Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

12/11/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh tương đối phổ biến, thường do vi khuẩn hoặc vi-rút gây ra, khả năng tử vong rất cao nếu tiêu chảy kéo dài. Theo thống kê của WHO, tiêu chảy là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi với 525.000 ca/năm. Việc nhận biết dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất cần thiết cho các bậc phụ huynh.

Phát hiện sớm những dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là điều cần thiết

Phát hiện sớm những dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là điều cần thiết

Trẻ sơ sinh đi ngoài thế nào là bình thường?

1. Phân của trẻ sơ sinh

Khi vừa mới sinh, phân của trẻ thường không có mùi, dính, màu xanh lá cây hơi đen được gọi là phân su, thường 3 ngày sau khi sinh sẽ hết. Sau đó, phân của bé bú sữa mẹ có màu vàng, lỏng hoặc sệt có kèm theo các hạt phân bón cục. Với những trẻ được nuôi bằng sữa công thức, phân sẽ có kết cấu đặc hơn, không có màu vàng tươi như khi được bú sữa mẹ mà thường nhạt hơn hoặc ngả nâu.

2. Số lần trẻ sơ sinh đi ngoài trong ngày

Số lần đi ngoài bình thường đối với một bé khỏe mạnh không có con số nhất định. Nếu được nuôi bằng sữa mẹ, thông thường trẻ sơ sinh có thể đại tiện 4 đến 6 lần/ ngày. Đối với trẻ nuôi bằng sữa công thức, vì bé chưa tiêu hóa được hoàn toàn các chất có trong sữa nên số lần đại tiện có thể ít hơn. Khi hệ tiêu hóa của trẻ đã thích nghi với sữa công thức, số lần đi ngoài sẽ dần ít lại và ổn định hơn.

Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nước ít nhất 3 lần một ngày (hoặc đi ngoài nhiều hơn mức bình thường trước đó). Đây là bệnh thường gặp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng, bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường không kéo dài lâu, nguyên nhân phổ biến nhất là do vi-rút và thường tự khỏi sau đó. Ngoài ra trẻ cũng có thể bị tiêu chảy do các nguyên nhân sau:

  • Thay đổi chế độ ăn (uống sữa) của bé hoặc chế độ ăn của mẹ nếu mẹ đang cho con bú.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ hoặc cho mẹ đang cho con bú.
  • Nhiễm khuẩn như Salmonella,…
  • Nhiễm ký sinh trùng như Giardia lamblia, thường lây lan qua nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Một số nguyên nhân khác như dị ứng thực phẩm, bất dung nạp lactose, bệnh ruột kích thích,…

Rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Rotavirus là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Các loại tiêu chảy trên lâm sàng

Có 3 loại tiêu chảy trên lâm sàng:

  • Tiêu chảy cấp tính phân lỏng hoặc nước, kéo dài vài giờ hoặc vài ngày, bao gồm cả bệnh tả.
  • Tiêu chảy mạn tính, kéo dài 14 ngày hoặc lâu hơn.
  • Hội chứng lỵ (tiêu chảy kèm nhầy máu)

Nếu chủ quan, bệnh tiêu chảy có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng cho trẻ như suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và hơn hết có thể gây tử vong nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bẩm sinh trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng và sệt nên cha, mẹ rất khó để nhận biết dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu chỉ chú ý vào phân. Trẻ bị tiêu chảy thường kèm theo các dấu hiệu như: mệt mỏi, biếng ăn, nằm li bì, trẻ đi cầu nhiều lần, phân lỏng, phân màu vàng hoặc xanh, có thể kèm chất nhầy, máu hay thức ăn không tiêu (đi tiêu phân sống).

Hậu quả đáng ngại nhất do tình trạng tiêu chảy gây ra là mất nước. Trong đợt tiêu chảy, nước và các chất điện giải (natri, clorua, kali và bicacbonat) bị mất qua đại tiện, nôn ói, mồ hôi, nước tiểu và hơi thở. Sự mất nước xảy ra khi tình trạng này cứ tiếp tục tiếp diễn nếu không bù nước và điện giải kịp thời. Cần phải theo dõi trẻ thật kỹ các dấu hiệu mất nước, bao gồm:

Dấu hiệu mất nước nghiêm trọng

Trẻ có ít nhất 2 trong số các dấu hiệu sau:

  • Trẻ lờ đờ hoặc li bì, nặng hơn có thể hôn mê/ bất tỉnh/
  • Xuất hiện hiện tượng mắt trũng sâu/
  • Trẻ không uống được hoặc uống kém, trẻ bỏ bú hoặc không chịu bú nếu đang bú mẹ.
  • Nếp véo da mất rất chậm: Nếu sử dụng 2 ngón tay căng nhẹ vùng da bất kỳ trên người bé rồi thả ra, da bé không thể hoặc khó trả về hình dạng ban đầu hoặc da quay trở lại rất chậm (≥2 giây) do mất khả năng đàn hồi.

Dấu hiệu mất nước nhẹ

Trẻ có 2 hoặc nhiều dấu hiệu sau:

  • Trẻ bồn chồn, hay khóc, cáu kỉnh.
  • Xuất hiện hiện tượng mắt trũng sâu.
  • Trẻ uống một cách háo hức, khát, đòi bú nhiều nếu đang nuôi bằng sữa mẹ.
  • Nếp véo da mất chậm <2 giây.

Mất nước là một trong những dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp

Mất nước là một trong những dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp

Một số biểu hiện khác có thể gặp ở bé như buồn nôn, nôn ói, sốt (có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi gây nên tình trạng co giật), đau bụng nhưng các triệu chứng này không phải đặc trưng cho dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách xử trí và điều trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Các giải pháp chính để xử trí bé bị bệnh tiêu chảy bao gồm:

1. Bù nước và điện giải

Có thể cho bé dùng dung dịch muối bù nước (Oresol) dạng uống theo khuyến nghị của bác sĩ nếu trẻ chưa có dấu hiệu mất nước. Oresol là hỗn hợp của nước sạch, muối và đường. Oresol được hấp thụ trong ruột non và thay thế nước và chất điện giải bị mất do tình trạng tiêu chảy, nôn ói.

2. Cho trẻ uống Oresol

Khuyến nghị thông thường là cho bé uống Oresol sau khi bé đi ngoài bị tiêu chảy. Lượng Oresol nên uống là khác nhau ở mỗi trẻ sơ sinh, phụ thuộc vào kích thước và cân nặng của trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước, nhất là dấu hiệu mất nước nặng, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm.

3. Không cho trẻ uống nước hoa quả và đồ uống có ga

Tuyệt đối không cho trẻ uống nước hoa quả hoặc đồ uống có ga vì chúng có thể khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ trở nên nặng hơn.

Cần lưu ý là vẫn cho trẻ bú hoặc ăn chế độ như trước khi tiêu chảy. Nếu trẻ không chịu ăn hoặc bỏ bú, hãy tiếp tục cho trẻ uống nước và đợi cho đến khi trẻ thèm ăn trở lại.

4. Bổ sung kẽm

Việc bổ sung kẽm làm giảm 25% thời gian bị tiêu chảy và có liên quan đến việc giảm 30% khối lượng phân.

5. Thực phẩm giàu dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là một trong những hậu quả nghiêm trọng của tình trạng tiêu chảy kéo dài, có thể phòng ngừa bằng cách tiếp tục cho trẻ ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng (đối với trẻ lớn hơn), bao gồm cả sữa mẹ trong suốt thời gian diễn tiến của bệnh, và bằng cách cho ăn uống đầy đủ dinh dưỡng kể cả cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời khi chúng khỏe mạnh.

Khi nào nên đưa bé đi khám bác sĩ?

Đưa bé đến ngay trung tâm y tế gần nhất nếu con bạn có dấu hiệu mất nước hoặc tình trạng cho thấy em bé không khá hơn, bao gồm:

  • Sốt cao liên tục trên 38,5 độ.
  • Tình trạng tiêu chảy kéo dài 2 đến 3 ngày.
  • Đi ngoài ít nhất 8 lần trong 8 tiếng.
  • Nôn mửa liên tục trong suốt hơn 24 giờ.
  • Tiêu chảy có máu, chất nhầy hoặc mủ.
  • Bé ít hoạt động hơn so với bình thường (hoàn toàn không nhìn xung quanh hoặc ngồi dậy với bé lớn hơn)

Phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Các biện pháp chính để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy bao gồm:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời.
  • Chủng ngừa virus rota cho trẻ.
  • Sử dụng nguồn nước sạch trong vệ sinh và ăn uống cho cả gia đình.
  • Nếu bé đang ăn dặm, phụ huynh nên cho bé ăn thực phẩm dễ tiêu hóa.
  • Thực hiện nghiêm ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống và cả thực phẩm chưa nấu chín kỹ (nhất là với mẹ đang cho bé sơ sinh bú).
  • Giữ vệ sinh cầu tiêu và xử lí phân trẻ hợp lí. Cẩn thận có thể rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu, chất thải của trẻ đổ vào cầu tiêu và rắc vôi bột hoặc Cloramin B để sát khuẩn.
  • Tránh đến những vùng đang có dịch về tiêu chảy.

Cho trẻ bú mẹ khi vừa chào đời là cách tốt nhất để phòng bệnh tiêu chảy

Cho trẻ bú mẹ khi vừa chào đời là cách tốt nhất để phòng bệnh tiêu chảy

Ngoài ra, cần đảm bảo rằng bé được cung cấp đủ nước:

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu mẹ đang cho con bú, nuôi con bằng sữa mẹ giúp ngăn ngừa tiêu chảy và con bạn sẽ nhanh hồi phục hơn.
  • Nếu bạn đang sử dụng sữa công thức, hãy đảm bảo nguồn gốc của sữa và các thành phần trong đó đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
  • KHÔNG cho bé uống thuốc chống tiêu chảy trừ khi bác sĩ cho phép.

Vắc-xin rota là một trong những biện pháp tốt nhất phòng ngừa bệnh tiêu chảy do rotavirus ở trẻ sơ sinh. Hầu hết trẻ sau khi uống vắc-xin đều được bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm do rotavirus. Vắc-xin này được dùng dưới dạng chất lỏng nhỏ vào miệng trẻ sơ sinh. Trẻ được cho uống 2 hoặc 3 liều, với liều đầu tiên được uống vào lúc 2 tháng và các liều tiếp theo cách nhau 1 tháng.

Những ngày đầu đời, hệ tiêu hóa và khả năng miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ nhiễm bệnh đường ruột. Vì vậy chăm sóc đúng cách và nắm bắt được dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là điều cần thiết cho bậc phụ huynh, từ đó có thể phòng tránh và can thiệp kịp thời tránh được biến chứng đáng tiếc cho bé.

Để hàng ngày có thể cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng tốt nhất, kể cả từ sữa mẹ, ba mẹ có thể đưa bé đi khám tại các cơ sở, bệnh viện, trung tâm dinh dưỡng lớn. Hiện nay, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome được biết đến là cơ sở khám dinh dưỡng kết hợp y học vận động quy mô lớn tại Việt Nam. Tại đây, các bác sĩ dinh dưỡng và kỹ sư tiết chế dinh dưỡng sẽ thăm khám và tư vấn cho cả mẹ và bé chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Rate this post
10:32 06/01/2023