Tiêu chảy không nguy hiểm và là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài, không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như mất nước, suy dinh dưỡng thậm chí tử vong. Do đó, bố mẹ không nên chủ quan.
Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Miền Bắc, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome.
Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, tiêu chảy là bệnh lý đường ruột thường gặp ở trẻ nhỏ với dấu hiệu đặc trưng trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày (cụ thể trên 3 lần/ngày), phân lỏng, chảy nước.
Trẻ bị tiêu chảy thường xuyên là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng
Các số liệu thống kê cho thấy, một đứa trẻ dưới 3 tuổi có thể bị tiêu chảy khoảng 3 lần/năm, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng ở trẻ em, bởi mỗi đợt tiêu chảy xảy ra sẽ gây mất nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Chưa kể, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tiêu chảy còn là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai ở trẻ dưới 5 tuổi. Mỗi năm có khoảng 760.000 trẻ em tử vong do tiêu chảy.
Dựa vào thời gian mắc bệnh, tiêu chảy được phân thành 2 loại: cấp tính và mạn tính. Tiêu chảy cấp tính thường kéo dài trong 1 tuần và tự khỏi, trong khi đó, tiêu chảy mạn tính kéo dài trong vài tuần (khoảng 2 – 4 tuần) và cần được điều trị.
Bị nhiễm các loại vi rút (rotavirus), vi khuẩn (salmonella), ký sinh trùng (giardia) là nguyên nhân gây tiêu chảy thường gặp nhất. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy còn do:
> Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì?
Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng được xem là dấu hiệu điển hình của bệnh lý tiêu chảy. Ngoài ra, triệu chứng tiêu chảy ở trẻ còn là:
Cần biết: Trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng không phải là triệu chứng đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu thấy lượng phân gia tăng đột ngột đi kèm nóng sốt, có thể đây là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, bố mẹ không nên chủ quan.
Trẻ bị tiêu chảy nếu được xử lý đúng cách sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, ngược lại có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Trong đó, nguy hiểm nhất là tình trạng mất nước và suy dinh dưỡng.
Đây là một trong những hậu quả đáng lo ngại nhất của bệnh lý tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy nhẹ gây mất nước không đáng kể, tuy nhiên tiêu chảy vừa hoặc nặng có thể gây mất một lượng nước lớn trong cơ thể trẻ.
Ở những trẻ có hệ miễn dịch kém, đặc biệt trẻ sơ sinh, tình trạng mất nước có thể tiến triển nhanh chóng dẫn đến những các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như hôn mê, co giật, não bị tổn thương thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nếu thấy trẻ bị tiêu chảy có các biểu hiện: Hơn 8 tiếng không đi tiểu, trẻ sốt cao, nằm li bì, trẻ bị mất ý thức, nếp véo trên da mất chậm, phân chuyển màu đen… cần đưa trẻ đi bác sĩ ngay lập tức bởi đây là các dấu hiệu mất nước nặng có nguy cơ đe dọa tính mạng.
Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu tiêu chảy đi kèm sốt cao, nằm li bì
Tiêu chảy cũng được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ (đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi), ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, trí não, tăng nguy cơ tử vong. Tiêu chảy kéo dài sẽ gây mất các chất dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể trẻ, chưa kể, trẻ thường có xu hướng biếng ăn khi bị bệnh dẫn tới cơ thể thiếu hụt dưỡng chất nghiêm trọng. CDC cảnh báo “Tiêu chảy giết chết nhiều trẻ em hơn cả sốt rét, sởi và AIDS kết hợp”.
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, việc chăm sóc và điều trị trẻ bị tiêu chảy thường phụ thuộc vào nguyên nhân, độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Trường hợp trẻ đi tiêu kéo dài, phân lỏng kèm máu, sốt cao, nôn mửa nhiều, đau quặn bụng… hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Trường hợp trẻ bị tiêu chảy ở mức độ vừa và nhẹ, vấn đề đầu tiên cần chú ý trong điều trị tiêu chảy cho trẻ là bù lại lượng dịch mà cơ thể trẻ bị mất. Bố mẹ cần cho trẻ uống dung dịch điện giải glucose. Với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, hoặc sữa công thức nếu trẻ không bú sữa mẹ. Tuyệt đối không bù nước cho trẻ bằng nước ngọt, nước trái cây hoặc cho trẻ uống nhiều nước lọc vì nước lọc không cung cấp đủ lượng natri, kali và các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Vấn đề thứ 2 cần chú ý là xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ. Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome không chỉ có quy trình thăm khám, tư vấn, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán mà còn xây dựng thực đơn ăn uống khoa học dành cho trẻ bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng của Nutrihome còn hướng dẫn bố mẹ cách chọn lựa thực phẩm, chế biến món ăn phù hợp, đảm bảo tối đa nguồn dưỡng chất giúp trẻ ăn ngon miệng, dễ hấp thu, từ đó hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
> Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ là nhiễm rotavirus. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ uống vắc xin phòng ngừa. Ngoài ra, để phòng ngừa trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ cần:
Rửa tay thường xuyên giúp hạn chế nguy cơ bé bị tiêu chảy