Bệnh cường giáp nên ăn gì và kiêng gì?

17/07/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news

Thực phẩm không chữa được bệnh cường giáp nhưng một số chất dinh dưỡng giúp kiểm soát tình trạng khó chịu do bệnh gây ra. Vậy người bệnh cường giáp nên ăn gì và kiêng gì để góp phần ổn định chức năng của tuyến giáp?

thực phẩm cho người cường giáp

Dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bệnh nhân cường giáp dễ chịu hơn

Không có chế độ dinh dưỡng nào được thiết kế dành riêng cho người bệnh cường giáp. Một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn trong quá trình điều trị gồm: Cân bằng giữa rau, trái cây, ngũ cốc tốt cho sức khỏe cùng với chất đạm, chất béo, chất bột đường sẽ tạo cho bữa ăn phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe cũng được cải thiện”. ThS.BS Lê Thị Ngọc Vân, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhân dân 115, Bác sĩ dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng và Y học Vận động NutriHome cho biết.

khám dinh dưỡng cường giáp

Dinh dưỡng đúng và đủ với sự tư vấn của chuyên gia sẽ góp phần tránh nguy cơ bệnh cường giáp tái phát hay trở nặng

Bệnh cường giáp nên ăn gì?

Nếu bạn bị bệnh cường giáp và sụt cân nhiều, bạn nên chú trọng đến chế độ ăn uống, tăng cường thêm các chất dinh dưỡng, tăng lượng calo ăn vào sẽ giúp tăng cân nặng ở mức cho phép, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại được biến chứng nguy hiểm do bệnh cường giáp gây ra.

thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị cường giáp

Cân bằng giữa rau, trái cây, ngũ cốc cùng với chất đạm, chất béo, chất bột đường… là lưu ý đầu tiên cho câu hỏi bệnh cường giáp nên ăn gì?

Dưới đây là những thực phẩm bạn nên dùng thường xuyên khi mắc bệnh cường giáp:

  • Gạo lứt, lúa mạch, bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt
  • Các loại quả mọng như mâm xôi, dâu tây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể có khả năng chống lại những bệnh lây nhiễm khác. Do đó, người bệnh cường giáp nên thường xuyên ăn các loại quả này.
  • Rau họ cải: Bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn có chứa goitrogen có thể làm giảm việc sản xuất hormone tuyến giáp. Người bị cường giáp có thể ăn những loại rau này mỗi ngày.
  • Vitamin và khoáng chất: Một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho tuyến giáp và có tác dụng cân bằng sản xuất hormone tuyến giáp:
  • Sắt: Tham gia hoạt động trong nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, gồm cả sức khỏe tuyến giáp. Bên cạnh đó, nếu hàm lượng chất sắt trong cơ thể thấp sẽ gây cản trở hoạt động của i-ốt, dẫn đến rối loạn chức năng tuyến giáp, đặc biệt là cường giáp. Để bổ sung chất sắt đầy đủ cho cơ thể, bạn nên thường xuyên ăn những loại thực phẩm giàu sắt như: Mộc nhĩ (nấm mèo), nấm hương, nấm đông cô, đậu nành, tàu hũ ky, mè, rau câu khô, cần tây, rau đay, rau dền, các loại đậu, gan bò, gan heo, gan gà, mề gà, tim heo…
  • Selen: Thực phẩm giàu selen có thể giúp cân bằng nồng độ hormone tuyến giáp và bảo vệ tuyến giáp khỏi bệnh tật. Selen còn giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và giữ cho tuyến giáp và các mô khỏe mạnh. Nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng selen cao bao gồm: Hạt chia, các loại nấm, các loại trà thảo mộc, hạt hướng dương, thịt bò, thịt gà…
  • Kẽm: Cần thiết cho sự chuyển đổi của T3, T4, thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giáp. Ngược lại thiếu hụt hormone tuyến giáp cũng dẫn đến giảm hấp thụ kẽm. Đối với người bệnh cường giáp, cần làm tăng nhu cầu một số chất dinh dưỡng trong đó có kẽm, khoáng chất này giúp cho hệ miễn dịch của tuyến giáp khỏe mạnh.
    Những thực phẩm giàu kẽm người bệnh cường giáp nên bổ sung hàng ngày như: Sò, trai, hàu, thịt heo nạc, thịt gà ta, lòng đỏ trứng, củ cải, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu phộng, khoai lang, ổi…
  • Canxi và vitamin D: Bệnh cường giáp làm cho xương yếu, xương giòn, xương sẽ phục hồi trở lại bình thường sau khi điều trị. Tuy nhiên, bạn cũng cần bổ sung vitamin D và canxi vì đây là 2 chất dinh dưỡng cần thiết để xây dựng khối xương khỏe mạnh.
    Thực phẩm giàu canxi gồm: Hạt mè (mè đen, mè trắng), nấm mèo, nấm đông cô, cần ta, cần tây, rau răm, rau dền, lá lốt, rau kinh giới, thìa là, cua đồng, rạm tươi, các loại ốc, tép gạo, tép khô, tôm đồng, trai, sò…
    Thực phẩm giàu vitamin D được tìm thấy trong những loại nước uống bổ sung như: Nước cam bổ sung vitamin D, ngũ cốc có bổ sung vitamin D, gan bò, cá béo. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng là nguồn cung cấp hàm lượng vitamin D rất cao, tuy nhiên bạn chỉ nên phơi nắng vào buổi sáng từ 7h-9h và buổi chiều từ 16h -18h.
  • Chất béo lành mạnh: Có tác dụng kháng viêm, cân bằng hormone tuyến giáp, bảo vệ tuyến giáp không bị suy yếu. Ngoài ra, các loại chất béo không bão hòa như omega 3, omega 6 có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, giảm chứng xơ vữa động mạch, sản sinh ra hàm lượng cholesterol tốt nuôi dưỡng cơ thể.
  • Những thực phẩm giàu omega 3, omega 6 gồm: Cá hồi, các loại nấm, quả óc chó, dầu oliu, dầu hạt lanh… Đừng quên những thực phẩm này cho câu hỏi người bệnh cường giáp nên ăn gì bạn nhé.
  • Gia vị: Một số loại gia vị và thảo dược có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ và cân bằng chức năng tuyến giáp. Các gia vị cũng có có tác dụng chống oxy hóa, tạo ra hàng rào bảo vệ hàng tỷ tế bào khỏi sự xâm lấn của các gốc tự do. Có thể kể đến các loại gia vị tốt cho chức năng hoạt động của tuyến giáp và sức khỏe gồm: Nghệ, ớt xanh, tiêu đen.

thực phẩm giàu i ốt

Người bệnh cường giáp hạn chế ăn thực phẩm giàu i-ốt

Bệnh cường giáp nên kiêng gì?

Khi cơ thể được chẩn đoán mắc bệnh cường giáp, bạn nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm dưới đây:

  • I-ốt: I-ốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormone điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận cơ thể. I-ốt tham gia tạo hormone tuyến giáp trạng T3, T4 bằng liên kết đồng hóa trị. Nhu cầu i-ốt đề nghị cho người trưởng thành là 0,14mg/ngày, ở phụ nữ là 0,1mg/ngày. Tuy nhiên, bệnh cường giáp do dư thừa hàm lượng i-ốt trong cơ thể, vì vậy cần phải hạn chế các thực phẩm giàu i ốt như: muối i-ốt, rong biển, tảo bẹ và một số hải sản.
  • Cà phê: Caffeine là một trong những chất có tác dụng kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone thyroxin, làm bộ máy cơ thể chạy nhanh bất thường, dẫn đến tỏa nhiều nhiệt nên người lúc nào cũng nóng nảy, khó chịu. Người bị cường giáp không nên dùng.
  • Sữa tươi nguyên kem: Sữa tươi nguyên kem không được khuyến khích cho bệnh nhân cường giáp vì sữa nguyên kem có lượng chất béo nhiều hơn, trong khi khả năng tiêu hóa của bệnh nhân cường giáp thường không tốt như người bình thường. Nếu tiêu thụ sữa nên chọn loại sữa đã được tách kem.
  • Bột mì, bột gạo, bột nếp: Chứa ít dưỡng chất và lại khó tiêu hóa hơn so với ngũ cốc nguyên hạt. Đây cũng là loại thực phẩm có đường huyết cao và có thể ảnh hưởng lượng đường cũng như hormone trong máu. ên nếu bị bệnh cường giáp thì hạn chế ăn mì ống, bánh mì.
  • Đường: Ăn nhiều đường có thể làm tăng mức độ hồi hộp ở những người mắc chứng cường giáp. Do đó, nên tránh các thực phẩm có nhiều đường như nước ngọt, các loại mứt, thạch.
  • Thịt đỏ: Thịt đỏ chứa hàm lượng cholesterol, chất béo bão hòa cao. Người bị cường giáp ăn nhiều thịt đỏ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
  • Dầu thực vật hydro hóa: Loại dầu này thường được sử dụng để chế biến, sản xuất các loại thực phẩm. Loại dầu này giàu chất béo chuyển hóa, có thể gây hại đến lượng cholesterol tốt trong cơ thể, có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh cường giáp. Do đó, người bị cường giáp nên hạn chế các loại bánh quy giòn, bơ thực vật vì chứa nhiều dầu hydro hóa.
  • Thức uống chứa cồn: Người bị cường giáp nếu thường xuyên sử dụng các sản phẩm chứa cồn như bia, rượu sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương.

Bệnh cường giáp không phải lúc nào cũng phòng ngừa được nhưng có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cũng sẽ giúp người bệnh có thể giảm nhẹ và cải thiện đáng kế tình trạng của bệnh cường giáp.

Bệnh nhân cường giáp nên đến các cơ sở y tế như Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng và Y học vận động NutriHome để được thăm khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng phù hợp. Các chuyên gia dinh dưỡng và tiết chế tại NutriHome sẽ giúp bạn lên thực đơn và cách chế biến các món ăn để bạn không còn gặp khó khăn trước câu hỏi người bệnh cường giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì.

Rate this post
06:44 17/07/2020