Bị táo bón không nên ăn gì: 11 thực phẩm nên kiêng để mau khỏi

15/05/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Táo bón là một chứng rối loạn đường tiêu hóa phổ biến. Người bệnh táo bón sẽ đi đại tiện khó khăn, cảm thấy đau rát vì phân khô, cứng. Táo bón có thể xuất hiện do bệnh lý, chế độ dinh dưỡng hay lối sinh hoạt chưa lành mạnh. Song, dù từ bất kỳ nguyên nhân gì thì hầu hết các trường hợp táo bón đều có thể được hỗ trợ điều trị hiệu quả bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Do đó, táo bón kiêng ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu bị táo bón không nên ăn gì ngay trong bài viết này!

bị táo bón không nên ăn gì

Người mắc chứng táo bón không nên ăn gì?

Bị táo bón không nên ăn gì tránh bệnh nặng hơn?

Bị táo bón không nên ăn gì để tránh khiến bệnh thêm nặng là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Vì thực phẩm mà bạn tiêu thụ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến của bệnh táo bón. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị bệnh táo bón không nên ăn:

1. Bị táo bón không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ

Các món chiên rán chứa nhiều chất béo chuyển hóa và ít chất xơ, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra khó khăn. Khi loại thực phẩm này di chuyển đến ruột già, một lượng nước lớn có thể bị lấy ra, khiến chất thải khô cứng. Bên cạnh đó, bạn sẽ dễ bị chướng bụng khi ăn món chiên rán. Thức ăn nhanh hầu hết đều chứa nhiều chất béo xấu và chất bảo quản, ít chất xơ, khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng tiêu cực, dễ gây táo bón.

2. Bị táo bón hạn chế ăn thực phẩm chứa quá nhiều đường

Thực phẩm chứa quá nhiều đường cũng là câu trả lời cho thắc mắc bị bệnh táo bón không nên ăn gì. Vì các món như kẹo, bánh ngọt, bánh quy,… chứa ít chất xơ và nước, nhiều chất béo nên không có lợi cho hệ tiêu hóa của người đang mắc bệnh táo bón. Tiêu thụ những món này làm việc tiêu hóa diễn ra chậm, khiến chứng táo bón nặng thêm. Nghiên cứu cũng cho thấy, khẩu phần chứa nhiều đường sẽ dễ khiến bạn bị táo bón hơn.

Chưa kể các chất làm ngọt như agave, siro cây thích, stevia, đường tinh luyện cũng là những tác nhân khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng tiêu cực. Do đó, ăn thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo sẽ làm triệu chứng táo bón thêm nghiêm trọng. Vì thế, thay vì dùng chất tạo ngọt nhân tạo, mọi người có thể sử dụng vị ngọt tự nhiên đến từ trái cây.

Bị táo bón hạn chế ăn thực phẩm chứa quá nhiều đường

Bị táo bón nên kiêng ăn gì? Bạn cần hạn chế ăn món có nhiều đường

3. Người bị táo bón kiêng ăn đồ cay nóng

Với thắc mắc bị táo bón không nên ăn gì, nhiều chuyên gia cho biết người bệnh cần kiêng dùng món cay nóng. Những món ăn này có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích, tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa về lâu dài, khiến chứng táo bón nặng hơn.

Tiêu, ớt,… đều là gia vị cay nóng không tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh táo bón. Tiêu, ớt có tính hút nước cao, vì thế nếu bạn ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị thiếu nước, dẫn đến tình trạng táo bón do nóng nhiệt, gặp khó khăn khi đi đại tiện.

4. Bị táo bón hạn chế ăn carbs tinh chế

Nếu được hỏi bị táo bón kiêng ăn gì, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn hạn chế dùng thực phẩm chứa carbs tinh chế, bao gồm ngũ cốc, mì ống, bột mì, bánh mì, gạo trắng,… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về một số thực phẩm chứa carbs tinh chế được liệt kê dưới đây:

  • Bột mì trắng: Triệu chứng táo bón có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn tiêu thụ thực phẩm chế biến từ bột mì trắng. Lý do là vì bột mì trắng không sở hữu chất xơ – dưỡng chất hữu ích cho đường ruột. Lượng chất xơ của lúa mì chủ yếu tập trung ở phần mầm và cám. Thế nhưng những phần này đều bị loại bỏ trong quá trình chế biến. Bên cạnh đó, món ăn làm từ bột mì trắng có thể chứa nhiều tinh bột, dễ dẫn đến chứng khó tiêu, đầy bụng. Những loại bánh làm từ bột mì trắng thường gặp là:
    • Sandwich hoặc bánh mì trắng.
    • Bánh quy.
    • Bánh mì tròn.
    • Bánh hamburger,…
  • Cơm trắng: Trong bữa ăn của gia đình Việt Nam, cơm trắng là món chính không thể thiếu. Thế nhưng loại thực phẩm này lại không phù hợp lắm với người đang bị táo bón. Tương tự như bột mì tinh chế, phần cám và vỏ đã bị loại bỏ trong quá trình chế biến. Việc làm này đã làm mất đi lượng lớn chất dinh dưỡng và chất xơ. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bị táo bón nên dùng gạo lứt thay cho gạo trắng. Vì gạo lứt sở hữu nhiều chất xơ hơn.
Bị táo bón hạn chế ăn carbs tinh chế, cơm trắng

Cơm trắng trong chế độ ăn thiếu chất xơ không tốt cho người bị táo bón

5. Sữa và các sản phẩm của sữa

Sữa và những sản phẩm từ sữa cũng là câu trả lời dành cho bạn nếu đang thắc mắc bị táo bón không nên ăn gì. Tiêu thụ sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa nhiều quá nhiều chất đạm có thể dẫn đến chứng khó tiêu, đầy hơi, làm người bị táo bón cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, dạ dày cũng sẽ gặp trở ngại trong việc xử lý protein có trong sữa.

Nếu chưa biết bản thân có đang bị táo bón mạn tính hay không, bạn hãy cân nhắc giảm hoặc không dùng sữa để xem phản ứng của cơ thể và đến gặp bác sĩ để nhận thêm tư vấn. Bạn có thể kiêng dùng một số loại thực phẩm khi đang bị táo bón, bao gồm sữa, kem, phô mai,…

6. Bị táo bón không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn

Nếu bạn đang thắc mắc bị táo bón nên kiêng ăn gì thì hãy nhớ đến thực phẩm chế biến sẵn. Các món này thường sẽ khiến việc tiêu hóa diễn ra khó khăn vì thành phần chứa lượng lớn natri. Mà natri lại có thể khiến chất lỏng trong cơ thể bị mất cân bằng. Điều này sẽ làm lượng nước trong phân giảm đi.

Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn còn chứa nhiều chất béo, không có chất xơ. Do đó, khi bạn tiêu thụ sẽ làm quá trình tiêu hóa bị cản trở đồng thời khiến bệnh táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Một số loại thực phẩm chế biến sẵn điển hình gồm có thịt/cá đóng hộp, giăm bông, khô bò, lạp xưởng, xúc xích, thịt muối, thịt hun khói,…

Bị táo bón không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn

Khi bị táo bón không nên ăn gì? Thực phẩm chế biến sẵn không phải là món phù hợp để ăn khi bị táo bón

7. Hạn chế ăn thịt đỏ

Bị táo bón không nên ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vì chứng táo bón sẽ gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Thịt đỏ cũng là thực phẩm bạn nên hạn chế dùng khi bị táo bón. Thịt đỏ thường có ít chất xơ, nhiều chất béo. Sự kết hợp dưỡng chất này sẽ khiến nguy cơ bị táo bón gia tăng. Đặc biệt là khi bạn dùng thịt đỏ để thay thế cho nguồn thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn.

Lượng lớn chất béo bão hòa trong thịt đỏ sẽ khiến quá trình tiêu hóa của cơ thể diễn ra chậm hơn, tốn nhiều thời gian. Ngoài ra, thịt đỏ cũng có nhiều protein nên dễ gây ra tình trạng khó tiêu. Điều này có thể làm chứng táo bón diễn ra dai dẳng. Người bị táo bón nên hạn chế dùng những loại thịt đỏ như thịt heo, cừu, bê, bò, trâu, ngựa,…

8. Khi bị táo bón không nên ăn chuối xanh

Chuối chín có nhiều chất xơ hòa tan và kali hữu ích cho người bị táo bón. Thế nhưng chuối xanh lại có hàm lượng tinh bột dồi dào, khiến việc tiêu hóa gặp trở ngại. Hầu hết tinh bột trong chuối xanh là dạng kháng hấp thụ. Đây là một loại carbohydrate phức tạp sở hữu đặc tính tương tự chất xơ. Tuy nhiên, loại chất xơ này lại rất khó để tiêu hóa.

Hàm lượng tannin trong chuối xanh còn dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là táo bón. Vì thế, chuối xanh cũng là một trong những thực phẩm mà bạn cần hạn chế dùng khi có thắc mắc bị táo bón không nên ăn gì.

Khi bị táo bón không nên ăn chuối xanh

Người bị táo bón không nên đưa chuối xanh vào chế độ ăn uống

9. Bị táo bón nên kiêng ăn socola

Socola sở hữu lượng chất béo nhiều nhưng lại chứa rất ít chất xơ, thậm chí là không có. Hệ tiêu hóa sẽ gặp trở ngại khi xử lý socola, làm quá trình đào thải phân diễn ra chậm. Cafein trong loại thực phẩm này cũng khiến cơ thể dùng nhiều nước hơn để tiêu hóa thức ăn, dễ dẫn đến chứng táo bón. Ngoài ra, socola còn khiến diễn biến của hội chứng ruột kích thích (IBS) trở nên nặng hơn.

10. Hạn chế ăn nhiều trứng

Nhiều bạn đọc chưa biết khi bị táo bón không nên ăn gì nên đã xây dựng khẩu phần dinh dưỡng thiếu khoa học. Đặc biệt là khi thực phẩm cần hạn chế lại được sử dụng rất phổ biến, ví dụ như trứng. Trứng vốn rất bổ dưỡng, sở hữu nhiều protein nhưng lại chứa ít chất xơ. Nếu tiêu thụ quá nhiều, việc tiêu hóa sẽ gặp khó khăn, dễ dẫn đến chứng táo bón. Tuy nhiên, không nhất thiết bạn phải kiêng trứng hoàn toàn mà hãy bổ sung thêm nguồn thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần.

11. Bị táo bón nên kiêng đồ uống có cồn

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã có nhiều đáp án cho thắc mắc bị táo bón không nên ăn gì. Bên cạnh một số loại thực phẩm được đề cập ở trên, người bị táo bón cũng cần kiêng dùng thức uống có cồn như rượu, bia,… Vì khi bạn dùng lượng lớn bia, rượu sẽ khiến cơ thể đào thải nhiều chất lỏng hơn thông qua nước tiểu. Điều này dẫn đến tình trạng mất nước, phân trở nên khô cứng.

Bị táo bón nên kiêng đồ uống có cồn

Nếu đang bị táo bón, bạn cần tránh dùng đồ uống có cồn

Bị táo bón nên ăn gì để nhanh khỏi và không tái phát?

Bên cạnh thắc mắc bị táo bón không nên ăn gì, nhiều bạn đọc cũng muốn tìm hiểu xem cần tiêu thụ loại thực phẩm nào để giúp căn bệnh này nhanh khỏi, ngăn ngừa tình trạng tái phát. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bị táo bón nên đưa thực phẩm giàu chất xơ vào khẩu phần.

Các món ăn sở hữu nhiều chất xơ và pectin sẽ tạo cho lợi khuẩn trong đường ruột điều kiện phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, những thành phần độc hại sẽ bám vào chất xơ và theo đường phân thải ra ngoài. Đồng thời, tiêu thụ những chất này sẽ làm khối lượng phân tăng lên, kích thích thành ruột và gia tăng nhu động ruột, tạo ra cảm giác muốn đi đại tiện. Dưới đây là một số thực phẩm trị táo bón, bao gồm:

  • Trái cây: Các loại trái cây có ít calo nhưng chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất xơ. Bạn hãy tăng cường bổ sung trái cây vào khẩu phần để hạn chế tình trạng táo bón, ví dụ như mận khô, việt quất, dâu tây, thanh long, đu đủ, chuối, cam, lê, táo,…
  • Rau xanh: Lượng chất xơ dồi dào của rau xanh sẽ giúp phân trở nên mềm hơn, tăng cường nhu động ruột. Nhờ đó, tình trạng táo bón có thể được khắc phục, cải thiện. Bạn đừng quên đưa các loại rau xanh vào khẩu phần mỗi ngày, đặc biệt là rau dền, rau lang, mồng tơi, súp lơ,…
  • Khoai lang: Thành phần của khoai lang chứa nhiều khoáng chất, vitamin, nước và chất xơ. Vì thế triệu chứng táo bón sẽ được cải thiện khi bạn ăn khoai lang.
  • Các loại đậu: Hàm lượng chất béo tốt, lành mạnh cùng chất xơ hòa tan dồi dào của các loại đậu rất hữu ích cho người bị táo bón. Vì những thành phần này sẽ kích thích hoạt động tiêu hóa, mang đến tác dụng nhuận tràng.
  • Sữa chua: Khi tìm hiểu bị táo bón không nên ăn gì ở phần trên, chúng ta đã biết cần hạn chế dùng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa. Thế nhưng, riêng sữa chua lại là thực phẩm có lợi cho người mắc chứng táo bón. Vì lợi khuẩn trong món ăn này rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu bạn dùng 1 hũ sữa chua/ngày sẽ hỗ trợ đường ruột hoạt động thuận lợi hơn, cải thiện và ngăn ngừa chứng táo bón.
  • Dầu hạt lanh và dầu ô liu: Hai loại dầu này là nguồn chất béo tốt, hữu ích, mang đến tác dụng giúp nhuận tràng. Dầu hạt lanh và dầu ô liu hỗ trợ cải thiện chứng táo bón, làm mềm phân nhờ sở hữu đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, bảo vệ đường ruột.
  • Hạt chia: Loại hạt này sở hữu hàm lượng chất xơ dồi dào nên được khuyến khích dùng khi bị táo bón. Chất xơ trong hạt chia chủ yếu là loại hòa tan. Vì thế, chất xơ sẽ có khả năng hòa tan trong nước, trở thành dạng gel, hỗ trợ đường ruột hoạt động thuận lợi hơn, hạn chế tình trạng táo bón.
Bị táo bón nên ăn gì để nhanh khỏi và không tái phát?

Rau xanh là thực phẩm hữu ích cho người bị táo bón

Lưu ý của chuyên gia để nhanh chóng hết táo bón

Tìm hiểu bị táo bón không nên ăn gì vẫn chưa đủ để cải thiện bệnh lý này. Bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề để cách trị táo bón đạt được hiệu quả tối ưu. Dưới đây là những lời khuyên của chuyên gia mà bạn cần nhớ để nhanh chóng chữa hết chứng táo bón:

  • Nên ăn đúng giờ, đủ bữa: Bạn cần áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý, đủ bữa, đúng giờ để cải thiện chứng táo bón nhanh chóng, phòng ngừa nguy cơ bị lại. Tốt nhất, bạn nên chia đều bữa ăn ra khoảng 4 – 5 bữa/ngày. Bạn có thể dùng 1 hũ sữa chua trước khi ngủ để cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột.
  • Uống đủ nước: Không uống đủ nước trong ngày dễ gây ra chứng táo bón. Vì lúc này, phân bị thiếu thành phần nước, trở nên khô, cứng. Bạn nên uống khoảng 1.5 – 2 lít nước/ngày, bao gồm nước canh và thức uống với nhiều dạng khác nhau như nước lọc, nước ép hoa quả,…
  • Tránh căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái: Bạn không nên quá căng thẳng, đặc biệt là trong lúc đi đại tiện. Bạn hãy giữ cho bản thân mình một tâm trạng thật thoải mái, vui vẻ.
  • Bỏ thói quen nhịn đại tiện: Bạn không nên nhịn đi đại tiện khi có cảm giác mót. Bạn hãy xây dựng thói quen đi đại tiện đúng giờ, 1 lần/ngày, tốt nhất là vào buổi sáng hoặc chiều tối. Trong quá trình đại tiện bạn không nên rặn và cần rửa lại hậu môn bằng nước sạch. Nếu có thói quen đi đại tiện vào buổi sáng thì bạn hãy uống 1 cốc nước sau khi thức dậy để giúp kích thích nhu động ruột.
  • Tập thể dục đều đặn: Để cải thiện chứng táo bón, bạn hãy tích cực luyện tập thể thao, tăng cường vận động, đặc biệt là các bài tập giúp nâng cao sức bền, ví dụ như chạy cự ly dài, đi bộ nhanh,… Khi tập luyện sẽ kích thích nhu động ruột, hỗ trợ làm mềm phân, tăng cường trương lực thành ruột, phục hồi chức năng tiêu tháo,…
  • Đi thăm khám: Nếu đã biết bị táo bón không nên ăn gì, cần tiêu thụ loại thực phẩm nào và áp dụng nhiều cách chữa trị khác nhau nhưng vẫn không mang đến hiệu quả thì bạn hãy đến cơ sở y tế thăm khám sớm. Bạn không nên để chứng táo bón kéo dài quá lâu, vì sẽ làm gia tăng nguy cơ bị táo bón mạn tính, trĩ. Phân lâu ngày không được đào thải sẽ kết tinh thành một kết cấu cứng như đá (đá phân), làm tắc nghẽn túi thừa, dẫn đến bệnh viêm túi thừa.
lưu ý để nhanh chóng hết táo bón

Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày để cải thiện chứng táo bón

Thắc mắc bị táo bón không nên ăn gì đã được Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome giải đáp. Mong rằng bạn đọc đã biết cách điều chỉnh khẩu phần ăn của mình trở nên hợp lý, khoa học hơn để có thể cải thiện chứng táo bón hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ hotline 1900 633 599.

5/5 - (2 bình chọn)
13:22 15/05/2023