Thực phẩm trị gan nhiễm mỡ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh nhiễm mỡ ở gan nhanh chóng kiểm soát và cải thiện được tình trạng bệnh. Với tốc độ gia tăng đáng kể của căn bệnh này trong thời gian gần đây, nhu cầu tìm kiếm về các phương pháp chữa bệnh tự nhiên và an toàn để chăm sóc gan ngày càng được chú trọng. Vậy, đâu là những loại thức ăn trị gan nhiễm mỡ hữu hiệu? Tác dụng cụ thể của chúng trong việc giảm mỡ gan là gì? Ngay trong bài viết sau, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome xin giới thiệu đến bạn danh sách một số loại thực phẩm thực phẩm chữa gan nhiễm mỡ được nhiều chuyên gia dinh dưỡng tin dùng.
Đâu là loại thực phẩm trị gan nhiễm mỡ hiệu quả được nhiều chuyên gia tin dùng?
Gan nhiễm mỡ là hiện tượng một lượng lớn chất béo tích tụ tại các tế bào gan, phần lớn do chế độ ăn dầu mỡ, nhiều gia vị, nhiều đường và ít chất xơ. Bằng cách cân đối dinh dưỡng, cắt giảm lượng đường, tinh bột nhanh và chất béo bão hòa, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh gan nhiễm mỡ. Nhìn chung, chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ cần:
Một phần quan trọng trong việc điều trị gan nhiễm mỡ là ăn một chế độ ăn lành mạnh và cân bằng. Thực phẩm trị gan nhiễm mỡ thường là các loại rau củ quả, hạt, đậu và cá béo chứa nhiều đạm, chất xơ, chất béo lành mạnh (omega-3) cùng nhiều loại vitamin và chất chống oxy hóa khác. Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp bảo vệ và hỗ trợ chức năng gan trong trường hợp gan nhiễm mỡ:
Củ nghệ có công dụng tuyệt vời trong kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ. Tất cả là nhờ vào curcumin – một chất chống oxy hóa mạnh có trong củ nghệ, được chứng minh là có khả năng điều hòa quá trình chuyển hóa đường và chất béo nội bào, từ đó làm giảm sự lắng đọng chất béo tại gan cũng như những thương tổn khi gan bị mỡ xâm lấn. Vì thế, bổ sung nghệ vào khẩu phần ăn giúp bạn ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Hoạt chất cucurmin trong nghệ có tác dụng kháng viêm, bảo vệ tế bào gan khi bị mỡ xâm lấn
Chanh là thực phẩm trị gan nhiễm mỡ tuyệt vời vì chứa nhiều vitamin C. Vitamin C chanh có tác dụng giảm thiểu các tổn thương tại tế bào gan do stress oxy hoá và hỗ trợ quá trình chuyển hoá chất béo trong cơ thể. Đồng thời, chanh cũng chứa nhiều chất xơ và axit citric, có khả năng kích thích chức năng tiêu hoá, hạn chế hấp thụ chất béo và kiểm soát cân nặng.
Trong các loại thực phẩm trị gan nhiễm mỡ, giấm táo là thực phẩm được biết đến với khả năng chống mỡ gan hiệu quả. Theo nghiên cứu, giấm táo có thể làm giảm sự lắng đọng chất béo tại gan bằng cách kiểm soát đường huyết sau khi ăn, ngăn không cho đường glucose tích tụ quá mức ở gan và chuyển hóa thành mỡ. Không những thế, giấm táo còn chứa nhiều vitamin C và polyphenol. Cả hai đều là các chất oxy hoá mạnh, có tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi viêm khi bị mỡ xâm lấn, từ đó giúp gan chuyển hóa chất béo tốt hơn và cải thiện chức năng gan toàn diện.
Theo nghiên cứu, trà xanh có thể giúp cải thiện mức độ men gan, giảm oxy hóa và tích tụ mỡ trong gan một cách hiệu quả. Tất cả là nhờ trà xanh có chứa EGCG – một hợp chất chống oxy hóa mạnh gấp 100 lần vitamin C. Khi đi vào cơ thể, EGCG kích hoạt gan “đốt cháy” chất béo, chuyển hóa chúng thành năng lượng và ngăn ngừa sự tiến triển nặng của bệnh gan nhiễm mỡ. Nhờ đó, trà xanh là loại thức uống hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ phổ biến được rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị cho người bệnh mỡ gan.
Trà xanh có chứa catechin, một loại polyphenol có khả năng chống oxy hóa và chống viêm giúp giảm mỡ trong gan và cải thiện chức năng gan.
Lá và rễ của bồ công anh hoàn toàn có thể trở thành các loại thực phẩm trị gan nhiễm mỡ. Cụ thể, loài cây này chứa nhiều các chất chống oxy hoá như flavonoids, carotenoids và các loại vitamin A, C, E, K, B1, B2, B6. Theo Bộ Y tế, những dưỡng chất trên góp phần lớn trong việc kích thích chức năng tiêu hoá và giải độc, hỗ trợ gan. Tuy nhiên, bồ công anh khá khó ăn. Để dễ ăn hơn, bạn có thể sấy bồ công anh để pha trà, hoặc kết hợp với các loại rau xanh như rau chân vịt, cải bắp, rau diếp để chế biến salad.
Trà bồ công anh là thức uống trị gan nhiễm mỡ hiệu quả
Bên cạnh khả năng chống lại các tổn thương do stress oxy hoá, đu đủ cũng hỗ trợ quá trình tiêu hoá và cải thiện chức năng gan. Tác dụng này có được nhờ hàm lượng cao chất xơ hoà tan và enzyme papain. Cụ thể:
Các hợp chất caffeine và polyphenol trong cà phê có tác dụng giảm tích tụ mỡ gan, chống viêm, khống chế tình trạng xơ gan ở các bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ của người thường xuyên uống cà phê thường xuyên có thể thấp hơn 23% so với người ít uống cà phê. Trong khi đó, việc sử dụng cà phê trong chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ cũng giúp giảm nguy cơ xơ gan xuống 32%. Vì vậy, sử dụng cà phê trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp tình trạng gan nhiễm mỡ của bạn được cải thiện.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, rau đay, rau ngót, rau muống cung cấp hàm lượng chất đạm, carotene, vitamin C và sắt cao nhất trong các loại rau. Những loại rau này có thể giảm lượng mỡ tích tụ thông qua hoạt động của chất xơ, bảo vệ gan khỏi tổn thương bằng vitamin và chất chống oxy hoá. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm nhiều loại rau khác vào chế độ ăn để tăng cường hấp thụ chất xơ.
Rau xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp thanh lọc gan và tăng cường chức năng tiêu hóa.
Đậu phụ vừa chứa ít calo vừa cung cấp nhiều chất đạm thực vật – dưỡng chất khi được hấp thụ đầy đủ sẽ có khả năng cơ thể sửa chữa mô, ngăn ngừa sự tích tụ chất béo gây tổn thương tế bào gan. Do đó, đậu phụ là loại thực phẩm trị gan nhiễm mỡ giúp bạn kiểm soát được cân nặng hiệu quả, chống lại tình trạng kháng insulin, từ đó, giảm lượng mỡ thừa tại gan và ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường nguy hiểm
So với các loại thịt đỏ, cá béo vùng biển lạnh là nguồn cung cấp protein động vật dồi dào, song sở hữu hàm lượng thấp chất béo bão hoà. Cụ thể, chất béo trong cá, đặc biệt là các loại cá biển như cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi, chủ yếu là axit béo omega 3 với thành phần chủ đạo gồm DHA, EPA. Những axit béo này có khả năng giảm viêm nhiễm trong gan và giúp cải thiện chức năng gan.
Cá hồi là loại cá béo chứa nhiều omega-3 tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ
Yến mạch là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, vitamin và chất đường bột, song không gây tích tụ chất béo tại gan. Bởi lẽ, loại tinh bột trong yến mạch là tinh bột phức hợp (hấp thu chậm) nên không làm tăng đường huyết và tích tụ mỡ thừa sau khi ăn. Không những thế, yến mạch còn giàu chất xơ, vitamin E và các chất chống oxy hoá như polyphenols và lignans, giúp bảo vệ tế bào gan khỏi các tổn thương, đồng thời, hỗ trợ hệ tiêu hoá và cải thiện chức năng gan.
Tương tự với các loại cá biển, quả óc chó cũng được biết đến là loại thực phẩm giàu omega 3. Thậm chí, hàm lượng omega 3 trong quả óc chó còn cao hơn đến 47% so với dầu cá. Do đó, loại quả này hoàn toàn có khả năng kháng viêm, giúp gan phân giải chất béo tốt hơn, từ đó cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Quả óc chó là một nguồn omega-3 tốt, có thể giúp giảm viêm và mỡ trong gan.
Quả bơ chứa nhiều chất béo không bão hoà omega-3, 6, 9, vitamin và khoáng chất. Cụ thể, axit oleic – một dạng axit béo omega 9 ở trong bơ có khả năng giảm cholesterol và mỡ trong gan. Chất béo này cung cấp năng lượng cho cơ thể mà không tăng cao mức cholesterol huyết thanh. Bên cạnh đó, một số loại vitamin và khoáng chất như kali, magiê, vitamin C và vitamin K cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào gan khỏi tình trạng tổn thương, sưng viêm và duy trì trạng thái khỏe mạnh cho toàn bộ cơ thể.
Gan nhiễm mỡ có thể cản trở việc hấp thụ vitamin D và canxi. Trong khi đó, sữa hạt hoặc sữa bò lại chứa hàm lượng lớn hai dưỡng chất nêu trên. Vì vậy, bổ sung sữa hạt vào danh sách thực phẩm chữa gan nhiễm mỡ sẽ giúp bạn duy trì thể trạng khỏe mạnh trong quá trình chữa bệnh. Mặt khác, các loại sữa bò ít béo cũng sở hữu hàm lượng cao chất béo tốt như axit oleic và axit linoleic, có khả năng hỗ trợ giảm mỡ gan. Vì vậy, bên cạnh sữa hạt, sữa bò ít béo cũng sẽ là những thức uống trị gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Vitamin E trong hạt hướng dương là chất chống oxy hóa mạnh, được sử dụng trong điều trị gan nhiễm mỡ. Dưỡng chất này đã được chứng minh có công dụng giúp cải thiện chức năng gan và đẩy nhanh quá trình thay đổi mô ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Vì vậy, hạt hướng dương trong chế độ ăn sẽ là thực phẩm trị gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Hạt hướng dương chứa nhiều vitamin E, kích thích tái tạo tế bào gan bị tổn thương khi mỡ xâm lấn
Theo nghiên cứu, một chế độ ăn thay thế chất béo bão hoà bằng dầu oliu sẽ giúp giảm lượng mỡ trong gan và máu. Công dụng này có được nhờ hàm lượng cao omega-3 trong dầu oliu. Bên cạnh omega-3, dầu oliu cũng chứa oleuropein và hydroxytyrosol – các chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tế bào gan khỏi stress oxy hóa và gốc tự do. Nhờ đó, tiêu thụ dầu ô-liu giúp ngăn chặn bệnh gan nhiễm mỡ chuyển biến xấu thành viêm gan và xơ gan mạn tính.
Dầu ô liu chứa các chất chống oxy hóa và axit béo không bão hòa, tốt cho gan nhiễm mỡ
Trong các loại thực phẩm trị gan nhiễm mỡ, tỏi cũng sở hữu hàm lượng cao các chất chống oxy hoá như alicin, sulfur và các polyphenol. Vào cơ thể, các hợp chất này kích thích hoạt động phân giải chất béo ở gan, giúp tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ. Theo nghiên cứu, tiêu thụ 800 mg bột tỏi mỗi ngày trong 15 tuần giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ hiệu quả. Do đó, tỏi là một loại gia vị không thể thiếu trong khẩu phần ăn của người bệnh gan nhiễm mỡ.
Bông cải xanh chứa nhiều sulforaphane – một hợp chất được chứng minh là có khả năng làm giảm lượng chất béo trung tính triglyceride tích tụ trong gan, đồng thời ngăn chặn sự tiến triển của bệnh ung thư gan. Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa nhiều vitamin C và E – hai loại hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng kháng viêm, giảm tổn thương cho các tế bào gan bị mỡ xâm lấn.
Ớt chuông chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxi hóa khác như beta-carotene và quercetin. Những chất này có tác dụng giúp bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương do stress oxy hóa, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và tăng cường sức khỏe gan. Ngoài ra, sulforaphane và quercetin trong ớt chuông cũng có khả năng kích thích hoạt động của men gan, giúp tăng cường quá trình chuyển hóa mỡ và loại bỏ chất độc trong gan.
Cả hạt lanh và hạt chia đều giàu omega-3, đặc biệt là axit alpha-linolenic (ALA). Loại axit béo này có khả năng làm giảm nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương gan, đồng thời, giảm mức triglyceride và cholesterol trong máu, giúp cải thiện chức năng gan. Bên cạnh đó, hai loại hạt này cũng là nguồn cung protein dồi dào, góp phần lớn vào sự phục hồi và tái tạo tế bào gan.
Hạt lanh và hạt chia giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ chất béo quá mức ở gan
Ngoài hạt lanh và hạt chia, nghiên cứu cho thấy, các loại hạt nói chung, như: hạt hướng dương, hạt điều, hạt dẻ, hạt mắc ca… đều là các thực phẩm điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả. Bởi lẽ, những loại hạt này giàu chất xơ (có tác dụng hạ lipid máu), giàu axit béo không bão hòa đơn và đa (giúp giảm tình trạng kháng insulin gây tiểu đường và mỡ máu), đồng thời chứa chất chống oxy hóa (vitamin A, E,..) làm giảm căng thẳng oxy hóa và viêm ở gan. Do đó, các loại hạt là một nguồn thực phẩm tuyệt vời với người bệnh gan nhiễm mỡ.
Các loại hạt rất giàu chất xơ và axit béo omega-3, giúp cải thiện chức năng gan.
Bên cạnh một chế độ ăn đảm bảo dưỡng chất, việc đơn giản như uống đủ nước hàng ngày cũng rất quan trọng đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Bởi lẽ, nước là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì chức năng gan. Uống đủ nước giúp lưu thông chất lỏng trong cơ thể và hỗ trợ gan chuyển hóa chất béo. Ngoài ra, nước cũng là một dung môi quan trọng, giúp hoà tan và loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể thông qua hệ thống bài tiết.
Đồ ăn nhanh, chiên rán, đồ ăn quá nhiều gia vị là những loại thực phẩm người bị gan nhiễm mỡ nên tránh để không làm nặng thêm tình trạng bệnh lý. Dưới đây là một vài gợi ý trả lời cho thắc mắc bệnh nhân gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì:
Người bệnh gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối tránh xa thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên ngập dầu và nước giải khát chứa đường
Bên cạnh một chế độ ăn uống khoa học, việc sở hữu một lối sống lành mạnh cũng giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Sau đây là những hoạt động có thể thực thiện để điều trị bệnh lý:
Ăn uống “vô tội vạ” chính là nguyên nhân hàng đầu gây thừa cân, béo phì và gan nhiễm mỡ. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần kiểm soát chặt chẽ lượng calo hấp thụ mỗi ngày, đồng thời kiểm soát cân nặng và lượng mỡ trong cơ thể. Theo nghiên cứu, người bạn gan nhiễm mỡ cần giảm ít nhất 7 – 10% cân nặng để điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Do đó, để giảm cân, bạn cần kiểm soát lại chế độ ăn uống, cắt giảm khẩu phần ăn đi ít nhất 500 – 900 calo / ngày để giảm cân an toàn và hiệu quả.
Bạn cần loại bỏ hoàn toàn đồ ăn nhanh, các món chiên rán, đồng thời chuyển sang chế độ ăn giàu chất xơ với nhiều loại rau củ quả. Đối với các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, bạn nên hạn chế sử dụng và thay thế bằng cá béo trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc nguyên cám như cơm lứt, bún lứt, bánh mì đen,… cũng là sự lựa chọn tốt dành cho người bệnh gan nhiễm mỡ.
Xây dựng và duy trì thói quen tập thể dục sẽ giúp giảm mỡ, kiểm soát cân nặng hiệu quả, từ đó cải thiện chức năng gan và tình trạng gan nhiễm mỡ. Mỗi ngày, bạn hãy dành 30 – 60 phút để tập thể dục và tập ít nhất 250 phút / tuần. Một số bài tập, môn thể thao có lợi cho người bị gan nhiễm mỡ bao gồm: chạy bộ, yoga, bơi lội, thể dục nhịp điệu, tập tạ…
Tập thể dục thường xuyên là cách giúp bạn cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ nhanh chóng
Bên cạnh một chế độ ăn lành mạnh và lối sống khoa học, để kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu, bạn cần hạn chế căng thẳng thần kinh, stress. Bởi lẽ, căng thẳng cũng chính là một nguyên nhân làm tăng cholesterol trong máu, từ đó, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, suy giảm chức năng gan. Bạn có thể thực hiện các bài tập yoga hoặc thiền để lấy lại bình tĩnh; đồng thời kết hợp thay đổi chế độ dinh dưỡng và thăm khám bác sĩ định kỳ để đảm bảo lá gan luôn khỏe mạnh.
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối trong việc thực hiện và duy trì chức năng gan. Khi bạn rơi vào giấc ngủ sâu, các cơ quan trong hệ tiêu hoá, đặc biệt là gan sẽ bắt đầu thực hiện chức năng chuyển hoá và giải độc. Vì vậy, ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể và các chức năng gan được thực hiện một cách hiệu quả. Hãy đảm bảo ngủ trước 23 giờ mỗi ngày và đủ 8 tiếng một ngày để có một sức khỏe dẻo dai, hỗ trợ cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ, việc bổ sung dưỡng chất có lợi là cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào để tránh tình trạng gây “quá tải” cho gan, từ đó làm suy giảm chức năng gan.
Tương tự, đối với các loại thuốc như kháng sinh, giảm đau, hạ sốt,… bệnh nhân chỉ dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh uống thuốc quá liều, sai thời điểm và làm nghiệm trọng thêm tình trạng bệnh lý.
Trên đây là những gợi ý về thức ăn trị gan nhiễm mỡ và các biện pháp cải thiện tình trạng bệnh lý một cách hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin để xây dựng một chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ thật khoa học và lành mạnh.
Bằng cách đưa các loại thực phẩm điều trị gan nhiễm mỡ vào thay thế cho các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột nhanh và dầu mỡ trong khẩu phần ăn, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng bệnh. Điều quan trọng là bạn cần phải biết áp dụng và xây dựng một thực đơn khoa học, đồng thời, kết hợp thực đơn đó với một lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, việc điều trị gan nhiễm mỡ cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo rằng chế độ ăn và điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới thực phẩm trị gan nhiễm mỡ, bạn có thể liên hệ tới Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn và xây dựng chế độ ăn chi tiết. Chúng tôi rất hân hạnh khi được đồng hành cùng bạn trên hành trình cải thiện sức khỏe và làm chủ cuộc sống!