Từ 6 tháng tuổi trở đi, bên cạnh việc ăn dặm bằng bột và các loại thức ăn xay nhuyễn (theo cách ăn dặm truyền thống), bố mẹ có thể lựa chọn một số loại trái cây cho trẻ 6 tháng tuổi, 7 tháng tuổi… nhằm tạo điều kiện cho trẻ hấp thu đa dạng dưỡng chất và có thể thử nhiều loại mùi vị khác nhau, giúp tìm ra loại mà trẻ yêu thích.
Bác sĩ Thái Ngọc Thành Đạt – Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM
Việc lựa chọn đúng, phù hợp các loại trái cây cho trẻ 6 – 12 tháng tuổi sẽ giúp bổ sung thêm các vitamin và chất khoáng cần thiết, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, sữa mẹ quan trọng nhưng khó có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để đáp ứng hết tốc độ phát triển của trẻ. Vì thế, đây là lúc trẻ được bắt đầu ăn dặm nhằm bổ sung thêm các dưỡng chất còn thiếu. Trái cây cho trẻ trên 6 tháng tuổi là một phần nên có trong chế độ ăn dặm của trẻ.
Tuy nhiên bố mẹ nên nhớ, trong giai đoạn này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, và thức ăn khi ăn dặm là nguồn thực phẩm bổ sung.
Có thể tập ăn trái cây cho trẻ 6 tháng tuổi hay 7, 8, 9.. tháng tuổi bằng phương pháp ăn dặm trẻ dẫn dắt
Ngay khi bắt đầu ăn dặm, bố mẹ có thể cho trẻ thử một ít loại trái cây và hoa quả mà cả nhà đang dùng. Có nhiều kiểu giới thiệu trái cây cho trẻ trên 6 tháng tuổi khi ăn dặm, trong đó phổ biến là kiểu ăn dặm trẻ chỉ huy (trẻ dẫn dắt) và ăn dặm truyền thống. Với ăn dặm trẻ dẫn dắt, trẻ được cho ngồi ở một bàn ăn riêng, kèm với một số loại trái cây/hoa quả mềm, dễ nhai, dễ nuốt, và trẻ có thể thoải mái “gặm” những loại mà trẻ cảm thấy thích thú.
Để bắt đầu giới thiệu trái cây cho trẻ 6 tháng tuổi trở đi, phụ huynh cần đảm bảo trẻ có thể ngồi, giữ vững đầu, lưng thẳng; trẻ có thể hiện sự mong muốn ăn dặm và có đủ khả năng ngậm bắt đồ ăn… Nếu trẻ chưa làm được các điều này, ba mẹ có thể đợi thêm đến khi các chức năng của vùng miệng – họng trưởng thành và thử cho trẻ ăn dặm lại.
Một số điều ba mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn thêm trái cây, hoa quả: trong giai đoạn này, trẻ chỉ mới bắt đầu tập nhai, đưa đồ ăn vào miệng và nuốt, thế nên những loại trái cây hoa quả cần phải mềm, dễ nhai, dễ nuốt. Không nên ép trẻ ăn nếu như trẻ không thích. Bố mẹ có thể thử lại vào lần sau cho trẻ đối với những loại trái cây mà trẻ không thích lần đầu.
Khi giới thiệu ăn dặm trái cây cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên, chỉ nên cho trẻ ăn 1 loại vào 1 thời điểm. Việc này giúp bố mẹ có thể biết được liệu rằng trẻ có thích loại trái cây/hoa quả mà trẻ đang ăn không hay có gây dị ứng cho trẻ hay không. Nếu bố mẹ lo lắng khi trẻ có các phản ứng dị ứng khi ăn trái cây, hoa quả, bố mẹ có thể cho bé đi khám với một bác sĩ Nhi hay bác sĩ chuyên ngành Miễn dịch – Dị ứng.
Khi tập ăn hoa quả, trái cây cho trẻ 6 tháng tuổi, trái cây cho trẻ 7 tháng tuổi, trái cây cho trẻ 8 tháng tuổi, trái cây cho trẻ 9 tháng tuổi, hay trái cây cho trẻ 10 tháng tuổi…, bố mẹ luôn luôn phải quan sát và theo dõi trẻ, giúp trẻ ngồi thẳng, tương tác và khen ngợi trẻ khi trẻ chịu khó ăn đồng thời hạn chế các nguồn gây xao lãng như tivi hay điện thoại. Điều này giúp cho trẻ tập trung vào bữa ăn, vui thích, cải thiện mối quan hệ giữa phụ huynh và trẻ, giúp tăng tỉ lệ thành công khi giới thiệu những loại đồ ăn mới vào lần sau.
Bố mẹ nên quan sát và tương tác khi tập ăn trái cây cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên
Đa dạng hóa các loại trái cây cho trẻ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi sẽ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ hơn
Tóm lại, không có một công thức chính xác theo độ tuổi cho việc giới thiệu ăn dặm hoa quả, trái cây cho trẻ 6 tháng tuổi trở đi. Trẻ cần được thử nhiều loại trái cây, hoa quả và cần ăn với một lượng vừa đủ, không thừa, không thiếu. Ba mẹ có thể tư vấn trực tiếp thêm các chuyên gia dinh dưỡng để có thể lựa chọn cho con các loại trái cây phù hợp nhất.
Nắm vững các lưu ý sẽ giúp ba mẹ bổ sung cho trẻ đầy đủ và hợp lý nguồn dinh dưỡng cần thiết từ các loại trái cây cho trẻ 6 tháng tuổi, trái cây cho trẻ 7 tháng tuổi, trái cây cho trẻ 8 tháng tuổi, trái cây cho trẻ 9 tháng tuổi, hay trái cây cho trẻ 10 tháng tuổi…, giúp ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ về thể chất và tinh thần sau này.