Ngoài sữa mẹ, trẻ 7 tháng tuổi còn cần được bổ sung dinh dưỡng từ các bữa ăn dặm để đảm bảo tốc độ phát triển. Vậy thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi chậm tăng cân, cần lưu ý những gì, hãy cùng Nutrihome tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bài viết có sự tư vấn chuyên môn bởi BS.CKII Hoàng Kim Tín, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1; Cố vấn chuyên môn Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome
Cha mẹ cần bổ sung kẽm vào thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi
Khi 7 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đã cao hơn so với những tháng tuổi đầu đời. Ngoài sữa mẹ, cha mẹ cần chú ý cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết qua thực đơn cho bé 7 tháng tuổi để hỗ trợ cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Một số dưỡng chất cần thiết cho trẻ trong thời kỳ này là:
Protein (đạm) được xem là dưỡng chất quan trọng trong việc phát triển não bộ và nâng cao hệ miễn dịch của trẻ, là chất cơ bản để duy trì được sự sống của mọi tế bào trong cơ thể. Thiếu đạm dễ khiến cho trẻ nhỏ dễ bị suy dinh dưỡng. Tuy vậy, nếu tiêu thụ quá nhiều đạm cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của trẻ, do đó cha mẹ cần lưu ý điểm này.
Vitamin C, A, D… đều là những loại vitamin quan trọng cần bổ sung trong thời kỳ này. Vitamin tham gia vào sự trao đổi chất của cơ thể, bao gồm các enzyme, tổng hợp, sử dụng và chuyển hóa các chất dinh dưỡng ở tế bào và cơ thể. Việc bổ sung đầy đủ các vitamin sẽ đảm bảo sự phát triển ổn định và cân bằng trong những năm đầu đời của trẻ nhỏ.
Sắt là nguyên liệu chủ yếu để tạo ra các tế bào máu, thường có trong thịt đỏ và các loại rau có lá màu xanh đậm, họ đậu, ngũ cốc. Thiếu sắt sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, trẻ bị ốm đau, trẻ em khi sinh ra kém phát triển.
Kẽm là chất dinh dưỡng có tác động đến sự phát triển chiều cao và hệ miễn dịch của cơ thể trẻ. Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm được chứng minh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Trẻ nhỏ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn khi thiếu chất kẽm. Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt cừu, gà tây, tôm, bí ngô, hạt vừng, đậu lăng, măng tây và sữa chua…
Đây là một axit béo có nhiều tác động quan trọng đến sự phát triển của não bộ trẻ. Ngoài ra nó còn đem lại lợi ích cho mắt, tim mạch, da. Để bổ sung omega-3, cha mẹ hãy bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tăng cân các loại thực phẩm như cá da trơn, cá biển và các loại tảo biển hay các loại hạt khô như quả óc chó, hạt chia bằng cách xay nhuyễn cho vào bột, cháo.
Có rất nhiều món cháo ăn dặm, bột ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng cho bé 7 tháng tuổi, nhưng ba mẹ có thể tham khảo 5 món cháo dưới đây:
Nguyên liệu: Đùi gà, nấm hương, gạo
Cách làm:
Thịt gà nấm hương bổ sung các dưỡng chất cần thiết để trẻ tăng cân, nên có trong món cháo cho bé 7 tháng tuổi
Nguyên liệu: Trứng gà, đậu phụ, gạo
Cách làm:
Nguyên liệu: Nõn tôm, rau dền, gạo
Cách làm:
Cha mẹ nên bổ sung cháo tôm vào thực đơn cho bé 7 tháng tuổi
Nguyên liệu: Gạo, cá lóc, khoai lang
Cách làm:
Nguyên liệu: Chim bồ câu, hạt sen, gạo
Cách làm:
Hạt sen bổ dưỡng và giúp cho bé có một giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn, cần thiết có trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tăng cân
Tóm lại, ngoài sữa mẹ, trẻ 7 tháng tuổi cũng cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác. Vì vậy, khi xây dựng thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi, cha mẹ cần chú ý thay đổi các món sao cho vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ, cân đối các nhóm chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, vừa giúp trẻ hứng thú với bữa ăn
Nutrihome với đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc, trang bị hiện đại bậc nhất là địa chỉ tin cậy, sẽ giúp các bậc phụ huynh giải quyết tất cả những vấn đề về dinh dưỡng, vận động và các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng, vận động cho trẻ em. Tại đây, các chuyên gia sẽ giúp cha mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học theo ngày, tuần, tháng, đa dạng dưỡng chất với các thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi hiệu quả, an toàn.