Trẻ 8 tháng tuổi cần bổ sung thêm các dưỡng chất gì ngoài sữa mẹ để phát triển toàn diện? Cùng Nutrihome tìm hiểu ngay thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân và những lưu ý khi xây dựng thực đơn dưới đây, ba mẹ nhé!
Bài viết có sự tư vấn chuyên môn bởi BS.CKII Hoàng Kim Tín, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1; Cố vấn chuyên môn Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome
Trẻ 8 tháng cần bổ sung những dưỡng chất gì?
Ăn dặm là giai đoạn quan trọng để bé được hấp thu thêm các dưỡng chất mà sữa mẹ không có hoặc cung cấp không đủ cho nhu cầu thực tế của trẻ. Do đó, các bữa ăn dặm luôn được quý phụ huynh có con nhỏ quan tâm hàng đầu, làm sao xây dựng tốt nhất cho con mình; cụ thể ở đây là thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân hay thực đơn cho bé 8 tháng nhẹ cân ăn uống đều đặn để tăng cân như mong muốn.
8 tháng tuổi là giai đoạn mà nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đã cao hơn so với những tháng tuổi đầu đời. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ, cha mẹ cần chú ý cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết qua các bữa ăn dặm để hỗ trợ cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Một số dưỡng chất cần thiết cho trẻ trong thời kỳ này mà ba mẹ nên lưu ý có trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân là:
Protein: Đây là một trong những dưỡng chất quan trọng trong việc phát triển não bộ và nâng cao hệ miễn dịch của trẻ, là chất cơ bản để duy trì được sự sống của mọi tế bào trong cơ thể. Trẻ bị thiếu đạm rất dễ bị suy dinh dưỡng. Tuy vậy, nếu tiêu thụ quá nhiều đạm cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của trẻ, do đó cha mẹ cần lưu ý điểm này.
Sắt: Sắt là nguyên tố chủ yếu để tạo ra các tế bào máu, thường có trong thịt đỏ và các loại rau có lá màu xanh đậm, họ đậu, ngũ cốc. Thiếu sắt sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, trẻ dễ bị ốm đau, phát triển chậm.
Kẽm: Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm được chứng minh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Trẻ nhỏ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn khi thiếu kẽm. Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt cừu, gà tây, tôm, bí ngô, hạt vừng, đậu lăng, măng tây và sữa chua…
Omega-3: Đây là một axit béo có nhiều tác động quan trọng đến sự phát triển của não bộ trẻ. Ngoài ra nó còn đem lại lợi ích cho mắt, tim mạch, da. Để cung cấp cho trẻ omega-3, cha mẹ hãy bổ sung vào thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân các loại thực phẩm như cá da trơn, cá biển và các loại tảo biển hay các loại hạt khô như quả óc chó, hạt chia… bằng cách xay nhuyễn cho vào bột, cháo.
Vitamin: Vitamin C, A, D… đều là những loại vitamin quan trọng cần bổ sung trong thời kỳ này. Vitamin tham gia vào sự trao đổi chất của cơ thể, bao gồm các enzyme, tổng hợp, sử dụng và chuyển hóa các chất dinh dưỡng ở tế bào và cơ thể. Việc bổ sung đầy đủ các vitamin sẽ đảm bảo sự phát triển ổn định và cân bằng trong những năm đầu đời của trẻ nhỏ.
Trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân cần có vitamin và các chất khoáng cần thiết
Ở giai đoạn này, mẹ nên cho bé ăn 5-6 bữa mỗi ngày (3 bữa chính và 2-3 bữa phụ), đồng thời duy trì bú sữa mẹ thường xuyên theo nhu cầu. Cha mẹ có thể dựa vào thói quen ăn uống của trẻ và sinh hoạt của gia đình để lên thời gian biểu ăn uống hợp lý cho bé. Dưới đây là gợi ý thời gian biểu mà cha mẹ có thể tham khảo:
Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng bên cạnh thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân
Ở lứa tuổi này, bé vẫn đang phát triển nhanh cả về thể chất và trí não, do vậy mỗi bữa ăn cần bổ sung đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để bé khỏe mạnh và tăng cân đều. Nguyên tắc chính vẫn là đảm bảo đầy đủ các chất: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Lượng thực phẩm trong ngày cần bổ sung vào thực đơn cho bé 8 tháng nhẹ cân tham khảo như sau:
Mỗi ngày cần bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân từ 45-50g thịt
– Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ, vì vậy không được cho trẻ bỏ bú hoàn toàn, mẹ cần duy trì cho bé bú sữa mẹ khoảng 600-800ml/ ngày.
– Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa… để tránh gan, thận của bé làm việc quá tải, từ đó có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận của trẻ.
– Khi chế biến thức ăn cho bé, cha mẹ hãy để vị nguyên bản, không nên cho thêm gia vị nhằm giúp trẻ vừa phát triển vị giác, cảm nhận trọn vẹn hương vị của thức ăn vừa tập thói quen ăn nhạt để bảo vệ sức khoẻ và thận của bé.
– Tỉ lệ chuẩn khi nấu cháo cho bé: 10g gạo với 70ml nước.
– Nên thêm chất béo khi chế biến món ăn cho bé, trẻ nhỏ cần cân đối chất béo thực vật và động vật. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý cho vừa đủ, không nên cho quá nhiều.
– Cha mẹ hãy lên thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân một cách đa dạng, phong phú đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để thay đổi khẩu vị, kích thích bé ăn ngon.
Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân và phát triển khỏe mạnh mà cha mẹ có thể tham khảo:
Nguyên liệu:
Cách làm:
Nguyên liệu
Cách làm
Nguyên liệu
Cách làm
Nguyên liệu
Cách làm
Nguyên liệu
Cách làm
Nguyên liệu
Cách làm
Nguyên liệu
Cách làm
Tóm lại, ngoài sữa mẹ, trẻ 8 tháng tuổi còn cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác để phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn cho bé 8 tháng tăng cân, cha mẹ cần chú ý thay đổi các món sao cho vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ, cân đối các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, vừa giúp trẻ hứng thú với bữa ăn.
Nutrihome với đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc, trang bị hiện đại bậc nhất là địa chỉ tin cậy, sẽ giúp các bậc phụ huynh giải quyết tất cả những vấn đề về dinh dưỡng, vận động và các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng, vận động cho trẻ em.
Tại đây, quý phụ huynh sẽ được tư vấn xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học theo ngày, tuần, tháng, đa dạng dưỡng chất với các thực đơn cho bé 8 tháng nhẹ cân hay thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân hiệu quả, an toàn.