.
Tắm nước ấm sẽ giúp trẻ được thư giãn, dễ ngủ, tăng tuần hoàn máu trong cơ thể… Mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm cho bé để làm ấm cơ thể và chữa chứng đầy bụng, khó tiêu, giãn ruột sinh lý.
Nước tắm cho trẻ nên rơi vào khoảng 35 độ C để vừa đủ ấm mà vẫn đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của nước tắm bằng khuỷu tay hoặc dùng nhiệt kế. Ngoài ra, mẹ cũng cần giữ phòng tắm ấm và kín gió.
Chất xơ có tác dụng giúp làm mềm phân, từ đó phân sẽ di chuyển dễ dàng hơn trong đường ruột. Ngoài ra, thời gian đi ngoài của bé cũng sẽ ngắn hơn. Nếu bé uống sữa công thức, bạn có thể lựa cho bé những loại sữa bổ sung chất xơ có bán trên thị trường. Nếu bú mẹ, mẹ có thể tăng chất lượng sữa mẹ bằng cách áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ từ khoai lang, lê, chuối, rau lang, rau chân vịt, rau mồng tơi, bơ…
Sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ. Bởi trong sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp bé chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, làm giảm nguy cơ bị dị ứng, chàm, tăng thúc đẩy phát triển xương hàm, tăng cường hạn chế tình trạng táo bón và các triệu chứng giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh. Tăng số lần bú mẹ sẽ giúp ruột nhanh đầy hơn nên bé sẽ đi ngoài sớm hơn trước 6 đến 10 ngày. Mẹ có thể cho bé bú tối đa 15 lần mỗi ngày và cách nhau khoảng 1,5 giờ.
Tăng số lần bú mẹ có thể làm giảm các triệu chứng tiêu hóa do giãn ruột sinh lý
Nhà cửa, đồ chơi và đồ dùng của bé có thể có virus, vi khuẩn hay nấm mốc… gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Do vậy, mẹ cần thường xuyên vệ sinh những nơi hay những vật trẻ thường tiếp xúc để bảo vệ hệ tiêu hóa của bé.
Khi được chườm ấm vùng bụng, trẻ sẽ thấy dễ chịu hơn nhờ có sức nóng và sức nặng của khăn giúp đẩy hết hơi trong bụng ra ngoài. Mẹ cần chuẩn bị hai chiếc khăn, sau đó nhúng khăn vào nước nóng. Tiếp theo, mẹ vắt khô, mở khăn ra và đợi cho tới khi khăn có độ ấm phù hợp để tránh làm bỏng da bé. Lúc này, mẹ hãy gấp nhỏ một chiếc khăn rồi đặt lên bụng bé còn khăn kia quấn quanh bụng để cố định.
Tóm lại, chứng giãn ruột sinh lý là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với trẻ từ 2 đến 3 tháng tuổi. Khi con có biểu hiện của chứng giãn ruột sinh lý, cha mẹ không nên quá lo lắng, cần giữ bình tĩnh để xác định rõ tình trạng hiện tại của bé, từ đó có những biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời. Trên đây là những phương pháp đơn giản và hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng tại nhà để phần nào cải thiện được các triệu chứng mà giãn ruột sinh lý gây nên. Đội ngũ Nutrihome mong rằng thông qua bài biết này, cha mẹ sẽ nắm được những kiến thức bổ ích để việc chăm sóc trẻ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn hết.