Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày, mẹ phải làm sao?

13/11/2020 Theo dỗi Nutrihome trên google news

Tình trạng trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày đang là mối quan tâm của rất nhiều cha mẹ. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng như suy dinh dưỡng, viêm thực quản và biến chứng lên đường hô hấp của trẻ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ và cách điều trị ra sao, mời ba mẹ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày ngày càng phổ biến

Tình trạng trẻ bị trào ngược dạ dày ngày càng phổ biến

Nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người lớn. Bệnh xuất hiện khi thức ăn vì một hay nhiều lý do nào đó đã đi từ dạ dày trào ngược trở lại lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có thể là sinh lý hoặc bệnh lý, nhất là ở trẻ em. Khi trào ngược dạ dày là bệnh lý sẽ gây ra các biến chứng như suy dinh dưỡng, viêm thực quản và biến chứng lên đường hô hấp của trẻ.

Các nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày như:

  • Trẻ bị thừa cân béo phì gây áp lực lên cơ vòng và dẫn đến trào ngược.
  • Trẻ ăn quá no dẫn dễ trào ngược dạ dày trong khi hệ tiêu hóa chưa thể tiêu hóa được hết.
  • Trẻ hiếu động, chạy nhảy, vận động mạnh hay đi ngủ ngay sau khi ăn xong làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, từ đó làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày.
  • Trẻ bị mắc chứng thoái vị cơ hoành từ trước.
  • Những trẻ có tiền sử bị thoát vị dạ dày, bệnh Down, loạn dưỡng cơ hoặc bị bại não cũng có thể bị trào ngược dạ dày.
  • Ở một số trẻ bị tổn thương cơ vòng bẩm sinh kéo dài đến năm 7 tuổi cũng dễ gây ra bệnh trào ngược.
  • Bắt nguồn từ một số bệnh lý khác làm ảnh hưởng đến chức năng co bóp của dạ dày và đường tiêu hóa như: Viêm ruột, nhiễm trùng, dị ứng,…

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi

Để có thể khắc phục kịp thời chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi, cha mẹ cần phải nắm được một số dấu hiệu khác thường ở trẻ. Dưới đây là một số triệu chứng trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày thường gặp nên ba mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ thường xuyên biếng ăn, sau khi ăn thường buồn nôn.
  • Trẻ có dấu hiệu chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, thiếu máu kéo dài.
  • Trẻ thường cảm nhận được vị chua ở cổ họng, có thể đau phía sau xương ức, kèm ợ nóng khó chịu, đôi khi đau bụng hoặc đau khi nuốt.
  • Trẻ hay đau bụng vào ban đêm, làm trẻ thức giấc, đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
  • Trẻ thường bị đau họng vào buổi sáng hoặc dễ bị cảm lạnh.
  • Có dấu hiệu sâu răng, hôi miệng, có vị chua trong miệng.
  • Hay thở khò khè, nấc cụt, nóng rát phần ngực trên.

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày do nguyên nhân nào cũng thường xuất hiện những dấu hiệu kể trên. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh của trẻ, ba mẹ nên đưa trẻ tới thăm khám tại các cơ sở y tế.

Biếng ăn là một trong những dấu hiệu của trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản

Biếng ăn là một trong những dấu hiệu của trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày được chẩn đoán như thế nào?

Để có thể chẩn đoán được chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cho trẻ.

Các xét nghiệm có thể phát hiện bệnh trào ngược dạ dày của trẻ bao gồm:

Nội soi dạ dày

Thông qua nội soi, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân, tình trạng tổn thương của thực quản, dạ dày, đường ruột một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, phương pháp này không phải lúc nào cũng được bác sĩ chỉ định do trẻ còn nhỏ, để nội soi dạ dày, trẻ thường phải được gây mê.

Chụp X-quang

Trẻ có thể được chỉ định chụp x-quang ngực để phát hiện ra các dị tật bẩm sinh trong đường tiêu hóa.

Nuốt barium kết hợp chụp X-quang

Bác sĩ có thể phát hiện được các dấu hiệu viêm loét và tắc nghẽn bất thường ở các cơ quan trên cùng của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày và ruột non

Nhân trắc thực quản

Kỹ thuật này được thực hiện để đánh giá sức mạnh cơ thực quản của bé.

Kiểm tra độ PH

Bác sĩ tiến hàng đưa ống nhựa vào thực quản thông qua lỗ mũi để tiến hành đo độ Ph của bé trong vòng 24-48 giờ

Siêu âm

Phương pháp này sẽ xác định bệnh lý nào gây trào ngược dạ dày lên thực quản

Trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi có nguy hiểm không?

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày thực tế không quá nguy hiểm nếu được điều trị sớm và đúng cách, nhưng nếu để tình trạng kéo dài lâu ngày sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, cha mẹ cần sát sao hơn trong việc theo dõi tình trạng bệnh của con, để tránh những ảnh hưởng về sau.

Dưới đây là một số biến chứng thường thấy ở những trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ:

  • Biến chứng về thực quản: Khi dịch vị axit bị đẩy lên thực quản thường xuyên và kéo dài, gây viêm loét thực quản, thực quản sưng tấy, nóng rát.
  • Biến chứng về tai – mũi – họng: Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ xuất hiện, càng làm tăng nguy cơ mắc viêm tai, viêm xoang cao hơn.
  • Biến chứng về đường hô hấp: Trào ngược thực quản khiến bé ho, ho có đờm, gây viêm họng, viêm phế quản.
  • Biến chứng về tiêu hóa: Việc ăn uống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khi tình trạng viêm thực quản kéo dài.

Trào ngược dạ dày kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của trẻ

Trào ngược dạ dày kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của trẻ

Cách chữa trị cho trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể khắc phục nếu điều trị sớm. Khi trẻ có dấu hiệu bị trào ngược dạ dày, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ chữa trị tại nhà như sau:

  • Không cho trẻ sử dụng một số loại thực phẩm như cafein, socola và bạc hà vì tăng nguy cơ axit trào ngược lên thực quản; các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit như nước ngọt có ga, nước cam, chanh; thực phẩm cay, nóng như ớt, hạt tiêu.
  • Dùng gối chống trào ngược vì thiết bị này giúp vùng thực quản và cổ họng của trẻ được nâng cao hơn so với dạ dày. Từ đó giảm được các triệu chứng nôn, nấc hơi.
  • Khuyến khích trẻ vận động nhẹ, không được nằm xuống ngay sau khi ăn, nên ăn trước khi đi ngủ 3 giờ.
  • Ở trẻ em bị thừa cân, béo phì, cha mẹ nên khuyến khích trẻ giảm cân do việc giảm cân có thể giúp giảm trào ngược.
  • Xoa bóp vùng bụng của trẻ. Việc xoa bóp vùng bụng cho trẻ sẽ giúp cơ hoành được giãn ra tối ưu, cải thiện hoạt động co bóp bên trong dạ dày của trẻ. Cha mẹ nên xoa bóp nhẹ nhàng từ 5 đến 10 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên thực hiện biện pháp này khi trẻ vừa uống sữa hoặc vừa ăn xong.
  • Bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của trẻ các thực phẩm cải thiện chứng trào ngược dạ dày như: bánh mì, yến mạch, rau xanh, các loại đậu (đỗ), sữa chua…

> Xem thêm: Trẻ bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Tuy nhiên, khi chăm sóc trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày tại nhà, nếu tình trạng của trẻ không thuyên giảm hoặc có những triệu chứng bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất để nhận được sự thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời của đội ngũ bác sĩ.

Hiện nay, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome là địa chỉ uy tín được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng đưa con đến thăm khám, điều trị về dinh dưỡng, vận động. Tại đây, ba mẹ sẽ được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn kỹ hơn về chế độ dinh dưỡng nói chung cũng như câu hỏi “trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày thì nên làm gì để giúp con cải thiện bệnh lý.

5/5 - (2 bình chọn)
10:31 06/01/2023