Biếng ăn tâm lý ở trẻ, bố mẹ phải làm sao để khắc phục?

28/04/2022 Theo dỗi Nutrihome trên google news Tác giả: Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome

Tương tự biếng ăn sinh lý, biếng ăn tâm lý ở trẻ em cũng là tình trạng phổ biến. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy bé biếng ăn tâm lý phải làm sao? Cùng Nutrihome tìm hiểu ngay tại bài viết nhé.

Biếng ăn là “bệnh” rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi với các biểu hiện đặc trưng “trẻ ăn ít, không hứng thú với việc ăn uống, ăn trong “nước mắt”… Biếng ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có 2 nguyên nhân chính là biếng ăn bệnh lý và biếng ăn tâm lý.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ em là gì?

Biếng ăn tâm lý ở trẻ là tình trạng trẻ sợ hãi, cảm thấy bức bối, khó chịu hay phản ứng tiêu cực do bị la mắng, thúc ép, buộc ăn nhiều.

Cần phân biệt rõ biếng ăn tâm lý và biếng ăn bệnh lý ở trẻ. Biếng ăn bệnh lý là tình trạng trẻ biếng ăn ngay từ giai đoạn bào thai, hoặc do trẻ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút, có vấn đề ở hệ tiêu hóa, mắc các bệnh mạn tính, có tổn thương ở răng miệng… Nếu chữa dứt điểm các bệnh lý trẻ mắc phải, việc ăn uống sẽ trở lại bình thường.

Còn biếng ăn tâm lý là một dạng của rối loạn ăn uống ở trẻ, không được xem là bệnh. Đây là một triệu chứng tạm thời, chỉ xảy ra trong một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không phát hiện và can thiệp kịp thời biếng ăn tâm lý ở trẻ sẽ dẫn đến thiếu vi chất, suy dinh dưỡng, gây những tác động không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ, thậm chí nguy cơ tử vong.

Biếng ăn tâm lý ở trẻ em là gì?

Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ

Khác với biếng ăn bệnh lý (do bị bệnh), trẻ biếng ăn tâm lý được xác định do các nguyên nhân khởi phát chủ yếu dưới đây gây ra:

  • Đột ngột bị thay đổi môi trường sống, lối sống sinh hoạt, thói quen ăn uống mà trẻ không thích nghi được/ hoặc chậm thích nghi. Chẳng hạn: trẻ đi học mẫu giáo, chuyển trường mới hay thay đổi người chăm sóc/ cho trẻ ăn uống, thay đổi giờ giấc ăn, cách thức cho ăn, món ăn không hợp khẩu vị…
  • Trẻ chậm tăng cân, trẻ bị bố mẹ thúc ép ăn nhiều (nhằm hồi phục sức khỏe) sau khi vừa ốm dậy, hoặc đang trong giai đoạn mọc răng… điều này gây cảm giác “sợ” ăn, ức chế bài tiết các men tiêu hóa làm trẻ ngán ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến biếng ăn tâm lý.
  • Không khí bữa ăn đầy căng thẳng, trẻ bị dọa nạt, quát mắng/ép ăn khi không thích món nào đó, hoặc ăn chậm… khiến trẻ sợ hãi, ức chế tâm lý khi bị bắt buộc ăn món không thích. Hoặc đôi khi trẻ bị ép buộc phải thực hiện một số “quy định” khi ăn như: ngồi ăn tại một chỗ, ăn hết khẩu phần ăn trong 30 phút, ăn quá mức so với nhu cầu, trộn thuốc vào thức ăn… Đây cũng được xem là nguyên nhân gây biếng ăn khá phổ biến mà nhiều bố mẹ lo lắng bé biếng ăn tâm lý phải làm sao.

Những trẻ nào có nguy cơ mắc chứng biếng ăn tâm lý?

Biếng ăn tâm lý có thể xảy ra ở trẻ nhỏ hầu hết mọi độ tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là những trẻ dưới 6 tuổi.

Trong đó, cần lưu ý tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh thường biểu hiện bằng việc trẻ bú ít, hay ngậm, không chủ động đòi bú, không bú đủ cữ sữa quy định trong một ngày… dẫn đến trẻ chậm phát triển thế chất, trí não.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị biếng ăn tâm lý

Tương tự các loại biếng ăn khác, dấu hiệu biếng ăn ở trẻ nhỏ nói chung và biếng ăn tâm lý nói riêng đều có điểm đặc trưng, không quá khó để nhận biết.

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu bố mẹ thấy trẻ có các biểu hiện dưới đây trong bữa ăn cần tìm cách can thiệp kịp thời tránh để biếng ăn ở trẻ kéo dài khiến việc điều trị khó khăn. Chưa kể, tình trạng này còn gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

So với bình thường trẻ bỗng dưng ăn ít hơn, đồng thời có động tác che/ngậm miệng, quay mặt chỗ khác khi thấy thức ăn; kéo dài bữa ăn trên 30 phút bằng cách không chịu nhai và nuốt thức ăn vào bụng, không ăn hết khẩu phần ăn hay chỉ ăn rất ít so với khẩu phần ăn theo độ tuổi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị biếng ăn tâm lý

Trẻ bị biếng ăn tâm lý thường khóc hoặc che miệng khi được đút ăn

Hoặc trẻ từ chối ăn bằng cách khóc thét thật to (như bị ai đó đánh)/phun thức ăn ra ngoài nếu bị ép ăn. Một số trẻ lớn có thể… chạy trốn, tỏ ra khó chịu/nhăn nhó khi đến giờ ăn.

Ngoài ra, một số trẻ biếng ăn tâm lý còn biểu hiện thông qua hành động nôn ói, buồn nôn khi ngửi mùi hoặc nhìn thấy thức ăn.

Lưu ý, ngoài các biểu hiện trên, bố mẹ cũng có thể xác định tình trạng biếng ăn của trẻ thông qua lượng thức ăn theo độ tuổi, tình trạng táo bón/lượng phân ít hơn thông thường, trẻ chậm tăng cân hoặc không tăng cân hoặc thậm chí sụt cân trong 3 tháng liên tiếp.

Các biến chứng của bệnh biếng ăn tâm lý ở trẻ em

Biếng ăn nói chung và biếng ăn tâm lý ở trẻ nói riêng nếu kéo dài, không được phát hiện sớm và điều trị sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Hậu quả đầu tiên dễ thấy là trẻ lười ăn, ăn ít, lâu dần việc ăn ít sẽ trở thành thói quen khó thay đổi/khắc phục. Điều này dẫn đến thiếu vi chất dinh dưỡng (bao gồm chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), suy dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Nếu trẻ mắc bệnh sẽ rất lâu khỏi, sức khỏe chậm hồi phục, đồng thời trở nên biếng ăn hơn sau các đợt bệnh gây suy dinh dưỡng kéo dài và ngày càng nặng hơn.

Suy dinh dưỡng kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác như thiếu máu, gặp các vấn đề ở tim (suy tim, nhịp tim bất thường, hở van hai lá), loãng xương, mất cơ bắp, bất thường về điện giải, tổn thương thận…

Chẩn đoán chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ em

Nếu trẻ có đầy đủ các dấu hiệu và yếu tố nguy cơ trên, thay vì lo lắng bé biếng ăn tâm lý phải làm sao, bố mẹ nên càng sớm càng tốt đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để được đánh giá, kiểm tra tình trạng sức khỏe dinh dưỡng chính xác nhất với sự hỗ trợ của các thiết bị chẩn đoán hiện đại, từ đó các chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, xây dựng thực đơn theo sở thích của trẻ nhằm kích thích, giúp trẻ ăn uống ngon miệng trở lại.

Để giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả biếng ăn ở trẻ, ngoài thăm khám lâm sàng như siêu âm, kiểm tra sức khỏe tổng quát, cân và đo chiều cao các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm huyết học, sinh hóa, phân tích thành phần cơ thể, xét nghiệm vi chất (vitamin D, vitamin B)…

Bé biếng ăn tâm lý phải làm sao?

Biếng ăn ở trẻ không phải là bệnh lý mà chỉ là một dạng rối loạn ăn uống tạm thời. Vì vậy, để giúp trẻ thích ăn, ăn uống ngon miệng trở lại, trước tiên bố mẹ cần điều chỉnh, ổn định tâm lý của chính bản thân.

Bé biếng ăn tâm lý phải làm sao?

Trẻ biếng ăn tâm lý, mẹ phải làm gì?

Hãy tạo cho trẻ tâm lý thật thoải mái khi ăn, tuyệt đối không ép buộc hay dọa nạt, có thể cho trẻ tham gia những bữa ăn cùng gia đình và động viên, khen ngợi khi trẻ ăn ngoan, ăn nhiều hơn bình thường.

Bên cạnh đó, cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ và điều trị dựa trên nguyên nhân. Nếu trẻ đi học biếng ăn do thực đơn ở trường không hợp với khẩu vị, bố mẹ có thể điều chỉnh dần dần thực đơn bữa ăn nhà dựa theo thực đơn ở trường để bé làm quen, thích nghi.

Hoặc nếu trẻ chưa quen với môi trường học tập mới, cô giáo/người cho ăn mới bố mẹ có thể tập cho trẻ quen dần, không nên đột ngột thay đổi. Thời gian đầu đưa trẻ đến lớp bố mẹ nên đón trẻ về nhà ăn cho đến khi trẻ quen dần.

Cách ngăn ngừa trẻ bị biếng ăn tâm lý

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nhằm tránh trẻ bị biếng ăn tâm lý bố mẹ nên cho trẻ ăn theo nhu cầu độ tuổi, không ép trẻ ăn quá nhiều (dừng cho ăn khi trẻ không muốn) hoặc ăn nhiều những món trẻ không thích (thay vì ép có thể tập cho trẻ ăn từ từ, từng chút đến khi quen).

Luôn tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi trẻ ăn uống để trẻ cảm nhận đây không phải là… cuộc chiến, có thể cho trẻ ăn cùng cả nhà. Điều này có thể tránh được trẻ bị sặc thức ăn (khi vừa khóc vừa ăn) gây nguy hiểm đường thở.

Cách ngăn ngừa trẻ bị biếng ăn tâm lý

Luôn tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi ăn để phòng tránh biếng ăn tâm lý ở trẻ.

Đồng thời nên thay đổi thực đơn ăn uống của trẻ hàng ngày tránh cho ăn đi ăn lại một món nhàm chán, học cách trình bày món ăn đẹp mắt, ngon miệng, nhiều màu sắc để kích thích thị và vị giác của trẻ.

Cuối cùng, cần ghi nhớ, tránh cho trẻ ăn vặt trước bữa chính vì có thể khiến trẻ no ngang, bỏ bữa. Đặc biệt với những trẻ nhỏ khó uống thuốc, không nên trộn thuốc vào thức ăn để “đánh lừa” trẻ. Có thể muỗng đầu tiên trẻ ăn, nhưng bắt đầu muỗng thứ 2 trẻ sẽ không ăn nữa và luôn trong trạng thái… cảnh giác với các món ăn.

Chế độ ăn uống của trẻ bị biếng ăn tâm lý

Để trẻ không bị thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng sự phát triển, các chuyên gia khuyên nên đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất chính (chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất) trong chế độ ăn của trẻ, bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm vừa giúp trẻ làm quen với nhiều loại, vừa giúp trẻ tránh thiếu chất… và sớm cải thiện tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ.

Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn với liều lượng như khuyến nghị. Ở những trẻ bắt đầu ăn dặm và trẻ lớn hơn, ngoài cho ăn cần cho trẻ bú thêm sữa mẹ/ hoặc sữa công thức để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể.

Đối với các mẹ có con nhỏ, nhất là những trẻ bị biếng ăn tâm lý, nuôi con thực sự là một cuộc chiến. Làm sao để trẻ chịu ăn, không biếng ăn, ăn nhanh và ăn ngon miệng luôn là vấn đề khiến các bố mẹ đau đầu. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên về biếng ăn tâm lý ở trẻ em sẽ giúp bố mẹ nuôi con nhàn tênh, không hoang mang.

4/5 - (1 bình chọn)
10:59 06/01/2023

Discover more from Nutrihome

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading