Sắt là một trong những vi chất cần thiết đối với cơ thể của mỗi người, kể cả trẻ em và người trưởng thành. Thừa hoặc thiếu sắt đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, vậy nên bạn cần nắm được cách bổ sung sắt cho cơ thể sao cho đầy đủ và khoa học nhất.
Sắt là gì? Sắt là một thành phần quan trọng cho sự vận hành của cơ thể. Chất sắt có tác dụng trong việc tổng hợp hemoglobin (loại chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể) và myoglobin (loại chất dự trữ oxy cho cơ thể). Nó được xem là một yếu tố kiểm soát quá trình tổng hợp DNA của cơ thể. (1)
Bổ sung sắt cho cơ thể là cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh
Tại sao cần bổ sung sắt đúng cách cho cơ thể? Chất sắt có nhiều công dụng đối với cơ thể mà có thể bạn chưa biết. Trong hemoglobin, sắt (ion sắt Fe2+) là cơ chất gắn kết với nguyên tử oxy – giúp máu chuyên chở cũng như phân phối dưỡng khí tới khắp các bộ phận trong cơ thể. Do đó, bổ sung sắt cho cơ thể sẽ giúp máu luôn trong tình trạng “giàu” hemoglobin và đảm bảo cơ thể luôn nhận được đủ lượng oxy cơ thể cần để sinh hoạt, học tập và phát triển.
Thiếu sắt trong cơ thể dễ dẫn đến suy nhược, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, hay có hiện tượng hồi hộp, khó thở khi gắng sức, tim có tiếng thổi, đề kháng kém; thai phụ thiếu sắt dễ bị sinh non, thiếu máu với các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, rụng tóc, mất khả năng tập trung, …
Ngoài ra, chất sắt còn tham gia vào thành phần của một số enzyme oxy hoá khử như peroxidase, catalase và các cytochrome (các hợp chất xúc tác sinh học quan trọng trong cơ thể). Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng oxy hoá, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể cũng như bất hoạt các gốc oxy có hại. Đặc biệt là đối với những phụ nữ mang thai, bổ sung sắt như thế nào cho đúng giúp thai kỳ khỏe mạnh và an toàn hơn.
Người hay bị suy nhược, đau đầu, cơ thể mệt mỏi nên bổ sung chất sắt
Cơ thể một người phụ nữ sẽ có khoảng 2,5g sắt, với nam giới, con số này là 4g. Dù chiếm một tỷ lệ rất nhỏ song nguyên tố vi lượng này lại rất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
Mỗi ngày, cơ thể sẽ mất một lượng sắt nhất định qua các tế bào chết, bong da, phân, nước tiểu, hay phụ nữ hành kinh… Vì vậy, chúng ta cần bổ sung sắt để bù đắp đủ một lượng nhỏ sắt bị mất đi mỗi ngày.
Triệu chứng thiếu sắt là không giống nhau ở mỗi người. Tuổi tác, giới tính, sức khỏe tổng quát, cơ địa, lịch sử bệnh lý và mức độ thiếu sắt khác nhau sẽ cho ra những triệu chứng thiếu sắt khác nhau.
Thiếu sắt ở mức độ nhẹ và trung bình thường rất khó nhận ra bởi giai đoạn này không có bất kỳ triệu chứng nào có thể dễ quan sát được bằng mắt thường. Nếu tình trạng thiếu sắt tiếp tục kéo dài sẽ gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Lúc này, các triệu chứng mới bắt đầu nghiêm trọng.
Bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt sẽ có các triệu chứng phổ biến như tim đập nhanh, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, lạnh chân tay, hụt hơi, tâm trạng ủ rũ, tinh thần mệt mỏi, mất tập trung, suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bị thiếu máu do thiếu sắt là móng tay dễ gãy, rụng tóc, nứt khóe miệng, viêm lưỡi, da tay, chân và khóe mắt nhợt nhạt, không có chút ánh hồng nào như da người khỏe mạnh. (2)
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chứng thiếu máu do thiếu sắt. Bao gồm:
Do đó, bổ sung sắt cho người lớn cực kỳ quan trọng đối với:
Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng xảy ra khi cơ thể không nhận đủ lượng sắt cần thiết để sản xuất các tế bào hồng cầu. Khi tế bào hồng cầu bị thiếu hụt, các mô và tế bào khác sẽ không thể nhận đủ oxy để hoạt động.
Người bị thiếu máu do thiếu sắt cần bổ sung sắt cho cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ
Triệu chứng thường gặp của bệnh thiếu máu do thiếu sắt là:
Hầu hết các trường hợp thiếu máu đều do thiếu sắt ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
Theo các nghiên cứu, phụ nữ không mang thai hoặc không còn cho con bú cần được bổ sung từ 15-18 mg sắt mỗi ngày. Đối với phụ nữ mang thai, hàm lượng này sẽ cao hơn. Phụ nữ mang thai phải dung nạp ít nhất 27 mg sắt mỗi ngày. Các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị rằng, mẹ mang thai cần uống thêm các loại thuốc bổ sung sắt để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt.
Bà bầu đặc biệt cần bổ sung sắt mỗi ngày
Các bác sĩ cũng cho rằng, trong thành phần của những loại vitamin trước khi sinh có nhiều chất sắt. Do vậy, mẹ bầu nên chú ý tăng cường uống vitamin trước khi sinh trong giai đoạn mang bầu. Liều lượng sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng dư thừa sắt và vitamin gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Từ lúc còn trong bụng mẹ, trẻ đã được thừa hưởng chất sắt từ cơ thể mẹ để phát triển. Khi ra đời, nếu trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn, trẻ cũng nhận chất sắt có trong sữa mẹ. Nếu cơ thể mẹ không có đủ sắt để truyền cho con thông qua sữa mẹ, trẻ cũng rất dễ bị thiếu hụt dưỡng chất này.
Mẹ đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ rất cần bổ sung chất sắt cho cơ thể
Đó là lý do những người phụ nữ đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cần tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu chất sắt, bổ sung sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu cần thiết, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về việc uống thuốc bổ sung chất sắt.
Những ngày trong kỳ kinh nguyệt khiến cơ thể bạn thất thoát khá nhiều máu và chất sắt. Đó cũng là lý do vì sao phụ nữ luôn là đối tượng có nguy cơ thiếu máu cao hơn đàn ông.
Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, bị thiếu máu nên uống bổ sung chất sắt đúng cách
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng thuốc hoặc viên uống bổ sung sắt cho phụ nữ hàng ngày, kể cả trong những ngày hành kinh. Liều lượng sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng trên bao bì của sản phẩm.
Trong cả 2 trường hợp khi cơ thể hấp thu kém chất sắt hoặc khi cần nhiều sắt hơn để chống chọi với các bệnh lý (như rối loạn hấp thu sắt, ung thư, nhiễm trùng,…) cũng cần bổ sung sắt cho cơ thể nhiều hơn người bình thường để hỗ trợ cơ thể tối đa.
Bệnh nhân ung thư, hay rối loạn hấp thu sắt rất cần bổ sung sắt qua đường uống
Khi điều trị bệnh lý, có một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Bao gồm:
Ngoài ra, những người mắc bệnh thận hoặc đang chạy thận nhân tạo cũng có nguy cơ thiếu máu và thiếu sắt rất cao. Điều này là do thận có vai trò tạo ra hormone erythropoietin. Loại hormone này tham gia vào quá trình sản sinh tế bào hồng cầu trong máu. Vì vậy, nếu thận không làm đủ chức năng của nó, cơ thể bạn cũng sẽ bị thiếu hụt hồng cầu dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Nếu đang dùng những loại thuốc trên hoặc đang trong quá trình chạy thận nhân tạo, bạn có thể trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để tìm ra cách khắc phục tình trạng thiếu máu do tác dụng phụ của thuốc. Cần lưu ý, bạn không nên tự ngưng dùng thuốc hoặc thay đổi một loại thuốc khác trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ:
Nếu bạn nghi ngờ mình bị thiếu sắt, hãy đến với dịch vụ xét nghiệm vi chất tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome – đơn vị dẫn đầu trong việc thăm khám, tư vấn và điều trị mọi bệnh lý có thể chữa được bằng dinh dưỡng.
Với hệ thống máy móc hiện đại hàng đầu khu vực, dịch vụ xét nghiệm vi chất tại Nutrihome sẽ thực hiện các thủ thuật:
Từ đó, các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sẽ phối hợp lên phác đồ điều trị, bổ sung sắt cho cơ thể với liều lượng thích hợp.
Hệ thống máy móc tiên tiến giúp xác định chính xác bạn bị thiếu hụt bao nhiêu gam hồng cầu trên mỗi lít máu (g/L) để bổ sung sắt phù hợp
Bổ sung sắt bao nhiêu là hợp lý? Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và từng giai đoạn phát triển thế chất mà cơ thể bạn đòi hỏi lượng sắt khác nhau. Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị liều lượng sắt cần thiết như sau:
Tuổi tác |
Nam |
Nữ |
Phụ nữ mang thai |
Mẹ nuôi con bú |
Sơ sinh đến 6 tháng |
0,27 mg |
0,27 mg |
||
7-12 tháng |
11 mg |
11 mg |
||
1-3 tuổi |
7 mg |
7 mg |
||
4-8 tuổi |
10 mg |
10 mg |
||
9-13 tuổi |
8 mg |
8 mg |
||
14-18 tuổi |
11 mg |
15 mg |
27 mg |
10 mg |
19-50 tuổi |
8 mg |
18 mg |
27 mg |
9 mg |
51 tuổi trở lên |
8 mg |
8 mg |
Trong cơ thể một người trưởng thành (trên 18 tuổi), lượng sắt mỗi ngày cơ thể cần để sản xuất ra hồng cầu mới nằm trong khoảng từ 20-25 mg sắt mỗi ngày. Tuy nhiên khi lượng tế bào hồng cầu già đi, lượng sắt từ các tế bào hồng cầu cũ có thể được cơ thể tái sử dụng và hấp thu lại từ đầu.
Do đó, chúng ta hoàn toàn không cần phải bổ sung sắt ở mức 20-25 mg mỗi ngày mà chỉ cần bổ sung lượng sắt theo liều lượng khuyến cáo, để bù lại lượng sắt đã mất qua phân, nước tiểu, mồ hôi và tế bào chết, đồng thời đảm bảo chất lượng máu cho cơ thể.
Bổ sung sắt như thế nào cho đúng? Thời điểm lý tưởng để bổ sung sắt là một giờ trước bữa ăn hoặc hai giờ khi ăn để đảm bảo dạ dày trống rỗng. Theo nguyên lý, các thời điểm tốt nhất để bổ sung chất sắt trong ngày là:
Ở những người trưởng thành khỏe mạnh, bổ sung sắt hằng ngày sẽ không gây hại nếu liều dùng mỗi ngày thấp hơn 17 mg. Tuy nhiên, việc bổ sung chất sắt thông qua thuốc và thực phẩm chức năng thường chỉ được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn.
Bạn không cần phải bổ sung sắt hàng ngày, từ năm này sang năm khác mà không có điểm dừng. Thông thường, việc bổ sung chất sắt cho cơ thể là khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính, và nhu cầu phát triển của cơ thể ở mỗi thời điểm. Do đó, tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc bổ sắt khi không có chẩn đoán hay chỉ định của bác sĩ.
Theo các chuyên gia, không nên tùy tiện bổ sung sắt và tự ý quyết định bổ sung chất sắt bao lâu thì ngưng. Việc bổ sung sắt cho cơ thể trong bao lâu cần được thông qua ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Ngoài ra, thời gian bổ sung sắt cũng tùy thuộc vào từng đối tượng đặc biệt sau:
Thường xuyên dùng các viên uống bổ sung sắt với liều lượng trên 20 mg mỗi ngày có thể gây ngộ độc sắt (đặc biệt là khi bụng đói). Ngộ độc sắt nghiêm trọng thường gây ra với các triệu chứng trong vòng 6 giờ sau khi dùng quá liều. Các triệu chứng của ngộ độc sắt thường xảy ra theo 5 giai đoạn:
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, dùng quá liều sắt có thể dẫn đến suy nội tạng, chảy máu trong, hôn mê, co giật và thậm chí tử vong.
Uống bổ sung chất sắt quá liều gây nôn mửa, sốt, co giật, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong
Có hai nguồn bổ sung sắt hiệu quả, nguồn thứ nhất là từ các thực phẩm tự nhiên và nguồn thứ hai là từ việc sử dụng thuốc và các loại thực phẩm chức năng.
Bổ sung sắt qua thực phẩm là cách an toàn nhất ở cả trẻ em và người lớn, thường được bác sĩ khuyến cáo. Một số nguồn thực phẩm giàu sắt có thể kể đến như: (3)
Sắt có nhiều trong thịt động vật, các loại đậu và một số loại rau xanh
Đa phần, việc tiêu thụ các thực phẩm giàu chất sắt có thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Khi bổ sung sắt qua thực phẩm, tốt nhất là nên ăn cùng với các thực phẩm giàu vitamin C.
Người ta đã phát hiện ra rằng vitamin C có thể làm tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể từ các nguồn sắt trong thực vật (ion sắt non-heme). Vitamin C được tìm thấy trong các loại thực phẩm như trái cây họ cam quýt, cà chua, khoai tây, dâu tây, ớt chuông xanh và đỏ, bông cải xanh và kiwi.
Sử dụng sắt dưới dạng thuốc thường ít được khuyến cao hơn bởi việc dùng quá liều lượng có thể gây ngộ độc sắt. Tuy nhiên trong trong một số trường hợp sau đây cần uống bổ sung chất sắt theo chỉ định của bác sĩ:
Sắt được hấp thu tốt nhất khi uống lúc đói, với nước hoặc nước hoa quả, nên uống vào khoảng 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Trong trường hợp, bạn đang mắc các vấn đề về dạ dày, bạn có thể uống sắt lúc no, trong hoặc ngay sau bữa ăn.
Theo các chuyên gia, bạn không nên uống bổ sung sắt cùng với sữa, trà, cà phê và các thuốc kháng axit cùng lúc. Trà có chứa một hợp chất hoạt tính sinh học gọi là tanin. Tanin gây ức chế khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Và trong cà phê có chứa axit chlorogenic, cũng là một chất ức chế hấp thụ sắt. Nếu đã lỡ uống trà và cà phê, bạn hãy đợi 2 giờ sau khi uống các loại thức uống này rồi hãy dùng thuốc sắt. (4)
Khi sử dụng thuốc bổ sung sắt cần lưu ý những gì? Để đạt được hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, cần lưu ý một vài điểm sau:
Trên đây là tất cả những điều bạn cần biết về việc bổ sung sắt cho cơ thể như thế nào cho đúng để đạt hiệu quả và an toàn. Như đã chia sẻ, bổ sung sắt là việc làm không khó. Tuy nhiên, để biết chính xác liều lượng sắt cần bổ sung là bao nhiêu mg mỗi ngày thì tốt nhất là bạn nên tìm đến bác sĩ đa khoa gần nhất, hoặc đến ngay Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn chính xác với mức chi phí tiết kiệm. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!