Cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà

16/10/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news Tác giả: Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Bác sĩ Dinh dưỡng
Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome

Tiêu chảy là một bệnh thường gặp dễ làm cho trẻ nhỏ bị mất nước, mất điện giải, mệt mỏi, li bì. Tiêu chảy kéo dài còn có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ như chậm lớn, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất. Vì vậy cha mẹ cần nắm cách trị tiêu chảy cho bé để có thể áp dụng hiệu quả ngay tại nhà.

Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của BS.CKII Đinh Thị Kim Liên, Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai, Bác sĩ Dinh dưỡng, Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome.

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Tìm hiểu về bệnh tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn (ngoại trừ trẻ sơ sinh) mỗi ngày (Theo Bộ Y tế). Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bệnh tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở trẻ dưới 5 tuổi.

Tiêu chảy có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, nếu được xử lý đúng cách, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu các bậc cha mẹ chủ quan không phát hiện, điều trị tiêu chảy cho trẻ kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như hôn mê, suy kiệt, trụy mạch, mất nước…

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ là bệnh tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ có biểu hiện mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, từ đó dẫn đến tình trạng ăn uống kém và khả năng hấp thụ dinh dưỡng thấp. Các báo cáo cho thấy, tiêu chảy là một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ trở nên tồi tệ hơn.

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh tiêu chảy ở trẻ

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ tiêu chảy ở trẻ, có thể chia thành các nhóm sau:

Nhóm yếu tố thuộc về bản thân đứa trẻ

  • Trẻ dưới 2 tuổi thường bị tiêu chảy nhiều hơn do hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa được hoàn thiện, trẻ chưa thể tiêu hóa được một số loại thực phẩm, nhất là trong giai đoạn trẻ mới ăn dặm (6-11 tháng tuổi).
  • Trẻ suy dinh dưỡng thường mắc tiêu chảy nặng hơn và lâu khỏi hơn so với trẻ không bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân là do đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch thường rất kém nên rất dễ mắc tiêu chảy và các đợt tiêu chảy thường kéo dài hơn, đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng nặng bị tiêu chảy thường có tỷ lệ tử vong rất cao.
  • Trẻ sinh non sẽ dễ bị mắc tiêu chảy hơn và lâu phục hồi hơn do trẻ chưa phát triển đầy đủ về thể chất, hệ tiêu hóa chưa có đủ thời gian để hoàn thiện
  • Trẻ không được bú mẹ hoặc cho ăn không đúng phương pháp, dụng cụ cho ăn không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn bị ôi thiu, nguồn nước cho trẻ sử dụng bị nhiễm khuẩn cũng là các yếu tố nguy cơ gây tiêu chảy cho trẻ.

Nhóm yếu tố thuộc về chế độ dinh dưỡng

  • Do chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ chưa hợp lý, nếu ăn phải những thức ăn không phù hợp với độ tuổi của trẻ sẽ khiến hệ tiêu hóa không thể chuyển hóa thức ăn, từ đó gây nên các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa cũng như tiêu chảy
  • Do dị ứng với thức ăn hoặc bất dung nạp lactose khiến thức ăn không thể tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy.

Nhóm yếu tố thuộc về vấn đề vệ sinh

  • Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh: Khi quyết định cho trẻ bú bình, cha mẹ cần chú ý đảm bảo vệ sinh bình bú cũng như các dụng cụ cần thiết liên quan, nếu không, việc cho trẻ bú bình sẽ làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy lên nhiều lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình.
  • Trẻ uống nước không đun sôi, đã đun sôi nhưng để lâu hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
  • Dụng cụ hoặc tay người chế biến thức ăn không đảm bảo vệ sinh
  • Việc xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách, nguyên nhân là do quan niệm phân trẻ em không bẩn như phân người lớn nên nhiều cha mẹ vẫn còn lơ là trong việc xử lý triệt để
  • Không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn.

Các yếu tố khác

  • Do sử dụng kháng sinh: Sử dụng kháng sinh nhiều làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thức ăn không được tiêu hóa, ứ đọng, lên men gây tiêu chảy.
  • Do môi trường: Tiêu chảy do virus thường xảy ra vào mùa đông trong khi tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra vào mùa hè.
  • Do nhiễm khuẩn ngoài ruột: Trẻ mắc các bệnh như viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể bị tiêu chảy.

Nắm rõ các yếu tố nguy cơ nói trên giúp cha mẹ phòng tránh và biết cách chăm sóc và hỗ trợ trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà một các khoa học và hiệu quả.

dinh dưỡng hỗ trợ trị tiêu chảy cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong những cách phòng và hỗ trợ trị tiêu chảy cho trẻ hiệu quả

Cách trị tiêu chảy cho bé tại nhà

Cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau để khi trẻ bị tiêu chảy có thể áp dụng ngay:

Bổ sung nước, điện giải

1. Chuẩn bị:

  • Bổ sung điện giải bằng Oresol, chú ý mỗi gói cần pha với một lít nước và cho trẻ uống trong ngày.
  • Bổ sung nước bằng nước cháo muối: có thể dùng 50gr gạo, 3.5gr muối và 1 lít nước, đun sôi đến khi hạt gạo nở tung ra rồi chắt nước cho trẻ uống.

2. Cách cho uống:

  • Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi nên cho uống từng thìa, trẻ lớn hơn có thể uống từng ngụm một bằng cốc hoặc bát.
  • Nếu trẻ bị nôn, cha mẹ nên dừng lại khoảng 5 – 10 phút, sau đó lại tiếp tục cho uống.

Đặc biệt, nếu trẻ có dấu hiệu li bì hoặc quấy khóc nhiều, khóc không có nước mắt, tiểu ít, nôn nhiều, da khô… cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Sử dụng thuốc trị tiêu chảy theo chỉ dẫn

Cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc tiêu chảy cho trẻ, chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Các loại thuốc có thể được kê đơn trong điều trị tiêu chảy là:

  • Smecta: Smecta là loại thuốc tiêu chảy có tác dụng bao phủ và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Smecta được dùng để điều trị tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, thuốc chỉ được kê toa tối đa 3 ngày, nếu không hết bệnh cần phải đi khám.
  • Loperamid: Loperamid có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy như giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa, tăng vận chuyển nước và chất điện giải từ lòng ruột vào máu. Thuốc chống chỉ định trong trường hợp tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 12 tuổi và được chỉ định tối đa 48 giờ.
  • Men vi sinh: Một trong những men vi sinh khá hiệu quả trong việc trị tiêu chảy là Probiotics. Probiotics là vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh bằng cách kìm hãm sự tăng sinh của các loại vi sinh vật xấu. Được chỉ định khi có dấu hiệu rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột.

Hỗ trợ trị tiêu chảy tại nhà bằng cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Ngoài việc vẫn nên duy trì chế độ ăn phù hợp theo độ tuổi của trẻ, bố mẹ có thể bổ sung thêm những món ăn, thức uống dưới đây khi trẻ bị tiêu chảy:

Nước gạo lứt rang

Dùng gạo lứt rang lên cho vàng rồi đổ vào nước, đun sôi cho tới khi gạo chín mềm thì tắt bếp, chắt lấy nước chia thành các lần uống trong ngày cho trẻ, đây là cách được nhiều người áp dụng. Nước gạo lứt rang không chỉ giúp chống lại hiện tượng mất nước, mất chất điện giải do tiêu chảy mà còn hỗ trợ giúp đào thải độc tố cho gan, giải nhiệt và làm sạch máu cho trẻ bị tiêu chảy.

Nước gạo lứt rang hỗ trợ điều trị tiêu chảy

Nước gạo lứt rang có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ trị tiêu chảy tại nhà cho bé

Súp carrot

Lượng chất lớn pectin trong carrot khi vào ruột có khả năng làm dịu nhu động ruột, hỗ trợ trị tiêu chảy cho trẻ. Ngoài ra, pectin còn tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn nội sinh phát triển, lấn át sự lên men của vi khuẩn ở ruột già, kích thích niêm mạc ruột mau hồi phục. Cà rốt cũng có nhiều muối khoáng và kali giúp bù đắp lượng chất điện giải mất đi trong lúc bị tiêu chảy.

 

Cà rốt điều trị nhu động ruột

Cà rốt có khả năng làm dịu nhu động ruột cho trẻ

Bánh mì nướng bơ

Bơ ít béo nướng cùng với bánh mì sẽ tạo ra hương vị cực thơm ngon kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Trong bánh mì có lượng chất xơ rất cần thiết với những bé bị tiêu chảy, tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tiêu hóa của bé.

Khoai tây

Khoai tây không chỉ là nguồn tinh bột dồi dào, mà còn chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan, những chất cần thiết để trị tiêu chảy cho bé. Hơn nữa, chúng giàu kali và an toàn với hệ đường ruột non nớt của bé.

Sữa chua

Trong sữa chua có chứa những vi khuẩn có lợi sẽ giúp cải thiện chứng rối loạn đường ruột cũng như thúc đẩy cân bằng hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Cha mẹ nên bổ sung sữa chua cho bữa ăn hàng ngày của trẻ để đường ruột của con nhanh phục hồi. Tuy nhiên chỉ nên dùng tối đa 2 hộp mỗi ngày để tránh tình trạng nhiễm toan đường tiêu hóa.

Sữa chua cung cấp lợi khuẩn hỗ trợ phục hồi được ruột

Sữa chua cung cấp lợi khuẩn hỗ trợ rất tốt cho quá trình hồi phục đường ruột cho bé

Các món từ táo

Trong táo luôn chứa một hàm lượng chất xơ hòa tan có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa trong thời gian bị tiêu chảy. Ngoài ra, táo khi đã nấu chín còn chứa pectin, các dưỡng chất và đường tự nhiên, đây đều là những chất có lợi cho hệ tiêu hóa. Dùng táo nấu chín thành các món ăn ngon miệng mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể những triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở trẻ.

Chuối

Kali trong chuối sẽ giúp cung cấp điện giải cho trẻ trong thời gian bị tiêu chảy. Ngoài ra, chuối còn có chất xơ pectin, đây là loại chất xơ hòa tan có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong ruột trẻ. Inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, loại chất xơ này giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho đường tiêu hóa. Do đó, chuối được xem là một trong những thực phẩm hiệu quả trong việc hỗ trợ trị tiêu chảy cho bé tại nhà.

 

chuối hỗ trợ chữa tiêu chảy

Chuối – thực phẩm nên có cho câu hỏi trị tiêu chảy cho bé nên ăn gì?

Ổi

Một lượng tanin trong ổi sẽ giúp hạn chế tình trạng đi ngoài của trẻ. Ngoài tanin, trái ổi còn cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C dồi dào và chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch. Không chỉ quả ổi mà các thành phần trong lá ổi còn có khả năng kháng khuẩn, làm săn niêm mạc và giảm dịch tiết tại ruột. Đây được xem là một loại thực phẩm không nên bỏ qua khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy.

Một số lưu ý khi trị tiêu chảy tại nhà cho trẻ

Khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cần chú ý tuân thủ 3 nguyên tắc: Bù nước để tránh mất nước; Ăn đồ ăn lỏng để dễ phục hồi niêm mạc đường ruột và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ; Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có thêm những biểu hiện nặng (sốt cao, li bì hoặc quấy khóc nhiều, khóc không có nước mắt, tiểu ít, nôn nhiều, da khô, không ăn uống được, nôn nhiều, đi ngoài có máu,…).

Trong tiêu chảy cấp do virus, điều trị quan trọng số một đó là bù nước. Men vi sinh hoặc thuốc giảm tiết đường ruột… chỉ là biện pháp bổ sung.

Bổ sung men vi sinh giúp cung cấp các vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Bổ sung đúng chỉ định men vi sinh có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy được một ngày so với không bổ sung, hỗ trợ tăng hiệu quả trị tiêu chảy tại nhà cho trẻ. Cha mẹ cũng cần chú ý thiết lập và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất với các loại thức ăn dễ tiêu được chế biến mềm, lỏng, vệ sinh phù hợp hệ tiêu hóa non yếu của trẻ, đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn bị tiêu chảy.

Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ. Nếu trẻ xuất hiện một số biểu hiện khác lạ, cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để khám. Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn trong việc điều trị và thiết lập chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong thời kỳ bị tiêu chảy, hãy đưa trẻ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome. Tại đây, các bác sĩ dinh dưỡng và kỹ sư tiết chế dinh dưỡng sẽ thăm khám và xây dựng thực đơn cá nhân hóa theo ngày, tuần, tháng dựa trên tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý, sở thích và thói quen ăn uống của trẻ.

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng Nutrihome sẽ trực tiếp hướng dẫn ba mẹ các bước chọn thực phẩm, chế biến món ăn một cách khoa học, đơn giản để mang đến những thực đơn ngon miệng, bổ dưỡng hỗ trợ trị tiêu chảy cho bé, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe.

Đánh giá bài viết
14:08 16/10/2020

Discover more from Nutrihome

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading