Tại sao trẻ bị tiêu chảy, chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà nên chú ý gì… là những câu hỏi được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tiêu chảy là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ nhỏ. Ba mẹ nắm được kiến thức chăm sóc trẻ bị tiêu chảy có thể giúp con nhanh khỏi bệnh, tránh được biến chứng nguy hiểm.
Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của BS.CKII Đinh Thị Kim Liên, Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai, Bác sĩ Dinh dưỡng, Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome.
Tiêu chảy cấp (hay tiêu chảy cấp tính) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm, với các triệu chứng cụ thể là đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày, đau bụng, buồn nôn, mất nước, rối loạn điện giải. Nếu trẻ không được điều trị kịp thời có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong. Thông thường, trẻ bị tiêu chảy do những nguyên nhân sau:
Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là một bệnh lý nguy hiểm và ba mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà
Nếu không biết chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách, trẻ sẽ dễ bị mất nước nhanh chóng, nếu mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Bởi vậy, cha mẹ cần đặc biệt chú ý nhận biết tình trạng này để có cách chăm sóc trẻ phù hợp và xử trí kịp thời.
Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến biểu hiện mất nước khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà, cha mẹ cần nắm được các nguyên tắc quan trọng để giúp trẻ nhanh dứt bệnh và phục hồi, và ngăn ngừa nguy cơ tử vong. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây:
Theo BS.CKII Đinh Thị Kim Liên, tiêu chảy cấp làm cơ thể mất nước và muối nhiều, khiến cho trẻ nhanh chóng suy kiệt. Vì vậy khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý bù nước và muối kịp thời. Cách để bù điện giải đơn giản và dễ thực hiện nhất là cho trẻ uống dung dịch bù nước oresol.
Cha mẹ cần bổ sung nước và chất điện giải thường xuyên khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Dung dịch oresol cần pha với tỉ lệ chính xác theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chi tiết trên bao bì sản phẩm vì nếu pha dung dịch quá loãng, hàm lượng chất điện giải sẽ không đủ. Ngược lại, nếu pha dung dịch quá đặc, trẻ có thể bị ngộ độc muối, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng bởi lượng muối trong máu quá cao khiến cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải nghiêm trọng hơn. Cha mẹ nên dùng các loại cốc, bình chia độ như bình sữa để đo được đúng lượng nước cần pha theo khuyến nghị.
Nên cho trẻ uống từ từ từng thìa một theo liều lượng được khuyến nghị. Cha mẹ có thể tham khảo chi tiết bảng liều lượng dưới đây, nếu bệnh nặng có thể tăng lượng oresol 5ml/kg/giờ, kết hợp với truyền dịch khi cần thiết.
Đối tượng | Liều lượng (ml/ / lần tiêu chảy |
Trẻ dưới 2 tuổi | 50 – 100ml |
Trẻ từ 2 – 9 tuổi | 100 – 200ml |
Trẻ từ 10 tuổi trở lên | Tùy nhu cầu cơ thể |
Vì dung dịch oresol hơi khó uống, một số cha mẹ thường cho trẻ uống bằng cách uống một ít nước lọc sau đó uống oresol. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến hậu quả là bé uống quá nhiều nước lọc gây chướng bụng, chỉ bù nước mà không bù được chất điện giải.
Không ít cha mẹ nghĩ rằng khi trẻ bị bệnh thì nên cho trẻ uống thuốc. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn chứ không có khả năng tiêu diệt virus. Bởi vậy nếu trẻ nhỏ bị tiêu chảy do virus như rotavirus chẳng hạn, thì dù uống bao nhiêu thuốc cũng không có tác dụng mà còn khiến cho trẻ trở nên mệt mỏi hơn. Cha mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị khi có chỉ định của bác sĩ.
Đặc biệt, cha mẹ thường mắc những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy như tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn, thuốc hoặc thực phẩm chức năng có tác dụng cầm tiêu chảy. Những cách thức này không giúp điều trị bệnh, ngược lại có thể gây ra hậu quả là khiến tác nhân gây bệnh ở trong đường tiêu hóa lâu hơn làm cho bệnh lâu khỏi, hoặc nặng lên.
Ngoài những nguyên tắc trên, khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ.
Khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, bên cạnh việc bù nước cho trẻ các cha mẹ nên chú ý cho trẻ ăn uống đủ các chất dinh dưỡng. Bởi vì khi trẻ đi ngoài nhiều lần, bị mất nước, mất muối, cơ thể trẻ nhanh mệt mỏi suy kiệt, do đó chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ bù lại năng lượng đã mất và nâng cao sức đề kháng.
Cha mẹ cần chú ý chọn lựa chế độ dinh dưỡng khoa học phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Trong những ngày trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên lựa chọn thức ăn dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa nhưng vẫn cần cân bằng giữa các chất dinh dưỡng đạm, béo, đường, vitamin và khoáng chất. Vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ đang bị tổn thương, cha mẹ nên cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, khoảng cách khoa học giữa các bữa ăn là khoảng 2 tiếng.
Cha mẹ lưu ý chỉ sử dụng các loại thực phẩm đã được nấu chín kỹ, dễ tiêu. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các loại trái cây chín giàu Kali như: chuối, táo, hồng xiêm…, đồng thời tránh dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có nhiều đường, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa. Các loại thực phẩm giàu chất béo như phô mai, váng sữa,… cha mẹ cũng không nên cho trẻ ăn, bởi hệ tiêu hóa của trẻ đang yếu khi ăn những thực phẩm này càng khiến trẻ bị tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
Tiêu chảy cấp khi không được điều trị kịp thời có thể chuyển thành tiêu chảy mãn tính, khiến cơ thể của trẻ mất nước nhiều, dẫn đến mệt mỏi, suy nhược cơ thể, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí tính mạng.
Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý:
Khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà, nếu cha mẹ thấy trẻ không có dấu hiệu hồi phục, cần đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế.
Mẹ và bé đến thăm khám dinh dưỡng tại Nutrihome
Với đội ngũ y bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, ba mẹ đưa trẻ đến với Nutrihome sẽ được thăm khám, chẩn đoán chính xác về tình trạng dinh dưỡng cũng như bệnh lý của trẻ. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích giúp cha mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, lên thực đơn và hướng dẫn chế biến món ăn khoa học, dễ thực hiện, giúp trẻ khỏe mạnh trong đó có việc tư vấn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà.