Trẻ nói ngọng và chữa nói ngọng cho trẻ như thế nào?

18/05/2021 Theo dỗi Nutrihome trên google news

Ở một số trẻ nhỏ, tình trạng trẻ nói ngọng thỉnh thoảng hay gặp và điều đó không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, ví dụ trẻ 5 tuổi vẫn nói ngọng, trẻ 4 tuổi nói ngọng…, thậm chí còn nặng hơn thì cần phải có sự đánh giá và can thiệp kịp thời nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng của nói ngọng lên chất lượng cuộc sống của trẻ. 

Nguyên nhân trẻ nói ngọng là gì? Nói ngọng bẩm sinh có đúng không? Nói ngọng có chữa được không? Cách chữa nói ngọng hay cách dạy trẻ hết nói ngọng là gì? Ba mẹ nên dạy trẻ nói ngọng ra sao?… Đó là những thắc mắc chung thường gặp của các bậc ba mẹ khi không may có con nhỏ bị tật nói ngọng hiện nay. Cùng các chuyên gia tại Nutrihome giải đáp các thắc mắc này nhé.

trẻ nói ngọng khi còn bé là bình thường

Khi trẻ còn nhỏ, việc trẻ nói ngọng xảy ra thỉnh thoảng có thể là điều bình thường

Nói ngọng là gì?

Khi trẻ bắt đầu tập nói, đôi khi bố mẹ sẽ gặp tình trạng trẻ nói ngọng – phát âm sai. Theo thời gian, việc phát âm sai này sẽ giảm dần đối với những trẻ bình thường. Đa phần trẻ em sẽ phát âm đúng từ vựng khi được 4 tuổi. Trẻ nói ngọng là khi không thể phát âm được đúng các từ giống như các trẻ khác ở cùng lứa tuổi. 

Khi trẻ nói ngọng, trẻ có thể thay một âm này bằng một âm khác, hay có thể thay đổi âm, bỏ bớt hay thêm một âm nào đó, và điều đó làm cho những người xung quanh có thể khó để hiểu những câu mà trẻ nói. 

Trẻ nói ngọng khi nào thì phải đi khám?

Khi trẻ còn nhỏ, đôi khi trẻ nói ngọng, phát âm sai, đó là điều tương đối bình thường. Ví dụ một số trẻ sẽ nói “bác chĩ” thay vì “bác sĩ” hoặc một số trẻ thậm chí cắt ngắn từ lại (“i ọc” thay vì “đi học”). Điều này hoàn toàn ổn khi trẻ còn bé. Nhưng nếu trẻ của bạn vẫn cứ tiếp tục phát âm như thế khi trẻ đã lớn, thì đó là một vấn đề và trẻ nên được đưa đến các bệnh viện chuyên khoa Nhi để đánh giá. 

Nguyên nhân trẻ nói ngọng là gì?

Một số trẻ sẽ có nguy cơ nói ngọng cao hơn một số trẻ khác, ví dụ trẻ có bệnh lý bại não, rối loạn về thể chất như sứt môi chẻ vòm, bố mẹ trình độ thấp, thiếu sự hỗ trợ và tương tác tại gia đình, trẻ giảm thính lực hay trẻ có rối loạn về phát triển.

Dính thắng lưỡi, nguyên nhân trẻ nói ngọng

Dính thắng lưỡi là một nguyên nhân hay gặp của trẻ nói ngọng

Nguyên nhân trẻ nói ngọng có thể có như là tình trạng dính thắng lưỡi, sứt môi chẻ vòm, các rối loạn ảnh hưởng tới các dây thần kinh liên quan đến phát âm, tổn thương não, rối loạn các cơ trong việc phát âm, các rối loạn về phát triển như rối loạn phổ tự kỷ cũng có thể làm trẻ nói ngọng, các hội chứng bẩm sinh như hội chứng Down, giảm thính lực hay tổn thương não (ví dụ như chấn thương, bại não, v.v…) 

Nói ngọng có chữa được không?

Nói ngọng có chữa được không? Câu trả lời là . Nói ngọng hoàn toàn có thể chữa được nếu ba mẹ phát hiện kịp thời. Chính vì thế, ba mẹ cần sớm đưa trẻ đi thăm khám, để được hướng dẫn cách chữa nói ngọng hiệu quả, tránh cản trở tuổi thơ tươi đẹp của trẻ, nguy hiểm hơn là thành tật cả đời.

Khi thăm khám trẻ nói ngọng, đầu tiên trẻ sẽ được đánh giá về khả năng nghe, điều này nhằm đảm bảo không phải rằng do trẻ nghe sai và phát âm từ bị sai. Khi đã loại trừ được khả năng trẻ bị giảm thính lực, trẻ sẽ được gặp một chuyên viên âm ngữ trị liệu, họ là những chuyên gia trong việc đánh giá và điều trị những trẻ nói ngọng.

Chuyên viên âm ngữ trị liệu kiểm tra khả năng nói của trẻ nói ngọng. Chuyên viên sẽ lắng nghe và đánh giá sự phát âm của trẻ thông qua cách cử động của hàm, của lưỡi và môi. Ngoài ra, chuyên viên âm ngữ trị liệu còn kiểm tra kĩ năng ngôn ngữ của trẻ vì nhiều trẻ nói ngọng có thể kèm rối loạn ngôn ngữ. Việc đánh giá và phát hiện sớm rối loạn phát âm rất quan trọng trong việc điều trị các rối loạn này.

ngữ âm trị liệu, trẻ nói ngọng

Chuyên viên âm ngữ trị liệu là người sẽ đánh giá toàn diện cho trẻ nói ngọng

Sau khi được đánh giá toàn diện, để chữa nói ngọng, chuyên viên âm ngữ trị liệu sẽ giúp trẻ phát âm lại đúng và rõ ràng hơn bằng các bài tập. Những phương pháp có thể có bao gồm giúp trẻ học cách phát âm đúng, học cách nhận biết, đánh giá các âm là đúng hay sai, tập phát âm các từ khác nhau, tập phát âm câu dài. Với sự điều trị về âm ngữ đúng đắn, các trẻ nói ngọng sẽ có sự tiến bộ vượt bậc thấy rõ khi phát âm. 

Bố mẹ làm gì để dạy trẻ nói ngọng?

Bên cạnh các bài tập tại nơi khám như trên, các chuyên viên âm ngữ trị liệu có thể hướng dẫn cho phụ huynh các hoạt động và các chiến lược để giúp trẻ nói ngọng có thể được tập luyện thêm ở nhà. Nếu trẻ có những vấn đề liên quan đến thể chất (như chẻ vòm, giảm thính lực v.v…), chuyên viên âm ngữ trị liệu sẽ cho trẻ gặp thêm các chuyên gia ví dụ như các bác sĩ răng hàm mặt hay bác sĩ tai mũi họng nếu cần thiết.

Bố mẹ có thể làm thêm một số thứ sau đây để giúp cho trẻ nói ngọng nhà mình: luôn tuân thủ đúng lịch điều trị với chuyên viên âm ngữ trị liệu, có thể liên hệ để các nhà trị liệu hợp tác với nhau nhằm đưa ra phương án thích hợp nhất cho trẻ. Bên cạnh đó, hãy liệt kê tất cả những vấn đề mà trẻ đang gặp phải để chuyên gia có một cái nhìn toàn diện hơn, từ đó đưa ra một liệu trình thích hợp cho bé, giúp việc chữa nói ngọng hay cách dạy trẻ hết nói ngọng hay dạy trẻ nói ngọng trở nên hiệu quả hơn. 

Rate this post
10:14 06/01/2023