Trẻ kén ăn: 12 Bí quyết giúp mẹ cải thiện tình trạng bé ăn thiên lệch

28/06/2022 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Bác sĩ Trưởng Nutrihome Trường Chinh
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Bạn đang lo lắng vì trẻ kén ăn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ? Vậy, nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng Nutrihome tìm hiểu qua bài viết sau.

Khái niệm trẻ kén ăn

Mỗi ngày, các bà mẹ đều rất chú ý tới việc chế biến những món ăn thơm ngon và lạ mắt, song con trẻ vẫn không chịu ăn. Nguyên nhân là do những thói quen ăn uống xấu, không lành mạnh của trẻ.

Vậy những thói quen ấy biểu hiện như thế nào? Và làm sao để có thể khắc phục được những thói xấu ấy?

Đối với trẻ em hiện nay, dù ở nông thôn hay thành thị, cũng đều có hai hiện tượng phân hóa rất rõ rệt, đó là những đứa trẻ hoặc là gầy, hoặc béo.

Theo ý kiến từ các chuyên gia, ngoài các yếu tố bệnh tật và di truyền, còn một nguyên nhân quan trọng nữa đó là thói quen ăn uống xấu và không lành mạnh ở trẻ, mà trong đó rõ nhất là chứng kén ăn và ăn thiên lệch.

Thực tế, việc chọn lựa món ăn là hiện tượng thường gặp do mỗi người đều có khẩu vị và sở thích riêng. Song nếu nhìn từ góc độ dinh dưỡng học, khi trẻ em có các biểu hiện sau thì coi là kén ăn và ăn thiên lệch:

  • Chỉ ăn một vài món, không chịu ăn hoặc ăn rất ít, ăn không đủ khẩu phần ăn theo yêu cầu.
  • Không ăn một số loại thực phẩm nhất định

Theo các chuyên gia, có khoảng 25-30% trẻ trong độ tuổi chập chững biết đi và mẫu giáo có hiện tượng kén ăn. Kén ăn lâu dài sẽ dẫn đến biếng ăn tâm lý, gây thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

trẻ kén ăn, ăn thiên lệch

Trẻ ăn thiên lệch, chỉ ăn một vài món là một trong những biểu hiện của kén ăn

Dấu hiệu nhận biết sớm bé kén ăn là gì?

Trẻ kén ăn thường rất dễ nhận biết. Một số biểu hiện mà các mẹ nên nắm được để có hình thức điều chỉnh phù hợp:

  • Bé hay bảo: “Con không ăn món đó đâu”: Hình thức phổ biến nhất là khi trẻ liên tục nói “con không thích ăn món đó”, thậm chí là giận dữ khi nhìn thấy món ăn nào đó. Điều này hoàn toàn bình thường và cha mẹ không cần quá lo lắng, hãy tiếp tục cung cấp cho bé những thực phẩm cần thiết đó.
  • Từ chối ăn những thức ăn ‘từng’ yêu thích: trẻ con sẽ luôn thay đổi theo ngày, có thể hôm qua bé thích ăn, nhưng hôm nay bé sẽ cảm thấy không còn hứng thú nữa. Đây không phải dấu hiệu đáng báo động, mẹ hãy kiên trì cho con ăn những thức ăn con yêu thích trước đó.
  • Lặp đi lặp lại một món ăn hàng ngày: Việc bé chỉ đòi ăn một món ăn trong nhiều ngày cũng chính là dấu hiệu của việc kén ăn. Đây được gọi là hội chứng “food jag”.
  • Trẻ từ chối thử những món mới: Từ việc chỉ muốn ăn một món nhất định, sẽ dẫn đến việc trẻ từ chối thưởng thức những món ăn khác. Mẹ hãy kiên nhẫn chế biến các món mới, tạo hứng thú cho trẻ thử các món mới.
  • Quấy khóc ‘lộn xộn’ trong bữa ăn: Trẻ có một số biểu hiện như khóc, ném đồ ăn, lật bát… cũng chính là dấu hiệu của việc trẻ kén ăn. Cha mẹ cũng không nên bắt ép trẻ ăn bởi sẽ tạo ra không khí căng thẳng trong bữa ăn.
  • Không quan tâm đến bữa ăn: Trẻ thường bị thu hút bởi những món đồ chơi, con vật xung quanh hay bất cứ sự vật nào quanh trẻ. Khi đã bị hấp dẫn bởi những thứ xung quanh, sẽ rất khó để trẻ ngồi xuống bàn ăn và ăn một cách ngon lành. Tình trạng này kéo dài dần sẽ khiến trẻ kén ăn.
  • Thường không ăn hết khẩu phần: Trẻ kén ăn sẽ thường xuyên bỏ dở thức ăn, không ăn hết khẩu phần ăn trong bát. Về lâu dài, thói quen này sẽ ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của trẻ.
  • Ăn chậm: Thông thường, những trẻ kén ăn sẽ ăn rất chậm. Mỗi bữa ăn của trẻ sẽ kéo dài đến cả tiếng đồng hồ. Nếu trẻ ăn uống ngon miệng mỗi bữa ăn sẽ chỉ kéo dài 25-30 phút.
  • Trẻ không ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa, rau, quả: Việc không ăn hoặc không thích ăn một số loại thực phẩm điển hình như thịt, cá, trứng, sữa, rau, quả cũng là một biểu hiện thường thấy ở trẻ kén ăn.
  • Một số dấu hiệu khác: Ở một số trẻ, việc buồn nôn, nôn oẹ… khi nhìn thấy thức ăn cũng cho thấy trẻ đang mắc chứng kén ăn.

Dấu hiệu nhận biết sớm bé kén ăn

Trẻ không quan tâm đến bữa ăn cũng chính là dấu hiệu của việc kén ăn

Nguyên nhân khiến trẻ kén ăn là gì?

Hai nhóm nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ kén ăn là nguyên nhân từ phía trẻ và từ phía gia đình.

Nguyên nhân từ phía trẻ

  • Do sợ hãi: Ở một số trẻ đã trải qua cảm giác đau đớn khi bị hóc, khó thở, đặt ống thông… khiến trẻ hình thành nỗi sợ khi ăn. Ngoài ra, trẻ có thể sợ vì phải ăn dặm quá sớm khi trẻ phát triển chưa đầy đủ phản xạ và khả năng phối hợp để đáp ứng với chế độ ăn bổ sung.
  • Do tâm lý: Các nguyên nhân về tâm lý có thể kể đến như trẻ quá tập trung vào những thứ xung quanh, do tâm lý phản ứng lại khi bị ép ăn, do sự thay đổi tâm lý trong quá trình phát triển.
  • Do sợ thức ăn mới: Trẻ thường có tâm lý sợ và rụt rè khi thử một món ăn mới, dẫn đến việc trẻ chỉ muốn ăn mãi những thực phẩm quen thuộc trước đó. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến kén ăn ở trẻ.

Nguyên nhân từ phía gia đình

  • Tâm lý gia đình: Cha mẹ thường có tâm lý bắt trẻ ăn nhiều hơn so với nhu cầu của bé, từ đó sẽ tạo cho trẻ cảm giác sợ ăn.
  • Kỳ vọng thiếu thực tế của gia đình: Cha mẹ không nắm rõ về mức độ tăng trưởng và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng giai đoạn, dẫn đến việc kỳ vọng quá mức đối với sự phát triển của trẻ.
  • Cho trẻ ăn thức ăn bổ sung không hợp lý: Việc bổ sung cho trẻ quá nhiều các loại nước uống như sữa, nước trái cây, hay bánh kẹp sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ.
  • Cho trẻ ăn không đúng cách: Ép trẻ ăn, không cho trẻ ăn theo nhu cầu sẽ làm trẻ sợ ăn, kén ăn.
  • Hành vi ăn uống của gia đình không khoa học: Thực tế thói quen ăn uống của trẻ ảnh hưởng rất nhiều từ thói quen và hành vi ăn uống của cả gia đình. Do đó, nếu gia đình có những thói quen ăn uống không lành mạnh, ít nhiều cũng sẽ tác động lên trẻ.

Làm sao để xác định nguyên nhân bé kén ăn?

Để xác định được nguyên nhân bé kén ăn, cha mẹ cần chú ý:

  • Kiểm tra các chỉ số sức khỏe định kỳ, từ đó:
  • Loại trừ khả năng trẻ mắc các bệnh mãn tính dẫn đến hội chứng kén ăn.
  • Phát hiện các dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Loại trừ các nguyên nhân làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ.
  • Theo dõi lịch trình ăn uống chi tiết trong vòng 3-7 ngày để:
  • Tính toán được mức năng lượng mà trẻ hấp thụ: Khẩu phần ăn, thời gian ăn, không khí bữa ăn…
  • Nếu giảm cảm giác thèm ăn xuất hiện đột ngột và xảy ra với tất cả các loại thức ăn là biểu hiện của bệnh lý.

Cách phòng ngừa bé biếng ăn, kén ăn

Để phòng ngừa bé kén ăn, cha mẹ cần:

  • Cho trẻ ăn đúng bữa
  • Cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm
  • Cho trẻ ăn đủ số lượng bữa phù hợp với độ tuổi của trẻ
  • Cho trẻ ăn bổ sung đúng thời điểm (6 tháng tuổi), không nên ăn quá sớm hoặc quá muộn

Bé kén ăn, ăn thiên lệch làm thế nào?

  • Cho trẻ ăn uống điều độ: Trẻ cần có một chế độ ăn uống điều độ, hợp lý, ăn đủ các bữa, không bỏ bữa. Không nên ép trẻ ăn quá nhu cầu của bé, sẽ gây ra cảm giác sợ ăn.
  • Lựa chọn thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ: Đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hoá non trẻ của bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và thích ứng dần. Do vậy việc lựa chọn thức ăn phù hợp cho trẻ là rất quan trọng. Cha mẹ nên lưu ý lựa chọn các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin C bởi nó giúp xương phát triển khoẻ mạnh. Tránh lựa chọn các loại thực phẩm chiên dầu, đồ ăn nhanh, đồ ăn có ga. Một số thực phẩm được khuyên dùng cho trẻ như: trứng, hàu, các loại hải sản, phomai, sữa, sữa chua, thịt gia cầm, thịt bò, lợn, đậu…

dinh dưỡng cho Bé kén ăn, ăn thiên lệch

Lựa chọn thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ giúp tránh tình trạng kén ăn

  • Lên kế hoạch cho bé ăn món mới: Để tránh tình trạng bé kén ăn, ăn thiên lệch, mẹ cần có kế hoạch cho bé được tiếp xúc, trải nghiệm các món ăn mới lạ để bé tập làm quen. Nên cho bé làm quen dần dần trên quy tắc vẫn duy trì các món cũ, không nên thay đổi hoàn toàn món ăn trong 1-2 bữa.
  • Xen kẽ món mới và món cũ: Đan xen món cũ, món mới sẽ giúp bé đỡ bỡ ngỡ và tránh các thay đổi đột ngột trong chế độ dinh dưỡng của bé.
  • Cho trẻ ăn vừa đủ khẩu phần: Mẹ cần cho bé ăn vừa đủ cả về số bữa lẫn và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi. Hãy khuyến khích trẻ ăn hết phần thức ăn củ mỗi bữa để lượng dinh dưỡng được đảm bảo, đồng thời cũng tạo thói quen ăn hết khẩu phần, không kén ăn.
  • Tập trung vào giá trị dinh dưỡng: Khi lên thực đơn và chọn thực phẩm cho bé, nên tập trung vào giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, không cần quá chú trọng việc thực phẩm đó đắt hay rẻ. Những loại dinh dưỡng mà trẻ cần trong giai đoạn này như canxi, sắt, protein, vitamin…
  • Hạn chế đường và gia vị: Cần tránh lạm dụng các thực phẩm ngọt hoặc các loại đường khi chế biến món ăn. Bởi dù hàm lượng calo cao song có thể gây ra tình trạng béo phì, một trong những tình trạng rất khó kiểm soát ở trẻ.
  • Bố mẹ cần làm gương cho trẻ: Thói quen và hành vi ăn uống của cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen ăn uống của trẻ. Để làm gương tốt cho trẻ, người lớn cũng nên ăn nhiều loại thức ăn, không bỏ bữa, ăn hết khẩu phần ăn để tạo cảm hứng tốt cho trẻ.
  • Cho bé ăn cùng gia đình: Không nên tách biệt bữa ăn của bé. Cho bé ăn cùng gia đình sẽ tạo cho bé cảm giác thích thú với các món ăn, không biệt lập, không khí vui vẻ của bữa ăn sẽ làm bé có nhiều cảm hứng ăn uống hơn.
  • Sáng tạo với công thức và cách trưng bày: Mẹ nên tạo hình bắt mắt và cuốn hút hơn cho các món ăn. Nên chọn tạo hình những hình thù con vật, sự vật mà bé thích thú trong đời sống để giúp bé ăn được nhiều hơn.
  • Cắt giảm ăn vặt không lành mạnh: Khi bé kén ăn, cha mẹ thường có tâm lý lo sợ vì bé ăn được ít nên sẽ thấy đói, từ đó hay có thói quen cho bé ăn vặt giữa các bữa. Đây là việc làm khá sai lầm của cha mẹ. Khi bé đói, con đói sẽ là chất xúc tác khiến bé có cảm giác thèm ăn hơn, từ đó ăn được nhiều thức ăn hơn.
  • Nhận trợ giúp từ chuyên gia: Khi đã áp dụng các cách trên mà tình trạng kén ăn của bé vẫn không được cải thiện, mẹ hãy đưa bé đến đi khám dinh dưỡng để nhận lời khuyên từ các chuyên gia, bác sĩ bởi rất có thể bé đã bị một số bệnh lý gây biếng ăn. Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, quy trình khám, tư vấn và thiết kế thực đơn cho bé kén ăn được xây dựng khoa học, cá thể hoá theo ngày/tuần/tháng và phù hợp với nhu cầu, thể trạng, sở thích của từng trẻ.

Trẻ kén ăn: Bố mẹ không nên làm điều gì?

Khi trẻ có hiện tượng kén ăn, để tránh tình trạng kéo dài nghiêm trọng, cha mẹ cần tránh 2 vấn đề sau:

  • Ép trẻ ăn: Thực tế việc ép trẻ ăn thường dẫn đến trẻ ăn ít hơn, kén ăn hơn. Việc ép buộc cũng tạo cho trẻ thói quen dựa vào người khác để xác định khẩu phần ăn của mình. Điều này sẽ dẫn đến thói quen ăn uống không lành mạnh. Trên thực tế, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ép trẻ ăn thực sự có thể làm cho hành vi kén ăn trở nên tồi tệ hơn.
  • Càm ràm hoặc giao dịch với con: “Chỉ hai miếng nữa thôi!”, “Nếu con ăn rau con sẽ được tráng miệng bằng bánh kẹo ngọt.” Những cách làm như thế này không hiệu quả về lâu dài. Những đứa trẻ học cách thực hiện các giao dịch về ăn uống sẽ nhanh chóng học cách thực hiện các giao dịch và yêu cầu phần thưởng khi làm những việc khác – như đánh răng hoặc đi giày. Và lâu dần trẻ sẽ không làm được gì trừ khi có phần thưởng cho việc đó.

Trẻ kén ăn, ăn thiên lệch thường đi kèm với tình trạng lười ăn. Con biếng ăn, kén ăn kéo dài khiến cơ thể trẻ bị thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng quan trọng, và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Rate this post
10:59 06/01/2023