Bà bầu không nên ăn gì? là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, đặc biệt là với những ai lần đầu làm mẹ. Nguyên nhân là bởi một chế độ dinh dưỡng không lành mạnh với các nhóm thực phẩm không tốt cho bà bầu không chỉ gây hại đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể gây ra tình trạng sảy thai hoặc lưu thai. Để trả lời cho câu hỏi có bầu không nên ăn gì hoặc những thực phẩm bà bầu không nên ăn, mời các mẹ hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bà bầu không nên ăn gì? Đâu là những thực phẩm gây nguy hiểm trong thai kỳ mà mẹ bầu cần biết?
Khi có thai, hệ miễn dịch của mẹ rất yếu. Do đó, mẹ bầu cần tuyệt đối không tiêu 5 nhóm thực phẩm sau đây để tránh “rước họa vào thân”:
Bà bầu không nên ăn gì? Câu trả lời chính là một số thực phẩm làm từ sữa chưa qua tiệt trùng như phô mai, sữa chua, kem. Cụ thể, trong sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria. Vi khuẩn này là nguyên nhân gây nên căn bệnh Listeriosis – một tình trạng nhiễm trùng máu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc khiến thai nhi chết lưu trong bụng mẹ. Để giảm nguy cơ mắc bệnh Listeriosis, mẹ bầu nên nấu chín phô mai cho đến khi nó bốc hơi. Điều này sẽ giúp giết chết vi khuẩn và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Bà bầu có thai không nên ăn gì? Đáp án chính là các loại thịt sống hoặc chưa được nấu chín kỹ như thịt gà, thịt heo, thịt bò, thịt nguội đóng gói sẵn, gan, các loại pate,… Nguyên nhân là vì trong thịt sống có thể chứa các ký sinh trùng Toxoplasma – một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Nếu không may mẹ bầu bị nhiễm khuẩn này, trẻ khi trưởng thành có thể bị mù lòa hoặc thiểu năng trí tuệ dù lúc sinh ra hoàn toàn bình thường.
Toxoplasma là loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất tại Hoa Kỳ
Việc tiêu thụ các loại trứng gà, ngỗng, vịt sống hoặc chỉ mới được nấu chín một phần có khả năng khiến cho mẹ bầu bị nhiễm khuẩn Salmonella. Mặc dù vi khuẩn này không có khả năng gây hại cho thai nhi thế nhưng nó có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm cho thai phụ.
Thủy ngân là một kim loại nặng có độc tính cao, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho hệ thần kinh, tim mạch, thận và gan. Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến việc tránh các loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Những loại thực phẩm có nguy cơ cao bị nhiễm độc thủy ngân mà mẹ bầu nên tránh bao gồm:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ mang thai nên ăn không quá 1.6mcg methyl thủy ngân mỗi kilogram cân nặng mỗi tuần (1). Theo một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), giới hạn an toàn của thủy ngân cho phụ nữ mang thai là 0.1mcg cho mỗi kilogram cân nặng mỗi ngày. Nếu phụ nữ mang thai tiếp xúc quá nhiều thủy ngân, có thể gây ra các biến chứng như sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh hoặc tổn thương não bộ của trẻ sơ sinh.
Để giảm nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngân, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có nguy cơ cao bị nhiễm độc thủy ngân và chỉ ăn chúng với số lượng nhỏ và không quá thường xuyên.
Cá ngừ mắt to là loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao gây hại cho thai nhi
Bà bầu không nên ăn gì? Câu trả lời chính là những loại thực phẩm có nguy cơ bị ô nhiễm. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có nguy cơ chứa các chất ô nhiễm như dioxin và polychlorinated biphenyls. Những chất này thường được tìm thấy nhiều trong nhiều loại rau sống ở vùng nước bị ô nhiễm và thủy hải sản giáp xác như nghêu, sò , ốc, hến,… Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm này không chỉ gây hại cho sức khỏe thai nhi mà còn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là “chìa khóa vàng” để bảo vệ sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé. Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm đều an toàn cho bà bầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu không nên ăn gì chứa một trong 30 loại thực phẩm sau:
Các loại rau mầm như giá đỗ, súp lơ thường tồn tại vi khuẩn bên trong hạt giống trước khi cây nảy mầm. Vì thế, để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây hại cho thai nhi, mẹ bầu tuyệt đối không ăn rau mầm sống mà nên nấu chín kỹ trước khi ăn.
Bà bầu không nên ăn gì trong thời gian mang thai? Đáp án chính là các loại đồ muối chua như dưa muối, cà muối, cải thảo muối (kim chi), v.v… Nguyên nhân là vì chúng thường có chứa hàm lượng nitrat và nitrit cao, làm tăng nguy cơ sinh non của mẹ bầu. Vì vậy, thai phụ nên hạn chế sử dụng các loại đồ muối chua trong thực đơn của mình.
Mặc dù phần lớn các loại hải sản đều có chứa nhiều protein và canxi tốt cho cơ thể mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tránh ăn các loại hải sản như tôm, cua, ốc, sò, hàu, cá to đánh bắt xa bờ vì chúng có chứa hàm lượng thủy ngân cao và có khả năng gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh của cả mẹ và bé.
Thay vào đó, mẹ bầu chỉ nên ăn các loại cá có kích thước nhỏ như cá rô phi, cá hồi, cá mòi, cá đù, cá bạc má, cá cơm, cá đối,… do chúng có hàm lượng thủy ngân thấp và giàu dinh dưỡng (protein, vitamin B12, kẽm, axit béo omega-3 và DHA) tốt cho sức khỏe não bộ của thai nhi.
Trong thời gian mang thai, việc ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm tăng lượng đường huyết có trong máu và gây quá tải cho thận. Lượng đường huyết tăng cao còn gây suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như béo phì, tiểu đường thai kỳ,….
Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm tăng lượng đường huyết có trong máu và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm
Thói quen ăn mặn là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng huyết áp tăng cao ở phụ nữ mang thai và là tác nhân gây nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ. Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi, mẹ bầu nên hạn chế ăn đồ ăn mặn và chỉ nên tiêu thụ dưới 5g muối mỗi ngày.
Xúc xích, thịt hun khói, giăm bông, nem chua, sushi, sashimi, gỏi cá,… là những thực phẩm gây sảy thai mà mẹ bầu cần hạn chế tiêu thụ trong thời gian thai kỳ. Đặc biệt là những thực phẩm còn sống hoặc chưa được nấu chín kỹ. Nguyên nhân là bởi chúng có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại như salmonella, listeria, norovirus, vibrio,… và gây ra một số căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm cho thai nhi, từ đó làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai và thai chết lưu ngay từ trong bụng mẹ.
Các loại thực phẩm được nướng bằng than hay chất đốt thường có hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, quá trình nướng có thể tạo ra các chất độc gây ung thư (như các hợp chất vòng benzen) và xâm nhập vào thực phẩm, đe dọa sức khỏe thai kỳ của mẹ và bé.
Trong thời gian thai kỳ, bà bầu không nên ăn gì? Đáp án đó chính là những thực phẩm được chế biến sẵn như giăm bông, xúc xích, thịt nguội,… Nguyên nhân là vì thịt xông khói thường không được nấu chín hoàn toàn. Do đó, có một nguy cơ lớn mẹ sẽ bị nhiễm khuẩn Toxoplasma khi ăn thịt xông khói, gây ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và trí tuệ của trẻ khi trưởng thành.
Phụ nữ có bầu không nên ăn gì? Mặc dù gan và nội tạng động vật có chứa nhiều sắt và vitamin A tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Thế nhưng việc tiêu thụ quá nhiều nhóm thực phẩm này mỗi ngày lại dẫn đến tình trạng dư thừa vitamin A và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi. thậm chí còn làm tăng nguy cơ em bé bị dị dạng (quái thai) sau khi được sinh ra.
Gan và nội tạng động vật là nhóm thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai
Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai không được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria gây hại cho sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, thai phụ nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này để tránh bị ngộ độc, dẫn đến nhiễm trùng máu và nhiễm trùng não bộ của thai nhi, gây sa sút trí tuệ hoặc xuất hiện các dị tật bẩm sinh nguy hiểm khác.
Bà bầu không nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi. Phần lớn các loại rau sống như rau mùi, húng quế, tía tô, rau đắng, kinh giới, diếp cá thường có chứa các loại vi khuẩn gây ngộ độc như E.coli, Salmonella,… Do đó, thai phụ tuyệt đối nên tránh ăn rau sống và phải nấu chín chúng trước khi ăn.
Bà bầu nên kiêng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ bởi chúng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng cân nhanh và gây ra các vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường và các rối loạn về tiêu hóa. Không những thế chúng còn gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi và khiến trẻ có nguy cơ chậm lớn sau khi được sinh ra.
Tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ có thể khiến mẹ gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Các loại đồ muối chua như dưa muối, cà muối,… là câu trả lời cho câu hỏi bà bầu không nên ăn gì khi mang thai. Nguyên nhân là bởi các loại thực phẩm lên men này thường có độ chua rất mạnh. Nếu ăn nhiều thực phẩm muối chua, mẹ bầu có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày và ợ chua. Bên cạnh đó, thực phẩm muối chua cũng thường chứa nhiều vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa, khiến mẹ dễ bị đầy bụng và khó tiêu.
Những thực phẩm được bảo quản trong môi trường ẩm ướt trong thời gian dài có thể chứa rất nhiều vi khuẩn và nấm mốc. Chúng là tác nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và khó tiêu hóa. Thêm vào đó, thực phẩm để lâu có thể chứa các chất phóng xạ và các hóa chất khác, gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên chọn ăn thực phẩm tươi mới, chế biến trong khoảng thời gian ngắn sau khi mua và lưu trữ thực phẩm đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Bà bầu không nên ăn gì? Câu trả lời chính là các loại trứng còn sống hoặc chưa được nấu chín kỹ. Trong trứng sống, trứng lòng đào có chứa vi khuẩn Salmonella có khả năng gây co thắt tử cung và làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu từ trong bụng mẹ. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Salmonella bao gồm sốt, buồn nôn, co thắt dạ dày, tiêu chảy,…
Trứng lòng đào có chứa vi khuẩn Salmonella có khả năng gây co thắt tử cung và làm tăng nguy cơ sinh non
Một số loại phô mai mềm như Bergader, Bleu d’Auvergne và Wensleydale được sản xuất từ sữa chưa qua tiệt trùng, có thể chứa vi khuẩn Listeria. Vi khuẩn này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và làm tăng nguy cơ sảy thai.
Theo Đại học sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), phụ nữ mang thai chỉ nên tiêu thụ dưới 200 mcg caffeine mỗi ngày. Nguyên cơ là bởi việc tiêu thụ quá nhiều caffein có thể gây cản trở quá trình phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ sinh non.
Bà bầu không nên ăn gì hoặc uống gì trong thai kỳ? Uống trà thảo mộc là một thói quen phổ biến được nhiều người áp dụng nhằm tăng cường sức khỏe và giảm stress. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, việc uống trà thảo mộc có thể gây hại đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Cụ thể một số loại thảo mộc như đậu đen, hoa cúc, lá bàng thường chứa các hợp chất có khả năng gây ra những tác dụng phụ như làm co thắt tử cung, gây sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, nhiều loại trà thảo mộc còn chứa caffeine, một chất kích thích có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
Uống rượu bia khi mang thai có thể gây ra những tác động tiêu cực đến em bé và là nguyên nhân dẫn đến hội chứng Rối loạn phổ rượu bào thai (FASDs), gây nên các dị tật trên khuôn mặt, tim và trí tuệ. Ngoài ra, uống nhiều rượu bia mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ sảy thai và lưu thai. (2)
Uống nhiều rượu bia mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu
Phụ nữ có bầu kiêng ăn gì để tốt cho thai nhi? Bề mặt của trái cây và rau củ quả khi chưa được rửa sạch thường chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng. Chẳng hạn như E.coli, Salmonella, Toxoplasma và Listeria. Những vi khuẩn này có thể gây ra nhiễm trùng não bộ thai nhi, ảnh hưởng đến thị lực, thính lực và nhận thức trí tuệ của trẻ, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ.
Trong thành phần của dứa có chứa enzyme bromelain – là một chất kích thích cơ trơn tử cung, có khả năng gây nên tiền sản giật và sảy thai ở mẹ bầu. Đây cũng là loại trái cây bà bầu không nên ăn trong thời gian thai kỳ của mình.
Bà bầu kiêng ăn gì? Đáp án chính là nhãn. Quả nhãn có hàm lượng đường cao. Trung bình 100g nhãn có chứa đến 15g đường. Chỉ số GI của nhãn là 44.5 ± 5.6% (3). Nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ ăn nhãn ở mức nhiều hơn 8g nhãn / kg cơ thể / ngày trong liên tục 4 tuần, mẹ có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ và rối loạn đường huyết. Do đó, phụ nữ mang thai, đặc biệt là mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn nhãn thường xuyên và ăn với số lượng lớn.
Đu đủ xanh chứa enzyme papain gây kích thích cơ trơn tử cung co giật, gây nên chứng tiền sản giật, dẫn đến sinh non hoặc sảy thai. Chính vì thế, nếu muốn bảo vệ cho sức khỏe của thai nhi, mẹ bầu nên hạn chế ăn loại quả này trong thời gian thai kỳ của mình.
Đu đủ xanh (thường có trong các món gỏi) là loại thực phẩm mà mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn trong thai kỳ
Solanin là một chất độc được tìm thấy trong các mầm khoai tây và có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu người mẹ bị ngộ độc solanin, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và hệ thần kinh. Vì vậy, trong khi mang thai, mẹ bầu cần tránh ăn khoai tây đã lên mầm hoặc các loại rau củ khác đã lên mầm để đảm bảo sức khỏe cho mình và thai nhi.
Rau sam là loại rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là folate – vi chất dinh dưỡng cho bà bầu quan trọng vì nó giúp tránh dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh ăn nhiều rau sam. Nghiên cứu cho thấy rằng rau sam có thể kích thích các cơn co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai và do đó có thể dẫn đến sinh non hoặc sảy thai. Ngoài ra, rau sam có chứa các ancaloit, để đề phòng, không nên ăn rau sam trong giai đoạn đầu mang thai.
Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tránh ăn rau sam hoặc chỉ ăn một lượng nhỏ và nấu chín kỹ trước khi ăn. Tốt hơn hết là mẹ bầu có thể thay thế rau sam bằng các loại rau giàu vitamin và khoáng chất khác như rau cải, rau bina,… để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi.
Theo Đông Y, rau sam là thực phẩm có tính hàn, tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, phụ nữ có thai tránh ăn.
Rau ngót là một loại rau giàu vitamin, sắt và chất xơ, thường được sử dụng trong các món canh hàng ngày của nhiều gia đình có tác dụng giảm đau, hạ huyết áp. Tuy nhiên phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn loại rau này bởi chúng có chứa các hợp chất Papaverin có khả năng gây co thắt cổ tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai.
Bà bầu không nên ăn gì để tránh gây hại cho thai nhi? Khổ qua là một loại quả giàu vitamin và chất xơ, tuy nhiên nó có chứa các thành phần như quinine, monodicine,…có khả năng tạo ra các kích thích gây co bóp tử cung. Nếu bà bầu ăn quá nhiều món ăn chế biến từ khổ qua, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ, sẽ có nguy cơ sảy thai cao. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi, các bà bầu nên tránh ăn khổ qua trong giai đoạn thai kỳ.
Măng tươi là một loại rau có chứa nhiều chất xơ giúp trị táo bón và giảm cholesterol trong máu. Tuy nhiên, trong măng tây cũng có chứa cyanide – một hợp chất độc hại gây ra tình trạng ngộ độc và các triệu chứng nguy hiểm như khó thở, nôn ói, đau đầu, thậm chí là tử vong. Vì thế, khi ăn măng tươi, mẹ bầu cần sơ chế kỹ, rửa sạch và nấu chín măng tây để loại bỏ cyanide ra khỏi măng, phòng ngừa ngộ độc.
Trong măng tây có chứa nhiều hợp chất độc hại rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu
Ngải cứu là một loại thảo dược thường được dùng để pha chế thuốc giúp giảm đau cơ bắp, lưu thông máu và giảm đau bụng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều ngải cứu. Nguyên nhân là vì loại cây này có chứa thujone – một hợp chất có khả gây ngộ độc hệ thần kinh thai nhi nếu mẹ ăn quá nhiều ngải cứu.
Trong rau răm có chứa các hợp chất gây mất máu và có tác dụng kích thích co bóp tử cung. Nếu bà bầu ăn quá nhiều rau này, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Bà bầu không nên ăn gì? Đáp án chính là chùm ngây. Trong rễ rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol – một hợp chất gây tiền sản giật và làm tăng nguy cơ sảy thai của mẹ bầu. Do đó, khi ăn rau chùm ngây, mẹ chỉ nên ăn phần lá, tuyệt đối tránh xa phần thân và rễ cây để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Mẹ bầu nên hạn chế ăn mì ăn liền vì chúng có chứa nhiều chất bảo quản và hương liệu nhân tạo. Những chất này được đánh giá là không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hơn nữa, quá trình sấy khô ở nhiệt độ cao cũng khiến cho mì ăn liền không còn giữ lại được những chất dinh dưỡng vốn có ban đầu.
Bà bầu nên ăn gì trong thai kỳ để có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng. Theo đó, mẹ bầu nên ăn đủ các nhóm thực phẩm chính, bao gồm:
Mẹ bầu nên ăn đa dạng và đủ chất theo đúng khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm các dưỡng chất quan trọng trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu bao gồm:
Như vậy là bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi bà bầu không nên ăn gì khi mang thai để giúp thai nhi phát triển an toàn và khỏe mạnh. Những thực phẩm kiêng kỵ ở trên chỉ là một số ví dụ cơ bản, nếu bạn muốn biết thêm chi tiết, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.