Viêm khớp gối ở trẻ em: Nhận biết sớm để điều trị hiệu quả

16/03/2021 Theo dỗi Nutrihome trên google news

Bệnh viêm khớp gối ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tàn phế. Vậy, đâu là các dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh mà ba mẹ cần lưu ý để giúp trẻ điều trị kịp thời, hiệu quả?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Y học Thể thao Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Viêm khớp gối ở trẻ

Viêm khớp gối ở trẻ em có thể gây tàn phế nếu không được điều trị sớm.

Tình trạng viêm khớp gối ở trẻ em

Theo thống kê, có khoảng 40% trẻ em mắc các chứng đau xương khớp. Trong đó, viêm khớp gối ở trẻ em khá phổ biến, đặc biệt ở lứa tuổi 3 – 5 tuổi và 8 – 12 tuổi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh không được phát hiện sớm để điều trị kịp thời, với lý do chính là vì hầu hết phụ huynh thường chủ quan nghĩ rằng viêm khớp gối chỉ xảy ra ở người lớn tuổi.

Các chuyên gia cảnh báo, viêm khớp gối nếu không được phát hiện và điều trị sớm, hoặc điều trị sai cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trong đến khả năng đi lại, gây biến dạng khớp và trở thành bệnh mãn tính suốt đời. Nặng hơn nữa là bệnh thậm chí có thể gây tàn phế.

Các dấu hiệu viêm khớp gối ở trẻ em là gì?

Dấu hiệu viêm khớp gối đặc trưng ở trẻ em là những cơn đau ở khớp gối, đặc biệt, trẻ cảm thấy đau nhiều khi chạy nhảy, va chạm. Lúc đầu cơn đau có thể nhẹ, thoáng qua nhưng càng về sau càng đau nhiều, nhất là khi trẻ vận động mạnh.

Ngoài ra, viêm khớp gối ở trẻ em còn có các dấu hiệu thường gặp sau:

  • Sưng bên trong khớp hoặc quanh khu vực khớp gối là bắp đùi, phần sau của đầu gối.
  • Khi trẻ cử động, ở khớp gối xuất hiện nhưng tiếng động lạ như rắc rắc, lụp cụp.
  • Sau một đêm ngủ dậy, khớp gối co cứng khiến trẻ gặp khó khăn khi co duỗi, cử động.
  • Đi đứng thiếu vững vàng, trẻ có xu hướng dùng một chân khi di chuyển.
  • Trẻ không muốn ăn, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Trẻ cũng có thể bị sốt cao hoặc sụt cân.

Viêm khớp gối ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động của trẻ. Về lâu dài, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi trẻ kêu đau nhức khớp gối hoặc có những dấu hiệu trên bố mẹ cần sắp xếp đưa trẻ đi khám ngay lập tức.

Dấu hiệu trẻ bị viêm khớp gối

Những cơn đau thường xuyên và kéo dài ở khớp gối là dấu hiệu đặc trưng của viêm khớp gối ở trẻ em

Nguyên nhân nào gây viêm khớp gối ở trẻ em?

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà cho biết, xương trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh nên có thể dẫn tới triệu chứng đau, viêm. Và thông thường, trẻ béo phì dễ gặp phải tình trạng này hơn do khớp gối phải gánh chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể, dẫn tới quá tải, tổn thương, bị viêm, đau.

Tuy nhiên, cũng không loại trừ viêm khớp gối ở trẻ em do các nguyên nhân dưới đây gây ra:

  • Trẻ bị té ngã, chấn thương khớp gối (đứt dây chằng, sụn chêm đầu gối) khi chạy nhảy, vui chơi hoặc gặp tai nạn giao thông.
  • Trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn (dấu hiệu đặc trưng là khớp gối sưng, đau).
  • Trẻ bị viêm khớp cấp tính (thường xảy ra ở bé gái), có thể do mắc bệnh bạch cầu cấp giai đoạn đầu hoặc bị rối loạn miễn dịch.
  • Trẻ bị viêm bao hoạt dịch, trật khớp xương bánh chè, bị u khớp gối, lupus ban đỏ… cũng gây viêm khớp gối.

Cần làm gì khi trẻ bị viêm khớp gối?

Việc đầu tiên bố mẹ cần làm khi trẻ than đau nhức khớp gối (có thể cơn đau nhiều hay ít) đó là yêu cầu trẻ nghỉ ngơi, tránh đi lại, vận động mạnh hay các tư thế không phù hợp như ngồi xổm, ngồi theo hình chữ W, quỳ gối…

Có thể dùng đá lạnh cho vào khăn sạch hoặc túi nilon và chườm trực tiếp lên khớp gối của trẻ để giảm sưng, đau tạm thời. Hoặc bố mẹ cũng có thể thực hiện chườm nóng cho trẻ bằng cách cho nước có độ nóng vừa phải vào túi chườm nóng và chườm lên đầu gối đau của trẻ mỗi ngày trước khi đi ngủ.

Chườm nóng, chườm lạnh, viêm khớp gối

Chườm nóng hoặc chườm lạnh có thể giúp xoa dịu cơn đau của viêm khớp gối ở trẻ em

Ngoài chườm nóng, lạnh, massage/xoa bóp nhẹ nhàng vùng khớp gối cho trẻ mỗi ngày cũng là biện pháp giúp làm dịu cơn đau đầu gối ở trẻ hiệu quả được các chuyên gia khuyên bố mẹ nên thực hiện. Việc này giúp kích thích lưu thông máu, giải tỏa các ách tắc tại vùng đầu gối. Thời điểm massage/xoa bóp hiệu quả nhất là trước khi trẻ đi ngủ như thể sẽ giúp khớp gối của trẻ được xoa dịu sau một ngày dài vận động và giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Lưu ý, việc tự ý sử dụng thuốc để giảm đau, viêm khớp gối ở trẻ em khi chưa có chỉ định của bác sĩ là điều bố mẹ cần tránh tuyệt đối vì có thể gây những tác dụng phụ không mong muốn lên cơ thể trẻ như gây suy giảm miễn dịch lâu dài, tổn thương thận/gan, viêm loét dạ dày… Chưa kể, dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm, cơn đau dễ tái phát.

Viêm khớp gối ở trẻ em, khi nào nên đi khám bác sĩ?

Các cách xử lý nói trên chỉ mang tính tạm thời hoặc để giúp giảm thiểu các triệu chứng đau, sưng, viêm của bệnh viêm khớp gối ở trẻ, ba mẹ vẫn cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để có hướng điều trị bệnh hiệu quả. 

Khi trẻ tiếp tục than đau nhức, tình trạng viêm ngày càng kéo dài và nặng hơn, bố mẹ cần yêu cầu trẻ nằm nghỉ tại chỗ, ngưng hoàn toàn việc đi lại hoặc các cử động liên quan tới đầu gối như co, duỗi. Điều này giúp trẻ được chẩn đoán đúng bệnh và xử trí, điều trị kịp thời tránh các biến chứng hay các phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.

Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome là nơi đầu tiên tại Việt Nam kết hợp giữa việc khám, điều trị y học vận động với dinh dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, mang đến cho bệnh nhân cơ hội phục hồi cao. Với đội ngũ chuyên gia y học thể thao – vận động hàng đầu Việt Nam, Nutrihome cung cấp dịch vụ khám, tầm soát, tư vấn và điều trị các bệnh lý cơ, xương, khớp ở trẻ em theo phác đồ điều trị khoa học, giúp trẻ sớm trở về cuộc sống bình thường.

Nutrihome, tầm soát bất thường cơ xương khớp

Đến Nutrihome để có thể tầm soát sớm các bất thường về cơ xương khớp ở trẻ

ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà cho biết, viêm khớp gối ở trẻ em nếu phát hiện và điều trị sớm khả năng khớp gối được bảo tồn cao, tránh được các biến chứng có thể gây tàn phế ảnh hưởng việc đi lại. Theo đó, sau khi thăm khám lâm sàng, kiểm tra phản ứng của khớp gối, thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để tìm nguyên nhân chính xác gây viêm, tùy theo mức độ bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để phòng tránh viêm khớp gối ở trẻ em, ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà đưa ra lời khuyên như sau: Tránh để trẻ tăng cân quá mức, trường hợp trẻ béo phì cần thực hiện giảm cân khoa học và lành mạnh, như thế sẽ giảm bớt áp lực của trọng lượng lên các khớp gối, giảm tổn thương khớp. Đồng thời hướng dẫn trẻ tập luyện thể dục thể thao, vận động đúng cách, nhất là các động tác liên quan trực tiếp đến khớp gối để tránh tối đa chấn thương.

Rate this post
04:28 16/03/2021