Bữa sáng dinh dưỡng cho trẻ tiểu học

17/04/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news Tác giả: Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome

Một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cho trẻ tiểu học năng động và khỏe mạnh suốt cả ngày, tiếp thu bài tốt, và về lâu dài sẽ góp phần xây dựng một hàng rào miễn dịch vững chắc giúp cơ thể chống lại mọi bệnh tật. Cùng điểm qua các món ăn sáng phù hợp với trẻ tiểu học nhé!

Khuôn mặt chị Nguyễn Hồng Hạnh (quận Tân Phú, TP.HCM) luôn rạng ngời hạnh phúc khi nhắc đến  cô con gái rượu đang học lớp 1 rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn.

Đối với chị, con bước vào tuổi đến trường cao lớn, khỏe mạnh, thông minh, học giỏi là một dấu ấn quan trọng trong hành trình nuôi con khó khăn, vất vả , chăm chút từng bữa ăn giấc ngủ cho con

Kiên nhẫn cùng con vượt qua những giai đoạn bé biếng ăn, chán ăn trong những năm đầu đời, đến tuổi tiểu học, con gái chị đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ăn uống và đã có ý thức  hợp tác trong mỗi bữa ăn, nhất là bữa sáng. Nắm bắt cơ hội này, chị đã chuẩn bị cho con những thực đơn cho bữa sáng cân đối, đầy đủ dinh dưỡng, với các thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất cùng với các nhóm thực phẩm giàu năng lượng là bột đường, chất đạm, chất béo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lứa tuổi tiểu học.

Vì vậy, bé luôn đến trường với thể trạng khỏe mạnh, tâm trạng hưng phấn, khả năng tập trung và tiếp thu bài đều rất tốt.

“Ăn sáng giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp bổ sung lượng dự trữ nhiên liệu của cơ thể, thúc đẩy sự trao đổi chất, tạo ra năng lượng cần thiết để trẻ hoạt động, học tập và vui chơi. Bữa sáng cũng đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của bộ não. Não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng cần đến 20%-25% năng lượng để hoạt động. Sau một đêm ngủ dậy nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể không đủ để  đáp ứng đủ nhu cầu học tập, khả năng tập trung của trẻ. Do đó mẹ cần thiết kế một bữa ăn sáng khoa học cho trẻ tiểu học  đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ với tỉ lệ cân đối để trẻ thông minh, học giỏi và nhanh nhạy hơn”. TS.BS Phạm Thị Thu Hương, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bác sĩ Trưởng, Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome chia sẻ.

Bữa ăn sáng dinh dưỡng chuẩn cho học sinh tiểu học

Bố mẹ, nhà trường xây dựng bữa ăn sáng cho trẻ tiểu học cần phải đa dạng, phong phú các loại thực phẩm để vừa cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa tránh nhàm chán, tạo sự ngon miệng cho trẻ.

Bữa ăn sáng của trẻ tiểu học hợp lý phải có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và sữa đáp ứng nhu cầu năng lượng cần thiết cho cơ thể trẻ.

Trong bữa ăn sáng của trẻ nhóm chất bột đường phải đảm bảo đủ 50 – 55%, nhóm chất béo từ 20-25%, nhóm chất đạm từ 13- 20%. Đáp ứng được nhu cầu này trẻ sẽ có nguồn năng lượng tốt, giúp trẻ tập trung và tiếp thu bài hiệu quả.

Với trẻ tiểu học mỗi ngày cần được ăn đầy đủ 3 bữa ăn chính và 1 đến 2 bữa  bổ sung. Trong đó bữa ăn sáng năng lượng từ 25-30%, bữa trưa 35%, bữa xế chiều 10%, bữa tối 25-30%.

Ngoài ra, nên khuyến khích trẻ uống đủ nước hằng ngày, mỗi ngày uống khoảng 1-1,5 lít tương đương 40ml/kg/ngày. Hạn chế uống nước ép đóng chai, nước ngọt có ga.

Khuyến khích trẻ tăng cường hoạt động thể chất vào mỗi buổi sáng, tham gia các câu lạc bộ bóng rổ, võ thuật, bơi lội ở trường giúp trẻ tránh nguy cơ thừa cân và béo phì. Trẻ suy dinh dưỡng nếu hoạt động nhiều, đòi hỏi năng lượng cần thiết nhiều lên sẽ giúp trẻ ăn nhiều hơn, tăng cân và phát triển chiều cao tốt hơn đồng thời cũng nhanh nhẹn linh hoạt hơn. Trẻ rèn luyện thể lực thường xuyên sẽ có hệ xương, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn khỏe mạnh giúp trẻ phòng tránh được mọi ốm đau bệnh tật.

Các nhóm chất dinh dưỡng cần phải có trong bữa ăn sáng của trẻ tiểu học

Cơ thể luôn cần một nguồn dưỡng chất đầy đủ giúp trẻ duy trì sức khỏe, vận động và phát triển toàn vẹn nhất. 

Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn sáng của trẻ tiểu học bao gồm:

1. Nhóm bột đường

Trẻ tiểu học mỗi ngày cần từ 200 – 320g chất bột đường. Là nguồn năng lượng chính cho hệ thần kinh trung ương và năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể trẻ hoạt động. Do đó mỗi bữa ăn sáng của trẻ cũng phải đảm bảo có đầy đủ chất bột được cần thiết cho nhu cầu của trẻ.

Chất bột đường thông thường được chia làm 2 loại chính: chất bột đường đơn và chất bột đường phức tạp.

Chất bột đường đơn có cấu tạo đơn giản và được tiêu hóa hấp thụ nhanh hơn, chúng có trong các thực phẩm như các loại trái cây, các sản phẩm sữa, đường ăn, kẹo, nước ngọt, soda…

Chất bột đường phức tạp được tiêu hóa chậm hơn. Chúng có nhiều trong các loại thực phẩm giàu tinh bột như: các loại ngũ cốc, cơm, mì, nui, phở, hủ tiếu, bún lúa mạch, bánh mì, phở, ngô, khoai, các loại đậu…

2. Nhóm chất đạm

Trong bữa ăn sáng của trẻ tiểu học cần khoảng 32 – 50g đạm. Chất đạm đóng vai trò xây dựng cơ bắp, máu, xương, da các cơ quan tổ chức khác của cơ thể. Chất đạm cũng giúp cho việc điều hòa hoạt động của cơ thể và tạo ra các kháng thể chống lại các sinh vật ngoại lai như vi rút, vi khuẩn tấn công cơ thể. Chất đạm cũng đóng vai trò vận chuyển dưỡng chất và thuốc đến các tế bào. Ngoài ra chất đạm còn giúp cho vị của thức ăn ngon hơn. Khi không đủ các chất bột đường và chất béo cung cấp năng lượng thì cơ thể sẽ huy động chất đạm để cung cấp năng lượng, tốt nhất là không nên để tình trạng này xảy ra.

Đạm có nhiều trong thịt bò, heo, gà cá, trứng, sữa các chế phẩm từ sữa. 

3. Nhóm chất béo

Chất béo đóng vai trò dự trữ năng lượng, điều hòa hoạt động, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ. 

Chất béo cung cấp năng lượng nuôi dưỡng hệ thần kinh trung ương giúp tế bào não phát triển tốt hơn.

Chất béo giúp hấp thu các Vitamin tan trong chất béo như Vitamin A, D, E, K. Bữa ăn sáng của của trẻ tiểu học cần  8- 18g chất béo mới cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Nguồn cung cấp chất béo rất phong phú và đa dạng. Theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, trẻ tiểu học là lứa tuổi cần được bổ sung đủ chất béo giúp cho hệ thần kinh, trí não phát triển, giúp trẻ thông minh hơn.

Giai đoạn này mẹ nên cho trẻ ăn các loại chất béo từ động vật như mỡ lợn, mỡ cá, mỡ gà, các loại dầu hạt, dầu gấc, các loại hạt như đậu phộng, hạt mè, hạnh nhân, óc chó sẽ tốt cho trẻ. 

Tránh cho trẻ ăn nhiều các loại chất béo bão hòa có nhiều trong thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều lần, dầu cọ, dầu dừa sẽ không tốt cho trẻ.

4. Nhóm chất Vitamin, khoáng chất

Cơ thể mỗi trẻ cần trên 13 loại Vitamin và 20 loại khoáng chất cần thiết mỗi ngày. Tuy không đóng vai trò sinh năng lượng, thậm chí vi chất dinh dưỡng là những chất cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò cực lớn. Khi thiếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.

Vitamin và khoáng chất là các hợp chất hữu cơ, cơ thể không tổng hợp được phải bổ sung bằng thực phẩm mỗi ngày. 

Vitamin gồm có 2 loại tan trong dầu và tan trong nước. 

  • Vitamin tan trong dầu bao gồm: Vitamin A, D, E, K
  • Vitamin tan trong nước bao gồm: Vitamin C, Vitamin PP, Vitamin nhóm B.

Khoáng chất bao gồm các loại: Sắt, kẽm, canxi, phốt pho, đồng, I-ốt

Vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật lẫn thực vật gồm: Thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hàu, sò, ốc, rau ngót, mồng tơi, súp lơ, rau dền, cà chua, bí đỏ, ớt chuông, đu đủ, xoài, chuối…

Những món ăn sáng dinh dưỡng cho trẻ tiểu học

Cháo sườn hạt sen

Nguyên liệu:

  • Hạt sen
  • Sườn non bỏ mỡ (nếu có)
  • Cháo trắng

Cách làm:

  • Bước 1: cho sườn non và hạt sen vào ninh mềm nhừ.
  • Bước 2: lấy sườn ra bỏ xương giã thịt, hoặc để nguyên theo sở thích của trẻ.
  • Bước 3: giã hạt sen nhuyễn ra hết hoặc để nguyên hạt.
  • Bước 4: lọc nước dùng qua rây tránh sót mảnh xương.
  • Bước 5: cho cháo trắng, nước dùng, hạt sen, thịt vào khuấy đều sôi lên rồi đợi nguội 80o thì cho 1 thìa dầu ăn của bé vào là hoàn thành.

Phở

Nguyên liệu

  • Thịt ức gà
  • Bánh phở
  • Gừng tươi
  • Hồi, quế

Cách làm

  • Bước 1: nướng gừng thơm lên sau đó đập dập.
  • Bước 2: cho thịt gà, gừng đã nướng, hồi quế vào nồi nước dùng ninh lên.
  • Bước 3: lấy thịt gà ra xé miếng vừa ăn hoặc để nguyên miếng theo sở thích của trẻ rồi cho vào lại nồi nước dùng.
  • Bước 4: cho bánh phở vào bước 3 khoảng 2 phút thì ăn được. Thêm rau mùi.

Bánh mì

Nguyên liệu: 

  • Bánh mì
  • Sốt mayonnaise
  • Trứng
  • Muối tiêu
  • Hành ngò

Cách làm:

  • Quết sốt mayonnaise lên 2 mặt lát bánh mì. Cho bơ và bánh mì vào chảo chiên vàng giòn, chiên trứng ốp la. Sau đó cho trứng vào giữa, thêm hành ngò nếu thích. Mẹ đừng quên đặt thêm một ly sữa hoặc nước trái cây, thức uống bữa sáng cân bằng trên bàn để con có đủ dinh dưỡng đến lớp.

Dinh dưỡng là nền tảng của sức khỏe, nó giúp bảo vệ cơ thể, phòng bệnh và chữa bệnh rất hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống. Để giúp trẻ phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần từ bây giờ bố mẹ hay xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt nên chú trọng vào bữa ăn sáng để trẻ phát triển trọn vẹn sau này. 

Bữa ăn sáng cho trẻ tiểu học cực kỳ quan trọng, bố mẹ cần phải quan tâm, không được lơ là như những quan niệm trước đây vô tình bỏ qua giai đoạn phát triển thần tốc của trẻ.

Tại Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, quy trình khám, tư vấn, chăm sóc dinh dưỡng được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa và hướng dẫn lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn khoa học, đơn giản góp phần quan trọng trong việc chăm sóc dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome cũng đầu tư hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại, máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, máy xét nghiệm vi chất (vitamin D, vitamin B), máy siêu âm… giúp các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ chính xác, góp phần quan trọng cho quá trình điều trị và chăm sóc dinh dưỡng hiệu quả.

Trinh Vương

Rate this post
10:55 06/01/2023

Discover more from Nutrihome

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading