Trẻ bị thiếu kẽm ảnh hưởng thế nào đến quá trình phát triển thể chất?

12/08/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Bác sĩ Trưởng Nutrihome Trường Chinh
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Theo số liệu tổng điều tra dinh dưỡng trẻ em Việt Nam toàn quốc của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, gần 70% trẻ bị thiếu kẽm, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi, trong khi đây là vi chất đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi.

Bài viết được thực hiện dưới sự tư vấn chuyên môn của ThS. BS Phạm Thị Thu Hương, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Bác sĩ trưởng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome.

Báo động nguy cơ thiếu kẽm ở trẻ em

Theo số liệu thống kê, cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi, có đến 7 trẻ thiếu kẽm; cứ 10 phụ nữ mang thai, có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80.3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63.6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69.4%.

> Xem thêm: Trẻ thiếu kẽm nên ăn gì?

Lý giải điều này, ThS. BS Phạm Thị Thu Hương cho rằng bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam thiếu các thực phẩm giàu kẽm, chất lượng bữa ăn kém, thiếu thức ăn có nguồn gốc động vật. Riêng đối với các bé thiếu kẽm, khẩu phần ăn không phong phú dẫn đến trẻ biếng ăn, hoặc do cách chế biến thức ăn của mẹ không đúng cách đã làm mất đi hàm lượng kẽm trong thức ăn.

Nguyên nhân gây thiếu kẽm ở trẻ

Bữa ăn nghèo dưỡng chất có thể gây thiếu kẽm ở trẻ nhỏ

Ngoài ra, việc trẻ nhỏ hay mắc các bệnh nhiễm trùng như ho, viêm đường hô hấp, tiêu chảy… phải sử dụng nhiều kháng sinh, hàm lượng kẽm trong cơ thể trẻ giảm dẫn tới thiếu kẽm ở trẻ.

Vai trò của kẽm đối với quá trình phát triển thể chất ở trẻ

Mặc dù kẽm chỉ chiếm khoảng vài phần triệu trọng lượng khô của cơ thể, nhưng đây là vi chất đóng vai trò sinh học không thể thiếu đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Kẽm tham gia vào thành phần của trên 300 enzym khác nhau, được xem như chất xúc tác không thể thiếu của ARN-polymerase trong quá trình nhân bản AND. Đây là chức năng quan trọng giúp kích thích tăng trưởng ở trẻ.

Kẽm vừa là cấu trúc, vừa tham gia vào duy trì chức năng của hàng loạt các cơ quan quan trọng. Kẽm duy trì độ tập trung cao trong não, nếu bé bị thiếu kẽm ở các cấu trúc thần kinh có thể dẫn đến nhiều rối loạn thần kinh.

Một vai trò quan trọng khác của kẽm là tham gia điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết và có trong thành phần các hormone như tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục… Hệ thống này có vai trò quan trọng trong việc phối hợp với hệ thống thần kinh trung ương, điều hòa hoạt động sống trong và ngoài cơ thể.

Khắc phục tình trạng thiếu kẽm ở trẻ

Khắc phục thiếu kẽm ở trẻ bằng chế độ dinh dưỡng khoa học

Kẽm giúp tăng cảm giác ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung kẽm giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân. Điều đó cho thấy vai trò mật thiết giữa tình trạng trẻ chán ăn, chậm lớn, còi xương và suy dinh dưỡng với việc thiếu kẽm ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị thiếu kẽm?

Trong hấp thu và chuyển hóa, lượng kẽm được hấp thu khoảng 5mg/ngày. Tỷ lệ hấp thu này phụ thuộc nhiều vào các điều kiện như hàm lượng kẽm trong thức ăn, nguồn gốc thức ăn và sự có mặt của các chất ức chế hay các chất kích thích sự hấp thu kẽm.

Có thể phát hiện trẻ bị thiếu kẽm thông qua một số biểu hiện như trẻ ăn không ngon, rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, tổn thương vùng da và mắt, chậm phát triển… Thiếu kẽm ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác, do đó trẻ thiếu kẽm không có cảm giác ngon miệng khi ăn.

Về lâu dài, thiếu kẽm ở trẻ sẽ gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn. Khi trẻ bị thiếu kẽm sẽ tác động tiêu cực tới việc phát triển chiều cao, thể chất, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của trẻ. Chưa kể, nếu cơ thể trẻ không đáp ứng đủ nhu cầu kẽm sẽ dẫn đến thấp còi, giảm chức năng của hầu hết tế bào miễn dịch, nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn và tử vong cao.

Dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm

Thiếu kẽm ở trẻ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng

Khắc phục tình trạng thiếu kẽm ở trẻ bằng cách nào?

Theo nhu cầu khuyến nghị của Việt Nam, nhu cầu kẽm cho trẻ khác nhau tùy theo độ tuổi. Cụ thể, trẻ em dưới 3 tháng tuổi cần 3mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 5 – 12 tháng tuổi là 4mg/ ngày, trẻ từ 1 – 10 tuổi cần khoảng 5 – 8mg/ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu.

ThS. BS Phạm Thị Thu Hương cho biết, đối với trẻ dưới 6 tháng thì nguồn kẽm duy nhất là từ sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, người mẹ cần duy trì lượng kẽm trong sữa cũng như bổ sung kẽm trong chế độ ăn, tránh trường hợp trẻ sơ sinh thiếu kẽm

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bố mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua thực phẩm. Để trẻ hấp thu kẽm tốt nhất, nên bổ sung thêm vitamin C cho trẻ từ chính các loại trái cây tươi giàu vitamin C tự nhiên như cam, quýt, chanh, bưởi…

Việc theo dõi các biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ cũng như chọn lựa các thực phẩm bổ sung, chế biến món ăn cho trẻ thiếu kẽm sẽ tốn nhiều thời gian và công sức của cha mẹ, đặc biệt các bố mẹ bận rộn công việc. Trường hợp này, đặt lịch hẹn khám và kiểm tra tình trạng thiếu/nguy cơ thiếu kẽm ở trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời tại Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome là một trong những lựa chọn phù hợp của bố mẹ.

Hệ thống Trung tâm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng cơ sở hạ tầng, máy móc hiện đại nhất Việt Nam (Máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại, máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, máy xét nghiệm vi chất…) giúp xét nghiệm chẩn đoán tình trạng sức khỏe của trẻ chính xác, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, chế độ dinh dưỡng hợp lý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ thiếu kẽm giúp trẻ phát triển tối ưu.

Rate this post
10:41 06/01/2023