Bước vào độ tuổi cắp sách đến trường, trẻ chuyển sang giai đoạn phát triển mới, tuy chậm hơn nhưng không kém phần quan trọng so với thời kỳ trước đó. Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiểu học đúng cách sẽ tạo nền tảng vững chắc về thể chất và trí tuệ cho con trong những năm học đầu tiên, đồng thời tạo đà cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiểu học đúng cách sẽ tạo nền tảng vững chắc về thể chất và trí tuệ
Khi được 6 tuổi, trẻ bắt đầu làm quen với môi trường học tập mới mẻ. Từ tâm lý thụ động trong sự chăm sóc của cha mẹ ở giai đoạn mẫu giáo, trẻ dần trở nên chủ động hơn, khám phá mọi thứ xung quanh nhiều hơn. Vì thế, trẻ cần được cung cấp nguồn dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, học tập cũng như vui chơi.
Ngoài ra, “trẻ tiểu học còn bị đe dọa bởi nhiều bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng. Nếu không có một chế độ ăn uống khoa học, trẻ rất dễ nhiễm bệnh, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện”, BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, Nguyên Tổ trưởng Tổ Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bác sĩ dinh dưỡng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome khuyến cáo.
BẢNG CHIỀU CAO VÀ CÂN NẶNG CHUẨN CHO TRẺ TIỂU HỌC
Tuổi | Trẻ trai | Trẻ gái | ||
Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | |
6 | 20,5 | 116 | 20,2 | 115 |
7 | 22,9 | 122 | 22,4 | 121 |
8 | 25,4 | 127,3 | 25 | 126,6 |
9 | 28,1 | 132,6 | 28,2 | 132,5 |
10 | 31,2 | 138 | 32 | 138,6 |
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Theo BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, xuất phát từ chế độ dinh dưỡng, vận động không khoa học, trẻ ở độ tuổi tiểu học thường gặp phải các bệnh lý dinh dưỡng như:
Thiếu vi chất dinh dưỡng
Các vi chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng của trẻ em tuổi học đường. Trẻ tiểu học thường thiếu vitamin A, D, sắt, kẽm và một số vi chất khác. Hệ quả là trẻ dễ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như thiếu máu, biếng ăn, rối loạn về chuyển hóa chất dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao…
Còi xương
Trẻ em bị còi xương thường do chế độ dinh dưỡng thiếu canxi hoặc phốt pho. Những trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp cũng dễ còi xương. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt vitamin D cũng có thể gây nên tình trạng còi xương vì vitamin D là chất xúc tác, giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa canxi, phốt pho hiệu quả.
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ không được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển bình thường. Trẻ suy dinh dưỡng thường do các nguyên nhân như chế độ ăn uống không đủ chất, biếng ăn thường xuyên, bị ốm kéo dài…
Thừa cân – béo phì
Một trong những vấn đề dinh dưỡng ngày càng trở nên phổ biến ở độ tuổi tiểu học là tình trạng thừa cân – béo phì, đặc biệt tại các thành phố lớn. Nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ ăn quá nhiều so với nhu cầu dinh dưỡng được khuyến nghị, dẫn đến thừa năng lượng. Lượng calo dư thừa tích trữ dưới da tạo thành mỡ thừa, khiến trẻ thừa cân. Bệnh lý này gây nên hàng loạt vấn đề về sức khỏe cho trẻ như dậy thì sớm, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh các bệnh lý thường gặp ở trẻ tiểu học. Trẻ được cung cấp một chế độ ăn uống hợp với lứa tuổi sẽ phát triển cân đối, khỏe mạnh và không bị đe dọa bởi những bệnh lý nguy hiểm trên.
Đảm bảo Dinh dưỡng cho học sinh tiểu học là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ
Trẻ ở lứa tuổi tiểu học (6 – 10 tuổi) rất hiếu động. Vì thế, cơ thể trẻ cần được cung cấp chất dinh dưỡng một cách thường xuyên, ngay cả khi trẻ không cảm thấy đói. Trẻ tiểu học cần được ăn đủ 3 bữa chính và 2-3 bữa bổ sung/ngày. Khẩu phần này sẽ đảm bảo cho việc trẻ có đủ năng lượng để tăng trưởng, học tập và hoạt động hàng ngày. Cụ thể, mỗi bữa sáng và bữa trưa cung cấp khoảng 35% tổng nhu cầu năng lượng của một ngày, bữa tối cung cấp 20% nhu cầu năng lượng và 10% năng lượng còn lại đến từ các bữa bổ sung.
Theo BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ tiểu học được tính dựa trên cân nặng, khoảng 70 kcal/kg cân nặng. Ví dụ, bé có cân nặng 25kg sẽ cần 25×70 = 1.750 kcal/ngày. Lượng calo này được phân bổ như sau: 50 – 60% đến từ chất bột đường, 20% đến từ chất đạm và 20 – 30% từ chất béo.
BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan nhấn mạnh, trẻ tiểu học cần được cung cấp đủ năng lượng cho quá trình tăng trưởng, hoạt động và học tập nên chế độ ăn của trẻ tiểu học cần đáp ứng đủ 4 nhóm chất cơ bản:
Trong khẩu phần ăn của trẻ tiểu học có đến 50 – 60% năng lượng được cung cấp bởi chất bột đường, cụ thể là cơm và các sản phẩm chế biến từ gạo như bún, phở, bánh canh… Thỉnh thoảng, mẹ nên đổi món bằng cách thêm ngô, khoai, sắn, các loại đậu… vào thực đơn của trẻ. Đây là nguồn thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc, vừa cung cấp chất bột vừa là nguồn chất xơ tốt. Trẻ tiểu học cần từ 160 – 260g chất bột đường/ngày, trong đó 1g chất bột đường cung cấp 4 kcal.
Ngoài ra, chất bột đường còn có mặt trong một số loại thực phẩm chứa calo rỗng (lượng calo đến từ chất béo bão hòa và đường), không tốt cho sự phát triển của trẻ. Chúng là bánh ngọt, bánh quy, pizza, khoai tây chiên… Mẹ nên hạn chế tối đa lượng thực phẩm chứa calo rỗng trong thực đơn của trẻ tiểu học.
Với học sinh tiểu học, chất đạm (protein) đóng vai trò rất quan trọng, là thành phần cấu tạo nên tế bào cũng như thành phần của các hormone, các enzym, tham gia sản xuất kháng thể. Ngoài ra, protein cũng tham gia vào hoạt động chuyển hóa, vận chuyển các chất dinh dưỡng qua thành ruột vào máu, từ máu đến các mô của cơ thể và qua màng tế bào. Trẻ tiểu học cần lượng đạm nhiều hơn người lớn, khoảng 28-42g protein/ngày.
Protein trong khẩu phần ăn của trẻ tiểu học được cung cấp từ hai nguồn: protein động vật và protein thực vật. Các loại thịt (lợn, bò, gà, vịt…), cá, hải sản, trứng, sữa (sữa công thức, sữa tươi, sữa chua…) là nguồn protein động vật dồi dào, trong khi protein thực vật có nhiều trong các loại đậu (đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan…), vừng… Trong đó, tỷ lệ protein động vật nên chiếm từ 50% trở lên trong tổng lượng protein cung cấp cho cơ thể.
Chất béo đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế bào và dự trữ năng lượng của cơ thể. Lipid cũng là dung môi để hòa tan các vitamin tan trong chất béo, giúp cơ thể hấp thu vitamin A, D, E, K – các vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ tiểu học.
Cả dầu thực vật (như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng…) và mỡ động vật (mỡ lợn, mỡ cá,…) đều cần được cung cấp trong khẩu phần ăn của trẻ 6 – 10 tuổi. Mỗi ngày trẻ cần 5 – 6 thìa cà phê dầu mỡ (khoảng 25 – 30g). Chất béo động vật chiếm 70% tổng lượng chất béo cung cấp cho trẻ tiểu học.
Các vitamin và khoáng chất tuy không cung cấp năng lượng nhưng có vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Canxi giúp cơ thể hình thành hệ xương và răng vững chắc. Sắt, kẽm góp phần thúc đẩy tạo máu, tăng trưởng cũng như tăng sức đề kháng của trẻ. Vitamin A, C và nhóm B được ví như “người gác cổng” bảo vệ sức khỏe trẻ. Thiếu các vi chất trên, trẻ sẽ dễ nhiễm khuẩn, bị khô mắt…
Nhu cầu nhóm chất dinh dưỡng vi lượng của trẻ tiểu học thường ít, tính bằng miligam, thậm chí microgam. Mẹ có thể tìm thấy đủ loại vitamin và khoáng chất trong đa dạng các loại rau củ quả, chẳng hạn như nhóm quả màu cam (cà rốt, cam, khoai lang…) giàu vitamin A, C; nhóm rau màu xanh lá (súp lơ xanh, cải xoăn, rau chân vịt…) giàu vitamin K, sắt; sữa và sản phẩm từ sữa giàu canxi, vitamin D…
Nên gia tăng hàm lượng rau củ trong khẩu phần của học sinh tiểu học
BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan đặc biệt lưu ý, sữa là nguồn cung cấp canxi không thể thiếu cho sự tăng trưởng chiều cao của trẻ em nói chung và trẻ tiểu học nói riêng. Hàng ngày, trẻ em từ 6 – 10 tuổi cần 600 – 1.000mg canxi, tương ứng với 4-6 đơn vị sữa (1 đơn vị sữa tương đương 100ml sữa nước, 100g sữa chua hoặc 15g phô mai).
Ngoài 4 nhóm chất cơ bản trên, khẩu phần ăn của trẻ tiểu học không thể thiếu nước. Lượng nước cung cấp cho trẻ mỗi ngày được tính theo công thức:
Lượng nước uống (ml) = 1.000ml + n x 50 (n = số kg của trẻ – 10)
Một số thực phẩm sau không chỉ giàu calo – ít dinh dưỡng khiến trẻ dễ tăng cân mà còn ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ:
Để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiểu học phát triển toàn diện, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ nhóm chất cơ bản, mẹ cần lưu ý những điểm sau:
Để tránh tình trạng trẻ chán ăn, mẹ nên linh hoạt khi chế biến món ăn cho trẻ. Phương pháp chế biến món ăn rất quan trọng, không chỉ tạo nên mùi vị hấp dẫn cho món ăn mà còn phải giữ được trọn vẹn hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Mẹ cần ghi nhớ một số nguyên tắc khi nấu ăn, chẳng hạn như không thái rau trước khi rửa vì sẽ khiến các vitamin và khoáng chất có trong rau hòa tan trong nước, không xào rau ở nhiệt độ cao vì sẽ làm mất các chất dinh dưỡng như vitamin E, axit béo…
Hàng tuần, ngay tại gian bếp được thiết kế tiện nghi, hiện đại của Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, các chuyên gia ẩm thực – dinh dưỡng giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp hướng dẫn khách hàng các phương pháp chế biến món ăn một cách khoa học, đơn giản, dễ dàng thực hiện cho nhiều đối tượng khác nhau. Đây là những buổi trình diễn đặc biệt giới hạn dành cho khách hàng của Nutrihome, nơi khách hàng có thể giao lưu, trao đổi cùng chuyên gia để lĩnh hội những phương pháp chế biến món ăn đa dạng và giàu giá trị dinh dưỡng cho gia đình.
Theo BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, để giúp trẻ độ tuổi tiểu học khỏe mạnh và cao lớn, bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, mẹ cần xây dựng cho trẻ thói quen vận động ít nhất 30 phút/ngày. Hoạt động thể chất đều đặn sẽ tăng cường trao đổi chất, giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, ngăn ngừa nguy cơ thừa cân – béo phì ở trẻ nhỏ, đồng thời hỗ trợ phát triển chiều cao. Bố mẹ hãy dành thời gian vận động cùng con nhằm tạo hứng thú và thói quen tập luyện thường xuyên cho trẻ.
BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh có con ở độ tuổi tiểu học: Bên cạnh việc thiết lập cho con một thực đơn ăn uống khoa học, cần theo dõi sát sao chỉ số cân nặng, chiều cao cũng như các bệnh lý dinh dưỡng mà trẻ có nguy cơ gặp phải (như thiếu vi chất, biếng ăn, rối loạn hấp thu…). Đặc biệt, bố mẹ nên đưa trẻ đi tầm soát dinh dưỡng mỗi 3 tháng để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường và khắc phục kịp thời.
Nutrihome được biết đến là hệ thống trung tâm dinh dưỡng cao cấp, uy tín tại Việt Nam, quy tụ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu như: PGS.TS.BS Lê Bạch Mai (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia); TS.BS Phạm Thị Thu Hương, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế – Viện Dinh dưỡng Quốc gia; BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, Nguyên Tổ trưởng Tổ Dinh dưỡng – Tiết chế bệnh viện Phạm Ngọc Thạch; TS.BS Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cố vấn chuyên môn Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome… cùng các bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, đặc biệt là những trang thiết bị duy nhất tại Việt Nam như: Máy phân tích thành phần sữa mẹ, máy xét nghiệm vi chất (vitamin D, vitamin B…), máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, hệ thống máy xét nghiệm hiện đại…, Nutrihome được đánh giá là hệ thống trung tâm khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng chuyên sâu và cao cấp nhất hiện nay.
Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, quy trình khám, tư vấn và điều trị được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa và hướng dẫn chế biến món ăn khoa học, tư vấn vận động hợp lý góp phần chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tiểu học phát triển toàn diện.