Nên và không nên ăn gì để giảm đau nhức xương khớp?

17/07/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Bác sĩ Trưởng Nutrihome Trường Chinh
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Đối với những người bị đau nhức xương khớp, các câu hỏi như “thoái hóa khớp nên ăn gì”, “bệnh xương khớp kiêng ăn gì”, “thực phẩm nào tốt cho xương khớp”… gần như là thắc mắc chung. Bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ định, việc ăn gì và không nên ăn gì để giảm đau nhức xương khớp cũng đóng vai trò rất quan trọng.

TS.BS Phạm Thị Thu Hương, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bác sĩ Trưởng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome khuyến cáo, mọi người nên để ý đến những cơn đau nhức xương khớp kéo dài ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, từ khớp gối, khớp tay, khớp ngón tay, khớp chân cho đến khớp vai, khớp lưng… Bởi rất có thể đó chính là dấu hiệu của các bệnh lý như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, bệnh gout, loãng xương… Và khi mắc bệnh xương khớp, vấn đề dinh dưỡng không thể không lưu ý đến.

đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp có thể xảy ở bất kì vị trí khớp nào trên cơ thể

Vì sao bạn bị đau nhức xương khớp?

Theo các chuyên gia, bệnh đau nhức xương khớp thường do một số nguyên nhân phổ biến sau:

  • Do tuổi tác: Khi về già, lượng máu và dịch nhầy nuôi khớp trở nên ít dần, khiến các khớp xương bị mài mòn và trở nên yếu đi.
  • Do vận động: Những người làm công việc nặng nhọc hoặc tập luyện thể dục thể thao quá sức dễ tạo áp lực và tổn thương lên xương khớp.
  • Do rối loạn chuyển hóa: Việc thiếu máu ở vùng cột sống, rối loạn tuần hoàn hoặc thần kinh kéo dãn quá mức sẽ gây rối loạn chức năng thần kinh, khiến khớp xương co rút cục bộ.
  • Do chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc các chấn thương trong quá trình tập luyện sẽ gây ra tổn thương xương khớp.
  • Chế độ dinh dưỡng: Việc ăn uống thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thiếu hụt canxi để nuôi xương khớp, gây viêm và thoái hóa xương khớp.
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây áp lực lên xương khớp, lâu ngày dẫn đến tổn thương khớp.

Bị thoái hóa khớp nên ăn gì?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng đúng các thực phẩm tốt cho xương khớp như thực phẩm giàu khoáng chất, canxi, vitamin sẽ giúp xương khớp chắc khỏe, hạn chế viêm nhiễm và thoái hóa. Một số loại thực phẩm tốt cho xương khớp mà người bệnh cần bổ sung bao gồm:

  • Rau xanh: Rau xanh là thực phẩm tốt cho xương khớp, có tác dụng giảm đau, cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho xương khớp. Các nhà dinh dưỡng cho biết, trái cây và rau củ quả có màu sắc đậm rất cần thiết cho chế độ ăn của bệnh nhân xương khớp, như: cà rốt, khoai lang, quả cherry, dưa hấu, bơ, bông cải xanh…
  • Thực phẩm chứa nhiều Omega 3: Axit béo omega 3 có nhiều trong các loại cá như cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ… Việc tăng cường bổ sung dưỡng chất omega 3 sẽ giúp tăng khả năng chống viêm tốt, giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp do ức chế sản sinh enzym và cytokine phá vỡ sụn.
  • Trứng: Trứng là một trong những thực phẩm tốt cho xương khớp, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho xương khớp và các bác sĩ khuyên nên dùng mỗi tuần.
  • Trà xanh: Trà xanh được biết đến như một thức uống tuyệt vời, giúp bổ sung các chất chống oxy hóa và các chất vitamin cho cơ thể. Lá trà xanh có nhiều công dụng như tốt cho tim mạch, giảm huyết áp, ngăn ngừa ung thư, và đặc biệt trà xanh chứa nhiều polyphenol giúp chống viêm, đẩy lùi thoái hóa khớp.

thực phẩm tốt cho xương khớp

Bổ sung những thực phẩm tốt cho xương khớp góp phần hỗ trợ giảm triệu chứng đau ở người bệnh

Bệnh xương khớp kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp, người bệnh cần lưu ý tránh xa những thực phẩm có hại cho xương khớp, khiến các cơn đau nhức xương khớp tái phát hoặc trở nên trầm trọng hơn, làm cản trở quá trình chữa bệnh. Những thực phẩm người bệnh đau nhức xương khớp cần tránh bao gồm:

  • Các thực phẩm chứa hàm lượng photpho cao như thịt đóng hộp, thịt đỏ, nội tạng động vật.
  • Các đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ.
  • Các thực phẩm tăng lipid máu như thịt mỡ, xúc xích, dăm bông…
  • Hạn chế các thực phẩm giàu acid oxalic như cà pháo, dưa muối, chuối tiêu…
  • Kiêng các loại bánh kẹo ngọt, đồ uống có cồn hoặc gas
  • Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá…

người bệnh xương khớp cần tránh xa bia rượu

 Người bệnh xương khớp cần tránh xa bia rượu để tránh làm tăng các cơn đau nhức xương khớp

Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh đau nhức xương khớp cần lưu ý thêm về chế độ tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp để cộng hưởng cho việc điều trị bệnh đạt kết quả như mong muốn.

Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, các kỹ sư tiết chế dinh dưỡng sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn cá nhân hóa dựa trên tình trạng bệnh, sở thích và thói quen ăn uống của chính bạn.

Các chuyên gia từ Nutrihome cũng sẽ hướng dẫn bạn cách thức chọn thực phẩm tốt cho xương khớp, chế biến món ăn một cách đơn giản để mang đến những bữa ăn ngon miệng, đầy dinh dưỡng và hiệu quả cho chế độ điều trị bệnh.

Để được tư vấn và hướng dẫn các chế độ dinh dưỡng, Quý khách hãy gọi vào hotline 1900 633 599, nhắn tin trên Fanpage Nutrihome – Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động hoặc liên hệ trực tiếp đến các Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome trên cả nước.

Rate this post
07:11 17/07/2020