Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho gan hoạt động, đồng thời phải có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ “đánh bay” mỡ thừa tích tụ trong gan. Vậy, người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì để giúp gan nhanh chóng hồi phục? Đâu là những nguyên tắc giúp xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng nhiễm mỡ ở gan? Ngay trong bài viết sau, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome sẽ gợi ý cho bạn một số thực đơn cho người gan nhiễm mỡ khoa học, giúp người bệnh vừa có thể ăn ngon miệng vừa cải thiện được tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
Đâu là thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo?
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn, người bệnh gan nhiễm mỡ cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng sau:
1. Thực hiện chế độ ăn ít tinh bột, hạn chế đường
Thực đơn hàng ngày cho người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng tinh bột. Bởi khi bạn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột và đường như gạo trắng, khoai tây, lúa mì, ngũ cốc thô,… có thể làm tăng hàm lượng glucose có trong cơ thể. Lúc này gan sẽ chịu trách nhiệm chuyển hóa glucose thành năng lượng cho cơ thể dưới dạng glycogen. Tuy nhiên, do hàm lượng glucose quá nhiều, dẫn đến gan không thể phân hủy hết glycogen, từ đó gây tích tụ mỡ thừa ở trong gan, tăng nguy cơ viêm gan và các vấn đề về sức khỏe khác.
Do đó thay vì tiêu thụ quá nhiều tinh bột mỗi ngày, bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên tăng cường hấp thụ rau xanh và trái cây tươi. Bởi chúng không chỉ giúp làm sạch và phục hồi chức năng gan mà còn giúp loại bỏ các chất béo và độc tố ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh gan nhiễm mỡ cần lưu ý hạn chế tiêu thụ một số loại trái cây có thể chứa hàm lượng đường cao như: xoài, nho, chuối, đào, vải, nhãn,…
2. Bổ sung chất béo tốt
Tương tự như tinh bột, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa chất béo xấu (dầu cọ, mỡ động vật, dầu ăn công nghiệp, cholesterol và trans fat) có thể làm suy giảm chức năng của gan và khiến cho gan phải hoạt động nhiều hơn so với mức bình thường. Các chất béo tích tụ trong gan quá nhiều còn làm tăng nguy cơ gan bị nhiễm mỡ, viêm gan, thậm chí là xơ gan.
Do đó, bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ thay vào đó bạn có thể bổ sung các chất béo lành mạnh cho cơ thể như: chất béo omega-3 có trong các loại cá béo, dầu thực vật (dầu ô-liu, dầu dừa, dầu đậu nành…), các loại hạt (hạt chia, hạt lanh, hạnh nhân, óc chó,…).
Bổ sung chất béo lành mạnh từ dầu ô liu hỗ trợ kháng viêm và điều trị tình trạng gan nhiễm mỡ
3. Ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ nên tập trung vào những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: các loại đậu, hạt, ngũ cốc, trái cây ít đường và rau lá xanh giàu chất xơ. Bởi lẽ, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp không làm tăng nồng độ insulin sau khi ăn, từ đó trực tiếp ức chế được tình trạng tích mỡ quá mức tại gan.
4. Hạn chế món ăn mặn, thực phẩm đóng hộp
Người bị bệnh gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn thức ăn mặn và thực phẩm đóng hộp vì chúng có chứa quá nhiều muối, bột ngọt, chất điều vị và các chất bảo quản, chẳng hạn như: thịt muối chua, cải ngâm chua, kim chi, thức ăn nhanh và thực phẩm đóng hộp. Bởi lẽ, thói quen ăn mặn có thể gây tích tụ mỡ thừa trong gan và khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn có thể tự nấu ăn tại nhà và sử dụng gia vị vừa đủ hoặc hơi nhạt, lượng muối tiêu thụ hàng ngày không nên vượt quá 5g / ngày.
5. Khẩu phần nhỏ, không ăn quá no
Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và tránh ăn quá no. Bởi lẽ, điều này có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết sau khi ăn tốt hơn, từ đó hạn chế tích tụ mỡ thừa trong gan và làm tăng nguy cơ tăng cân, béo phì. Hơn nữa, việc ăn nhiều bữa nhỏ cũng giúp cho cơ thể có cảm giác no liên tục, đồng thời hạn chế tình trạng đầy hơi, ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày.
Chia nhỏ khẩu phần ra ăn nhiều lần giúp kiểm soát đường huyết và cải thiện tình trạng nhiễm mỡ ở gan
Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì?
Hiểu biết rõ về việc người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị bệnh, đồng thời giúp cơ thể ngăn ngừa sự khởi phát của nhiều bệnh mạn tính có liên quan như: đái tháo đường, viêm gan mạn tính, xơ gan mạn tính, tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Cụ thể:
1. Các loại thực phẩm nên ăn
Dưới đây là các nhóm thực phẩm lành mạnh không thể thiếu trong thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ:
Các loại rau xanh, hoa củ quả tươi: Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả tươi bởi đây là nguồn cung cấp vitamin A, C, E,… và các hợp chất chống oxy hóa mạnh như carotenoids, glucosinolates, flavonoids, polyphenols,… có tác dụng ngăn chặn sự tích tụ mỡ quá mức trong gan. Một số loại rau củ quả mà bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày bao gồm: cải bó xôi, cần tây, cải xoăn, cải thìa, bắp cải, cam, bơ, lê, táo, bí ngô, cà chua, ớt chuông, cà rốt
Đồ uống có lợi cho gan: Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên ưu tiên chọn những loại thức uống có lợi cho gan như nước atiso, trà nụ vối, lá sen. Những loại nước này có tác dụng giảm mỡ trong gan, làm dịu nhiệt, cân bằng cơ thể và ngăn chặn sự tích tụ mỡ trong gan.
Protein và sữa: Protein là một thành phần quan trọng giúp cơ thể duy trì cân nặng và giảm cân. Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên lựa chọn các nguồn protein từ thịt nạc như thịt gia cầm, trứng, đậu nành, cá, hải sản và các loại đậu và sữa. Trong đó, người bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ nên ưu tiên lựa chọn các loại sữa ít hoặc không chứa chất béo, sữa chua và phô mai để giúp gan khỏe mạnh và cải thiện tình trạng bệnh.
Thực phẩm có ít cholesterol: Các chuyên gia khuyến nghị người bị gan nhiễm mỡ nên tích cực tiêu thụ các thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá béo, dầu oliu và các loại hạt. Bởi lẽ, chúng có tác dụng hỗ trợ làm giảm mỡ trong gan và cải thiện sức khỏe cho gan. Vì thế, đây chắc chắn là nhóm thực phẩm lý tưởng và cần phải có trong thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi giúp cải thiện tình trạng gan bị nhiễm mỡ
2. Các loại thực phẩm nên tránh
Người bị gan nhiễm mỡ không nên ăn gì? Để điều trị gan nhiễm mỡ và giảm hàm lượng mỡ có trong gan, người bệnh nên tránh tiêu thụ những thực phẩm sau đây:
Giảm ăn các loại hoa quả giàu fructose: Fructose là một loại đường có khả năng kích thích gan tích mỡ nhiều hơn gấp 2 lần, từ đó dễ gây béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch. Vì thế, việc hạn chế tiêu thụ các loại trái cây giàu fructose (xoài, vải, nhãn, đào, sung, dưa lưới,…) là một cách để giúp giảm tải cho gan và phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ.
Hạn chế chất béo và mỡ động vật: Mỡ động vật là một trong những “thủ phạm” chính gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Bởi lẽ, việc tiêu thụ quá nhiều mỡ động vật có thể tạo ra gánh nặng cho gan, khiến gan không thể phân giải chất béo kịp thời, từ đó tích tụ lại bên trong tế bào và khiến gan bị nhiễm mỡ. Vì vậy bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật để hạn chế tình trạng tích tụ mỡ trong gan.
Tránh ăn thực phẩm giàu cholesterol: Các chế phẩm từ nội tạng động vật, lòng đỏ trứng hoặc thức ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên,…) thường có chứa hàm lượng cholesterol cao. Do đó, việc hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm này là việc cần thiết để giúp làm giảm lượng chất béo trong gan.
Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ: Tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ mỗi ngày có thể làm tình trạng gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng hơn bởi chúng chứa nhiều chất béo bão hòa, trans fat và cholesterol. Do đó, khi ăn thịt đỏ, tốt nhất là bạn nên chọn loại thịt nạc nguyên khối để đảm bảo sức khỏe gan.
Tránh các chất kích thích và đồ uống có cồn: Các chất kích thích và cồn là kẻ thù số 1 của người bị gan nhiễm mỡ. Theo đó, việc uống rượu bia quá nhiều có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan và thậm chí ung thư gan. Nguyên nhân là vì gan phải cùng lúc xử lý mỡ và chất độc acetaldehyde từ cồn, từ đó tạo ra gánh nặng lớn cho gan khiến gan có nguy cơ bị viêm và xơ gan.
Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ cần hạn chế thực phẩm chiên (rán) chứa nhiều dầu công nghiệp hoặc mỡ động vật
Thực đơn món ăn cho người bị gan nhiễm mỡ
Dưới đây là danh sách các món súp, cháo, canh rau, món chính và món tráng miệng vừa bổ dưỡng, vừa ngon miệng, vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả:
1. Các món súp, cháo tốt cho gan nhiễm mỡ
Cháo trứng cút: Trứng cút giàu đạm, vitamin A, choline và các chất chống oxy hóa thuộc nhóm carotenoid giúp ngăn ngừa sớm tình trạng viêm gan và xơ hóa gan do nhiễm mỡ.
Cháo lúa mạch: Nhờ hàm lượng chất xơ cao, cháo lúa mạch là một lựa chọn tuyệt vời để “làm sạch” gan, giúp giảm mỡ trong gan và tăng cường chức năng gan.
Cháo cá chép: Cá chép là nguồn đạm và vitamin nhóm B dồi dào, giúp gan chuyển hóa năng lượng và tự chữa lành các tế bào thương tổn do nhiễm mỡ một cách hiệu quả.
Súp gà hầm nấm: Súp này giàu đạm, ít chất béo và giàu chất xơ, giúp tăng cường chức năng gan.
Súp rau cải: Rau củ thuộc họ Cải thường chứa nhiều chất chống oxy hóa glucosinolates có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa rất tốt cho gan.
2. Các món canh, rau tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ
Phần lớn các món canh rau đều tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý trong quá trình nấu canh, cần nêm ít đường / muối và tuyệt đối không dùng thịt băm (loại thịt vụn có lẫn mỡ) để làm ngọt nước dùng. Bởi lẽ, việc chế biến sai cách có thể khiến tình trạng gan nhiễm mỡ trở nặng thêm. Cụ thể, các loại canh rau tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm:
Canh cải ngọt: Cải ngọt chất xơ, vitamin C, giúp ngăn ngừa sớm các dấu hiệu tổn thương gan to tình trạng nhiễm mỡ gây nên.
Canh rau đay: Rau đay giàu chất xơ pectin, giúp hạn chế hấp thu chất béo và làm giảm mỡ trong gan.
Canh rong biển: Rong biển chứa nhiều axit béo omega-3 và khoáng chất kali, giúp gan kháng viêm và cân bằng nước, hạn chế tình trạng phù nề (tích nước) khi gan bị nhiễm mỡ quá nhanh.
Canh nấm: Nấm là nguồn giàu protein và chất xơ, giúp giảm mỡ gan và cung cấp nhiều axit amin để phục hồi chức năng gan.
Canh rau muống: Rau muống giàu vitamin A, chất xơ trong khi chứa rất ít calo, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và giảm mỡ gan hiệu quả.
Canh rau muống là món ăn có thể thêm vào thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ
3. Các món chính tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Các món chính tốt cho người bị gan nhiễm mỡ đòi hỏi phải chứa ít đường, muối, chất béo bão hòa và ưu tiên chứa nhiều đạm, chất xơ, vitamin và chất béo omega-3. Cụ thể:
Cá hồi áp chảo sốt bơ: Cá hồi giàu đạm, ít cholesterol kết hợp cùng bơ giàu chất béo omega-3 sẽ tạo ra một món ngon và lành mạnh cho người bệnh gan nhiễm mỡ.
Gà luộc bỏ da: Gà luộc bỏ da chứa rất ít mỡ, không chứa muối, đường lại còn giàu protein, là một lựa chọn tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ.
Thịt bò xào hành tây: Sử dụng thịt bò nạc và kết hợp với hành tây, món này cung cấp nhiều đạm, vitamin A, B, C, sắt và chất xơ mà không gây tăng mỡ gan.
Tôm rang tỏi và dầu olive: Tôm chứa ít chất béo, giàu protein, khi rang với tỏi và dầu olive sẽ ra một món ngon giúp chống oxy hóa và ức chế các phản ứng viêm trong gan, hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Mực xào cần tây: Mực giàu đạm còn cần tây chứa nhiều chất chống oxy hóa bảo vệ gan, giúp gan sản xuất thêm các enzyme phân hủy chất béo và đào thải độc tố ra ngoài, từ đó cải thiện chức năng gan.
4. Các món tráng miệng tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ
Các món tráng miệng tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ đòi hỏi thành phần dinh dưỡng phải chứa ít đường và tinh bột nhanh. Theo đó, người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn các món tráng miệng sau:
Các loại hạt và đậu: Hạt óc chó, hạnh nhân, đậu nành, đậu phộng,…
Salad: Gồm sữa chua tách béo không đường ăn kèm ngũ cốc, rau xanh, các loại đậu và hạt.
Salad rau củ quả là món ăn tráng miệng lý tưởng cho người bệnh gan nhiễm mỡ
Công thức món ăn cho người gan nhiễm mỡ, giúp hạ mỡ gan
Nhìn chung, công thức nấu các món ăn cho người gan nhiễm mỡ cũng không có quá nhiều điểm khác biệt so với công thức nấu ăn truyền thống. Tuy nhiên, trong khâu chế biến, bạn chú ý không nên sử dụng quá nhiều dầu mỡ / muối / đường mà hãy ưu tiên giữ trọn vị ngọt tự nhiên từ thực phẩm. Dưới đây là công thức nấu 10 món ăn tốt cho người gan nhiễm mỡ được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng:
1. Cơm gạo lứt ức gà nướng mật ong
Nguyên liệu:
Ức gà: 200g;
Cơm gạo lứt: 1 chén;
Nấm đông cô: 5 cây;
Măng tây: 100g.
Cách chế biến:
Chuẩn bị ức gà: Sau khi đã sơ chế, bạn ướp 200g ức gà với một chút tiêu, muối và tỏi băm. Sau đó, nướng ức gà bằng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 170 độ C trong 20 phút.
Nướng ức gà: Sau khi ức gà đã được nướng chín, bạn lấy ức gà ra và phết lên một lớp mật ong mỏng. Sau đó, tiếp tục nướng ức gà thêm 5-6 phút nữa ở nhiệt độ 180 độ C để tạo màu và hương vị thơm ngon cho món ăn
Chuẩn bị măng tây và nấm đông cô: Áp chảo 5 cây nấm đông cô và 100g măng tây cùng với 1 muỗng cà phê bơ lạt. Sau đó cho ra đĩa và ăn cùng với ức gà.
2. Salad ức gà rau củ xốt mè rang
Nguyên liệu:
Ức gà: 200g;
Quả bơ: nửa quả;
Bắp cải tím: 50g;
Giá đỗ: 50g;
Cà rốt: 50g;
Hạt đậu gà: 50g;
Ớt chuông: nửa quả;
Rau xà lách: 50g.
Cách chế biến:
Chuẩn bị ức gà: Luộc chín 200g ức gà, sau đó xé nhỏ.
Làm sốt trộn: Đầu tiên, cho 2 muỗng canh mè trắng vào một chảo và rang vàng. Sau đó, giã nhuyễn mè rang. Trộn mè rang với 2 muỗng canh xốt Mayonnaise, 1 muỗng canh đường trắng, 1/2 muỗng canh giấm, ½.
Chuẩn bị các loại rau củ: Bơ và ớt chuông bạn cắt hạt lựu. Sau đó tiếp tục cắt sợi bắp cải tím và cà rốt. Cuối cùng là ngâm mềm hạt đậu gà và sau muỗng canh nước tương và 1/2 muỗng canh dầu mè.
Trộn các nguyên liệu: Cho tất cả nguyên liệu bao gồm ức gà và rau củ vào một tô lớn. Sau đó bạn rưới sốt mè rang vào và sau đó trộn đều.
Món salad ức gà sẽ dễ ăn hơn khi được rưới phần nước sốt mè rang
3. Súp cải bó xôi
Nguyên liệu:
Cải bó xôi (rau chân vịt): 120g;
Khoai tây: 1 củ;
Hành tây: nửa củ;
Hành boa rô: 10g;
Nước dùng gà: 500ml;
Bơ lạt: 20g;
Sữa tươi không đường: 200ml.
Cách chế biến:
Chuẩn bị các nguyên liệu: Cắt hạt lựu khoai tây và hành tây. Cắt boa rô thành những miếng vát xéo. Cải bó xôi chỉ lấy phần lá và cắt thành từng khúc nhỏ.
Xào hành tây và boa rô: Đặt chảo lên bếp và cho bơ lạt vào. Khi bơ tan chảy, bạn thêm hành boa rô vào và xào thơm. Tiếp theo, thêm hành tây và đảo đều. Sau đó, bạn cho thêm khoai tây vào chảo và nêm một chút muối. Sau đó đổ nước dùng gà vào chảo và đun sôi. Đồng thời giảm lửa nhỏ và nấu cho khoai tây mềm.
Nấu súp: Khi khoai tây đã mềm, bạn thêm cải bó xôi và nấu trong khoảng 2-3 phút, sau đó tắt bếp. Đổ hỗn hợp này vào máy xay và xay cho đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn.
Hoàn thiện súp: Đổ hỗn hợp súp vào chảo và đun nóng. Cho thêm sữa tươi không đường vào súp và khuấy đều cho đến khi súp có độ đặc vừa ý. Bạn có thể nêm thêm một chút muối vào súp và sau đó tắt bếp.
4. Cơm trứng cuộn sốt nấm
Nguyên liệu:
Nấm đùi gà: 100g;
Trứng gà: 2 trứng;
Dưa leo: 1 trái.
Cách chế biến:
Chuẩn bị nguyên liệu: Cắt nhỏ nấm đùi gà và chia làm hai phần. Một phần trộn vào trứng, phần còn lại để làm xốt nấm. Sau đó, bạn tiếp tục xắt dưa leo thành từng lát mỏng.
Trộn trứng: Đánh tan trứng gà với chút tiêu, muối. Sau đó, thêm nấm đùi gà và 10ml nước lọc vào và trộn đều để hỗn hợp hòa quyện lại với nhau.
Chiên trứng: Bắc chảo dầu nóng. Đổ 1/3 hỗn hợp trứng vào chảo và chiên ở lửa vừa cho trứng chín. Sử dụng xẻng để cuộn tròn trứng lai. Sau đó đổ một lớp trứng mỏng nữa vào chảo. Chờ trứng chín rồi cuộn tròn.
Cuộn trứng: Tiếp tục chiên và cuộn lần lượt như vậy cho đến khi hết trứng. Khi cuộn xong lớp cuối cùng, bạn chiên thêm khoảng 2 phút cho mặt trứng vàng ruộm và thơm phức. Gắp trứng cuộn ra và cắt thành những miếng tròn, xếp vào đĩa.
Làm sốt nấm: Phi thơm tỏi băm trong chảo rồi thêm nấm đùi gà cắt nhỏ vào và đảo đều. Khi nấm gần chín, cho thêm 2 muỗng cà phê nước tương, một chút tiêu, bột ớt, bột tỏi vào và đảo đều sau đó tắt bếp.
Cơm trứng cuộn là món ăn giàu vitamin A, protein và omega-3 giúp gan kháng lại các phản ứng viêm khi bị mỡ xâm lấn
5. Cá hồi nướng chanh
Nguyên liệu:
Cá hồi fillet: 200g;
Chanh: nửa trái;
Vỏ chanh bào: nửa muỗng cà phê;
Tắc: 3 trái;
Rau củ tự chọn.
Cách chế biến:
Chuẩn bị cá hồi: Rửa cá hồi trong nước lạnh và vắt nước tắc vào để rửa sạch cá. Điều này sẽ giúp loại bỏ mùi tanh của cá.
Ướp cá hồi: Trộn cá hồi với lá basil khô, nước cốt chanh, vỏ chanh bào, tiêu và muối trong một tô. Đảm bảo cá hồi được ngấm đều các gia vị trong quá trình ướp.
Nướng cá hồi và rau củ: Đặt cá hồi và rau củ lên khay nướng và nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong khoảng 20 phút. Quan trọng là phải đảm bảo cá chín và có mùi thơm.
Chuẩn bị nước chấm: Trong khi chờ cá hồi và rau củ chín, bạn có thể chuẩn bị nước chấm cho món ăn bằng cách kết hợp nước cốt chanh, vỏ chanh bào và một chút muối.
6. Nước ép cần tây, cải bó xôi, dưa leo
Nguyên liệu:
Rau cần tây: 2 nhánh;
Cải bó xôi: 200g;
Táo xanh: 2 trái;
Dưa leo: 1 trái.
Cách chế biến:
Chuẩn bị nguyên liệu: Rửa sạch rau cần tây, cải bó xôi, táo xanh và dưa leo. Sau đó, cắt nhỏ từng loại rau và quả.
Ép nước: Sử dụng máy ép để ép lấy nước cốt của các loại rau và quả đã chuẩn bị.
Thưởng thức: Rót nước ép vào ly và thưởng thức ngay. Nếu không sử dụng hết, bạn có thể cho nước ép vào chai và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.
Nước ép cần tây, cải bó xôi là dưa leo là thức uống rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
7. Cơm gạo lứt xá xíu
Nguyên liệu:
Cơm gạo lứt: 1 chén;
Thịt nạc heo: 100g;
Nấm đùi gà: 100g;
Bắp Mỹ: 50g;
Đậu Hà Lan: 50g;
Cà rốt: 50g.
Cách chế biến:
Chuẩn bị cơm gạo lứt: Đặt cơm gạo lứt qua đêm trong tủ lạnh để làm cho hạt cơm trở nên tơi, cứng.
Ướp và nướng thịt heo: Cắt thịt heo thành hạt lựu và ướp với nước tương, tiêu, muối và 1/2 muỗng cà phê sa tế. Sau đó, bạn có thể nướng hoặc áp chảo thịt heo cho đến khi chín.
Xào rau củ: Cắt cà rốt thành hạt lựu và xào chúng trong một chảo với dầu oliu. Khi cà rốt gần chín, thêm nấm đùi gà cắt nhỏ, đậu Hà Lan và bắp Mỹ vào chảo và đảo đều. Sau đó, cho rau củ đã xào ra đĩa.
Xào cơm gạo lứt: Trong một chảo nóng, thêm 1/2 muỗng canh dầu oliu và cho cơm gạo lứt vào. Đảo đều cơm gạo để các hạt cơm rã ra. Nêm vào 1/2 muỗng cà phê nước tương và chờ cơm chín. Sau đó, thêm rau củ đã xào vào chảo và đảo đều hỗn hợp.
8. Salad dầu dấm, cà chua, dưa chuột
Nguyên liệu:
Dưa chuột: 300g;
Cà chua: 50g;
Xà lách: 1 cây;
Rau mùi;
Ớt: 1 trái;
Dấm, dầu oliu, muối, tỏi.
Cách làm:
Chuẩn bị dưa chuột: Gọt vỏ dưa chuột và thái lát mỏng theo đường chéo.
Chuẩn bị cà chua: Rửa sạch cà chua, sau đó bổ đôi và thái thành miếng dày khoảng 3mm.
Chuẩn bị rau xanh: Rửa sạch mùi và xà lách, sau đó ngâm vào nước có chút muối và để ráo nước.
Pha gia vị: Trong một tô nhỏ, hòa quyển 6 thìa cà phê dấm, 1/3 thìa cà phê muối, tỏi băm nhỏ, ớt giã nhuyễn và 1 thìa dầu oliu cho đến khi hỗn hợp đều.
Trộn nguyên liệu: Cho dưa chuột, cà chua, rau xanh đã chuẩn bị vào tô và trộn đều với gia vị. Để ngấm một lúc để hương vị thấm đều.
Bày ra đĩa: Sau khi ngấm đủ, trình bày món salad lên đĩa và bạn đã hoàn thành món ăn ngon lành từ dưa chuột, cà chua, xà lách và mùi.
Salad dầu giấm cà chua dưa leo là món ăn giàu chất xơ và vitamin tốt cho sức đề kháng của gan
Ướp thịt lợn xay: Trộn thịt lợn xay với 3 thìa cà phê muối và ½ thìa cà phê dầu ô-liu. Đảm bảo trộn đều để gia vị thấm vào thịt.
Cuốn thịt lợn vào lá lốt: Rửa sạch lá lốt và cuốn thịt lợn xay vào bên trong, cuộn tròn lại. Chắc chắn rằng thịt được bọc kín bên trong lá lốt.
Chiên chả lá lốt: Bắc chảo lên bếp và đổ dầu ăn vào chảo. Đun nóng dầu và áp chảo miếng chả lá lốt vào. Chiên chả lá lốt cho đến khi chín và có mùi thơm hấp dẫn.
10. Cà tím nướng mỡ hành
Nguyên liệu:
Cà tím: 3 trái;
Tỏi băm: 2 thìa cà phê;
Ớt tươi: 1 trái;
Nước mắm: 6 thìa cà phê;
Hành lá: 2 nhánh;
Dầu ô-liu: 6 thìa cà phê.
Cách làm:
Chuẩn bị cà tím: Rửa sạch cà tím và sử dụng tăm xiên xung quanh để giúp cà tím chín đều hơn khi nướng.
Nướng cà tím: Đặt cà tím lên ngọn lửa trực tiếp trên bếp và nướng cho đến khi vỏ của cà tím cháy xém.
Pha nước mắm: Trong một bát nhỏ, pha nước mắm cùng tỏi băm và ớt tươi băm.
Chuẩn bị hành lá: Rửa sạch hành lá và cắt nhỏ. Đun nóng dầu ô-liu trên chảo và sau đó trộn hành lá với nước mắm đã pha.
Hoàn thành: Sử dụng dĩa hoặc dao để tước dọc theo sợi cà tím, sau đó trang trí bằng hỗn hợp hành lá và nước mắm tỏi ớt.
Cà tím nướng mỡ hành là món ăn quen thuộc với người Việt Nam
Thực đơn 1 tuần cho người bị gan nhiễm mỡ
Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ nên tập trung vào việc giảm lượng chất béo, calo, đường và muối, tăng cường chất xơ và vitamin từ rau quả trong khẩu phần ăn hàng ngày. Dưới đây là thực đơn 1 tuần cho người bị gan nhiễm mỡ mẫu có thể áp dụng, giúp bạn có thêm lựa chọn để đa dạng hóa thực đơn, đồng thời giúp cải thiện tình trạng nhiễm mỡ ở gan một cách hiệu quả:
Lưu ý rằng đây chỉ là một thực đơn mẫu và bạn nên tìm hiểu thêm về dinh dưỡng và tham khảo ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ trước khi áp dụng. Bác sĩ có thể cung cấp thông tin chi tiết và cá nhân hóa thực đơn dựa trên tình trạng sức khỏe và yêu cầu cụ thể của bạn.
Địa chỉ thiết kế thực đơn hàng ngày cho người bị gan nhiễm mỡ cá nhân hóa
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ thường gặp khó khăn trong việc xây dựng thực đơn hàng ngày để giúp cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa mỡ thừa tích tụ trong cơ thể. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được giải quyết nhanh chóng nếu bạn sử dụng dịch vụ tư vấn thiết kế thực đơn và món ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ tại Hệ thống phòng khám dinh dưỡng Nutrihome.
Đây là hệ thống phòng khám dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, thiết kế thực đơn và cung cấp thông tin về chế độ ăn uống phù hợp với từng cá nhân dựa trên tình trạng sức khỏe, lịch sử y tế và mục tiêu cá nhân hóa của từng bệnh nhân.
Ngoài ra Hệ thống phòng khám dinh dưỡng Nutrihome còn sở hữu một đội ngũ chuyên gia dày dặn kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ được tư vấn những thực đơn phù hợp vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể vừa giúp kiểm soát tình trạng mỡ thừa một cách hiệu quả.
Trên đây là gợi ý một số món ăn phù hợp để bổ sung vào thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ để vừa giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vừa hạ mỡ gan hiệu quả. Ngoài dinh dưỡng, bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên kết hợp chế độ ăn này với việc rèn luyện thể chất đều đặn để giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường chức năng cho gan.