Trẻ biếng ăn chậm lớn là “nỗi ám ảnh” của hầu hết các gia đình nuôi trẻ nhỏ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho làm các bậc phụ huynh gặp stress và cảm thấy mệt mỏi trong quá trình nuôi dạy con của mình. Hãy theo dõi bài viết để tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục việc lười ăn ở trẻ bạn nhé.
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu biếng ăn ở trẻ là điều quan trọng, giúp cha mẹ nhanh chóng có giải pháp cho trẻ biếng ăn chậm lớn hiệu quả.
Những dấu hiệu nhận biết bé lười ăn chậm lớn dưới đây là điều bạn nhất định phải ghi nhớ:
Thực tế, có rất nhiều những nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn chậm lớn ở trẻ. Dưới đây là tổng hợp những lý do thường thấy về nguyên khiến trẻ biếng ăn:
Khi trẻ bị ốm hoặc mắc một số bệnh lý có thể sinh ra cảm giác mệt mỏi, yếu ớt và không còn cảm hứng thích thú với chuyện ăn uống.
Một nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm lớn nữa là do việc sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh. Kháng sinh tiêu diệt hại khuẩn nhưng đồng thời nó cũng tiêu diệt cả những lợi khuẩn. Điều này, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và gây rối loạn tiêu hoá, trẻ tiêu hóa kém chậm lớn.
Khi nhận thấy con có các dấu hiệu của rối loạn đường tiêu hoá, nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng, ho, sổ mũi, viêm phổi,…. Thì cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế, khám bác sĩ để được điều trị ngay lập tức. Khi sức khoẻ của trẻ được quan tâm kịp thời, đúng cách có thể giúp tránh được tình trạng biếng ăn chậm lớn.
>>> Có thể mẹ quan tâm: Biếng ăn bệnh lý ở trẻ, bố mẹ phải làm sao để khắc phục?
Trong một số những giai đoạn, bé sẽ có những biểu hiện chán ăn và ăn ít hơn bình thường dù cân nặng và sức khỏe của bé vẫn không bị thay đổi quá nhiều. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ lười ăn chậm lớn, thường xảy ra theo những giai đoạn phát triển của mỗi bé khác nhau.
Khoảng thời gian trẻ biếng ăn do sinh lý thường diễn ra cùng lúc với những giai đoạn như: trẻ biết lật, ngồi, bò và tập đi đứng. Lúc đó, trẻ sẽ có xu hướng ăn ít hơn khẩu phần hàng ngày trong một vài ngày cho đến vài tuần.
Sau khoảng thời gian biếng ăn sinh lý, trẻ sẽ về lại ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, khoảng thời gian đó với mỗi trẻ là khác nhau, có trẻ nhanh nhưng có trẻ lại lâu. Vì vậy, nếu phụ huynh không chú ý và có biện pháp khắc phục sớm sẽ khiến bé dần hình thành nên thói quen biếng ăn.
>>> Có thể mẹ chưa biết: Trẻ biếng ăn sinh lý – mẹ phải làm gì?
Cha mẹ hay ép trẻ ăn hết đồ ăn bằng cách la mắng, quát mắng. Đôi khi lượng thức ăn mà phụ huynh yêu cầu quá nhiều so với mức ăn của trẻ. Kết quả nhận được là trẻ sẽ ngậm thức ăn, nôn trớ hoặc chống đối. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc sợ ăn ở bé và là nguyên nhân dẫn đến bé lười ăn chậm lớn.
Hoặc nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm lớn khác, trẻ có thể biếng ăn đột ngột nếu thay đổi môi trường, giờ ăn, địa điểm ăn và đối tượng cho ăn. Đặc biệt là những trẻ phải xa bố mẹ, gia đình sẽ có tâm trạng thay đổi, hay hờn dỗi, buồn và không muốn ăn.
Còn một lý do tâm lý khác, đó là cha mẹ cư xử quá lạnh nhạt với trẻ khiến trẻ chỉ biết dùng cách không ăn để phản kháng những hành vi của phụ huynh.
>>> Xem thêm: Biếng ăn tâm lý ở trẻ, bố mẹ phải làm sao để khắc phục?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên nhân khiến trẻ chậm lớn biếng ăn có thể bắt nguồn từ việc cơ thể trẻ bị thiếu vi chất. Khi bị thiếu những vi chất thiết yếu, cần thiết như vitamin A, vitamin B, vitamin C, sắt, kẽm, selen. Điều này, làm cho trẻ mất cảm giác ăn ngon, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn và còi cọc.
Nếu tình trạng thiếu chất kéo dài có thể dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, kèm theo một loạt các hệ luỵ khác như rối loạn vị giác, suy tim, kém phát triển thể chất và suy dinh dưỡng. Nghiêm trọng hơn nữa, là trẻ biếng có thể dễ bị nhiễm một số bệnh lý về đường hô hấp và tiêu chảy.
Một nguyên nhân khác khiến trẻ biếng ăn chậm lớn có thể do thức ăn không hợp với khẩu vị của bé. Cụ thể như: việc ăn duy nhất một món liên tục trong nhiều bữa, thức ăn quá nhạt hoặc quá mặn.
Vì vậy, khâu chuẩn bị thức ăn cho trẻ rất quan trọng, phụ huynh cần cố gắng thay đổi đa dạng các loại thức ăn để hiểu được khẩu vị của con.
Khi chế biến món ăn cho bé biếng ăn, người cha mẹ cũng cần sáng tạo và xen kẽ những món mà con yêu thích. Cách làm này sẽ giúp kích thích vị giác, tăng khẩu phần ăn của trẻ trở nên phong phú hơn.
Nếu tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài mà phụ huynh không xử trí kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tình trạng biếng ăn khiến trẻ không có đủ năng lượng và mất cân bằng chất dinh dưỡng. Trẻ biếng biếng ăn chậm lớn không thể phát triển đúng chuẩn về cân nặng, chiều cao và trí tuệ. Trẻ sẽ có thể trạng suy dinh dưỡng, xanh xao, ốm yếu, chậm phát thể chất hơn các bạn cùng lứa tuổi.
Thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến cho sức đề kháng suy yếu, suy giảm chức năng hệ miễn dịch. Là lý do khiến trẻ dễ mắc các bệnh như: viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột,…
Các bệnh lý do thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu sắt; còi xương; trẻ thấp bé chậm phát triển; khô mắt, khô giác mạc,…
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển trí não của trẻ. Tình trạng trẻ biếng chậm lớn ăn sẽ làm chậm phát triển trí tuệ do mất cân bằng và thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng.
Sự thiếu hụt các dưỡng chất để nuôi dưỡng não bộ khiến cơ thể trẻ hay mệt mỏi, khó tập trung học, giảm khả năng tư duy. Trẻ chậm phát triển trí tuệ dẫn đến giảm trí thông minh, gây ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ.
Tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn xuất phát nguyên nhân từ nhiều lý do khác nhau. Nếu biếng ăn ở trẻ kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy như: suy dinh dưỡng, kém phát triển về tầm vóc và trí não. Phụ huynh cần có giải pháp để bé ăn ngon miệng hơn và đẩy lùi chứng biếng ăn ở trẻ. Dưới đây là 9 giải pháp cho trẻ biếng ăn chậm lớn giúp bé ăn ngon, con mau ăn chóng lớn hiệu quả.
Đây là một trong những cách phổ biến nhất và có vai trò quan trọng giúp trẻ khắc phục tình trạng biếng ăn. Khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ cần phải đầy đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất bột đường, chất béo, chất xơ.
Việc thay đổi thực đơn, cách chế biến khác nhau là một trong những điều không thể thiếu giúp con ăn ngon miệng. Kết hợp các thực phẩm khác nhau sẽ làm giảm cảm giác nhàm chán cho trẻ khi ăn.
Đây là mẹo rất quan trọng đối dành cho những trẻ biếng ăn chậm lớn. Bởi vì, tâm lý của bé lúc này rất chán ăn, “sợ” đồ ăn, do vậy phụ huynh hãy giảm số bữa ăn một ngày xuống.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nên duy trì 3 bữa ăn chính, 2-3 bữa phụ là trái cây hoặc các chế phẩm từ sữa trong một ngày cho trẻ.
Mẹ cần chú ý tới thời gian ăn: 30 phút là thời gian hợp lý dành cho một bữa ăn. Mẹ cần chú ý thực hiện cho bé ăn vào giờ cố định để giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả. Việc làm này sẽ góp phần hình thành thói quen ăn uống và giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Theo nghiên cứu khoa học trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn nếu bố mẹ để con tự ăn, 15 tháng trở lên đã có thể tự ăn được. Vì nếu được đút bé sẽ hình thành thói quen, trẻ không tự cảm nhận được hương vị của món ăn và dễ gây ra cảm giác khó chịu dẫn đến việc trẻ lười ăn chậm lớn.
Bố mẹ nên đưa ra một vài gợi ý giúp con lựa chọn dễ dàng hơn. Việc này sẽ khiến cho bé có cảm thấy vui vẻ và thích thú với bữa ăn hàng ngày hơn.
Tự thói quen tự ăn khi đến giờ, không phụ thuộc vào tivi, điện thoại khi ăn. Phụ huynh cần tập thói quen tự ăn ở trẻ, đến giờ ăn, trẻ tự giác vào bàn ngồi ăn.
Tránh dùng thói quen vừa ăn, vừa đồ chơi, đọc sách/đọc truyện tranh, xem tivi hay dùng các thiết bị công nghệ khác trong khi ăn.
Bố mẹ nên khen ngợi khi trẻ đã chịu ăn dù chỉ là một lượng thức ăn nhỏ. Không nên phản đối món ăn trẻ chọn lựa.
Tạo không khí bữa ăn vui vẻ, gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đầy tiếng cười sẽ giúp trẻ lười ăn chậm lớn có hứng thú và tâm trạng phấn khích hơn khi ăn, khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn.
Bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nên dành thời gian tham gia các hoạt động tập thể dục cùng trẻ như đi bộ, cùng con chơi trốn tìm, đu quay,…
Việc làm này nếu được thực hiện đều đặn sẽ giúp trẻ phát triển xương, tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn sau khi hoạt động.
Trẻ em từ 1 tuổi tuổi trở lên, nên được tẩy giun định kỳ. Định kỳ tẩy cho trẻ là cứ 6 tháng 1 lần, vì trẻ rất dễ nhiễm giun, sán, gây suy nhược cơ thể, chán ăn, biếng ăn.
Trẻ biếng ăn chậm lớn nên bổ sung gì? Câu trả lời là những sản phẩm từ sữa là thực phẩm dẫn đầu giúp bổ sung lợi khuẩn cho trẻ em. Trong sữa hay sữa chua đều chứa hàm lượng dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất rất cao, giúp hỗ trợ khả năng tiêu hóa và hấp thu của trẻ.
Phụ huynh cần đảm bảo bổ sung cho trẻ theo định lượng sau đây:
Cụ thể, khi trẻ gặp phải tình trạng biếng ăn, phụ huynh cần tham khảo theo hướng dẫn của bác sĩ, để được tư vấn chuẩn nhất tình trạng của con em mình.
>>> Mẹ không nên bỏ qua bài viết: Trẻ biếng ăn phải làm sao? Hướng dẫn mẹ cách trị trẻ biếng ăn?
Trẻ biếng ăn làm cha mẹ phải suy nghĩ, tìm hiểu, có khi bố mẹ cũng bị stress, mệt mỏi rất nhiều trong quá trình nuôi dạy con. Khi bé lười ăn chậm lớn và phụ huynh không biết nên làm gì? Lúc này, giải pháp tốt nhất là mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ, để được thăm khám và tìm ra giải pháp cho trẻ biếng ăn chậm lớn hiệu quả nhất đối với tình trạng của trẻ.
Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, trẻ biếng ăn, lười ăn sẽ được thăm khám, thực hiện các chỉ định cận lâm sàng: siêu âm, xét nghiệm chuyên sâu bằng hệ thống máy móc hiện đại bậc nhất Việt Nam.
Nutrihome giúp chẩn đoán chính xác tình trạng dinh dưỡng của trẻ, từ đó đưa ra phác đồ toàn diện, khoa học, phù hợp với từng thể trạng của con bạn.
Dịch vụ đặc biệt và duy nhất tại Việt Nam của Nutrihome là “Khám, tư vấn & điều trị dinh dưỡng toàn diện cho trẻ biếng ăn”. Nutrihome là điểm đến an tâm nhất, đồng hành cùng các bậc phụ huynh trong suốt quá trình nuôi dạy con bạn.
Bên cạnh những giải pháp khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn. Các mẹ cần lưu ý những điều không nên sau, làm giúp con ăn thật ngon miệng:
Trên đây là những thông tin bổ ích để khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn. Để con có sức khỏe tốt, phát triển khỏe mạnh, bố mẹ phải kiên trì, kết hợp nhiều biện pháp khác nhau mang đến tâm lý thoải mái nhất cho con em mình. Việc giải quyết vấn đề biếng ăn sẽ đơn giản hơn nếu phụ huynh được các chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng hàng đầu tại Nutrihome hướng dẫn. Đặt câu hỏi cho Nutrihome hoặc gọi số hotline: 1900 633 599 để được các chuyên gia tư vấn cho phụ huynh cách lựa chọn thực phẩm, xây dựng thực đơn và chế biến món ăn ngon miệng giúp trẻ ăn ngon, thích ăn, mau lớn và khỏe mạnh toàn diện.