Người bệnh gút có ăn được trứng gà không? – Đây là thắc mắc phổ biến đối với nhiều người đang phải đối mặt bệnh lý này. Trên thực tế, trứng gà là một nguồn nguyên liệu phổ biến; song, để áp dụng vào thực đơn cho người bệnh gout, thực phẩm này cần đáp ứng nhiều tiêu chí dinh dưỡng khác nhau. Vậy, người bị gút có ăn được trứng gà không? Đâu là những lưu ý dành cho người bệnh gút khi ăn trứng? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Người bệnh gút có ăn được trứng gà không?
Thành phần dinh dưỡng của trứng gà
Trước khi trả lời trực tiếp câu hỏi bệnh gút ăn trứng gà được không, bạn cần nắm rõ các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm này. Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, đây là một món ăn giàu dưỡng chất với hàm lượng cao protein, vitamin và khoảng chất, cụ thể:
Thành phần dinh dưỡng |
Hàm lượng
(Trong 1 quả trứng ~ 44 g) |
Tỷ lệ so với nhu cầu hàng ngày |
Năng lượng |
62.9 kcal |
|
Protein |
5.54 g |
11% |
Chất béo |
9.51 g |
12% |
Vitamin A |
70.4 mcg |
8% |
Vitamin B1 |
0.018 mcg |
2% |
Vitamin B2 |
0.201 mcg |
15% |
Vitamin B5 |
0.675 mcg |
14% |
Vitamin B6 |
0.075 mcg |
4% |
Vitamin B9 (folate) |
20.68 mcg |
5% |
Vitamin B12 |
0.39 mcg |
16% |
Vitamin D |
0.88 mcg |
4% |
Vitamin E |
0.46 mcg |
3% |
Choline |
129.3 mg |
24% |
Canxi |
24.6 mg |
2% |
Natri |
62 mg |
3% |
Sắt |
0.8 mg |
4% |
Kali |
61 mg |
1% |
Magie |
5.28 mg |
1% |
Đồng |
0.03 mg |
3% |
Mangan |
0.012 mg |
1% |
Phốt pho |
87.12 mg |
7% |
Selen |
13.51 mg |
25% |
Kẽm |
0.57 mg |
5% |
Bệnh gút có ăn được trứng gà không?
Người bệnh gout CÓ THỂ ăn được trứng gà vì trong trứng chứa rất ít purine, và đặc biệt là lòng trắng trứng hầu như không chứa purine. Do đó, tiêu thụ trứng sẽ rất ít làm tăng nồng độ axit uric máu và không khiến bệnh gout bùng phát. Bên cạnh đó, trứng còn là một nguồn protein hoàn chỉnh, cung cấp đầy đủ cả đủ 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể cần. Loại protein này giúp cơ thể tái tạo các mô bị tổn thương, đặc biệt là các mô sụn khớp sau khi bị bệnh gút tấn công.
Tóm lại, người bệnh gout cần chú trọng hấp thụ protein chất lượng cao, đồng thời giảm lượng purin thu nạp vào cơ thể hàng ngày. Trứng gà có thể thỏa mãn cả hai nguyên tắc kể trên. Vì vậy, trả lời cho câu hỏi người bệnh gút có ăn được trứng gà không, câu trả lời là là “CÓ”.

Người bệnh gút có thể ăn được trứng gà vì chúng ít purin
Người bệnh gút ăn trứng gà có tốt không?
Người bệnh gút ăn trứng gà RẤT TỐT. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe khi bổ sung trứng vào khẩu phần ăn hàng ngày, giúp bạn trả lời chi tiết cho câu hỏi bị gút ăn trứng gà được không:
- Cung cấp hàm lượng calo thấp: Một quả trứng trung bình cung cấp khoảng 62.9 kcal. Đây là mức năng lượng tương đối thấp, có thể giúp người bệnh gout dễ dàng kiểm soát khẩu phần ăn trong thực đơn, tránh việc hấp thụ quá mức dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng;
- Cung cấp lượng protein lành mạnh: Protein trong trứng gà chứa đủ 9 loại axit amin thiết yếu, gồm histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine. Trong đó, leucine có tác dụng hỗ trợ và cải thiện sức khỏe xương khớp. Một số loại axit amin khác lại giúp người bệnh tăng sức đề kháng, duy trì thể trạng khỏe mạnh;
- Nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào: Trứng là một nguồn dồi dào vitamin A, vitamin nhóm B, canxi, sắt, phốt pho và selen. Trong đó, bên cạnh canxi, phốt pho, selen, vitamin B9 (folate) và B12 cũng được chứng minh là có khả năng làm giảm nồng độ axit uric máu, giúp cải thiện tình trạng sưng viêm tại khớp;
- Có thể giúp kiểm soát cholesterol trong máu: Hàm lượng cholesterol trong trứng tương đối cao. Tuy nhiên, nếu được hấp thụ đúng liều lượng, trứng có thể giúp bạn tăng số lượng cholesterol tốt trong máu (LDL cholesterol). Loại cholesterol này có khả năng bảo vệ người bệnh khỏi gốc tự do và tác nhân gây viêm, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng gout tiến triển xấu.
Người bị bệnh gout có thể ăn bao nhiêu quả trứng?
Vì trứng không chứa purin nên việc ăn trứng không làm tăng nguy cơ khiến bệnh gút bùng phát. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe tim mạch, mỗi người chỉ nên tiêu thụ khoảng 1 quả trứng (hoặc 2 lòng trắng trứng) mỗi ngày. Do đó, người bệnh gút cũng có thể ăn 1 quả trứng đầy hoặc 2 lòng trắng trứng mỗi ngày để vừa cung cấp đầy đủ protein cho cơ thể, vừa đảm bảo sức khỏe tim mạch.
Lưu ý: Đối với người bệnh gút có tiền sử bệnh lý nền (tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận, suy gan,…), bạn cần lắng nghe chỉ định của bác sĩ trước khi tự ý quyết định số lượng trứng nên tiêu thụ trong chế độ dinh dưỡng.

Người bệnh gút có thể ăn 1 quả trứng đầy hoặc 2 lòng trắng trứng mỗi ngày
Tiêu chí lựa chọn trứng cho người bệnh gút
Chất lượng trứng cũng là một trong những yếu tố chi phối việc bị gút ăn trứng gà được không. Để chọn được quả trứng tươi, ngon, có lợi cho người bệnh gout, bạn có thể dựa vào những đặc điểm dưới đây theo khuyến cáo của Bộ Y tế:
- Vỏ trứng có lớp phấn mỏng: Thông thường, trứng mới sẽ có một lớp phấn mỏng màu trắng phủ bên ngoài vỏ, khi sờ sẽ có cảm giác hơi ram ráp và nặng tay. Ngược lại, nếu vỏ quá nhẵn, bóng hoặc có vết nứt, thì đó có thể là trứng kém chất lượng;
- Lòng đỏ không di động và lòng trắng trong suốt: Khi soi qua bóng đèn, trứng tươi thường có lòng trắng trong suốt màu cam đỏ hoặc hồng nhạt, lòng đỏ tròn và nằm ở giữa hoàn chỉnh. Ngoài ra, trứng tươi khi lắc nhẹ sẽ không có tiếng động và chuyển động mạnh.
Bên cạnh các bước chọn trứng, phương pháp bảo quản trứng tại nhà cũng quyết định phần lớn tới việc người bệnh gút có ăn được trứng gà không. Cụ thể, trứng tươi có thể dùng được trong 7 – 10 ngày khi bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc 3 – 4 tuần trong tủ lạnh. Lưu ý, trứng đã cho ra khỏi tủ lạnh thì nên được sử dụng ngay trong vòng 2 tiếng.
Các món ăn cho người bị gút với trứng gà
Sau khi trả lời câu hỏi bệnh gút có ăn trứng gà được không, bạn cần chú ý tới việc lựa chọn, chế biến và kết hợp các món ăn chứa nguyên liệu này trong thực đơn hàng ngày. Dưới đây là một số món ăn cho người bị gút với trứng gà mà bạn có thể tham khảo:
1. Salad bơ trứng
Nguyên liệu: 2 quả bơ, 2 quả trứng gà, 10 quả cà chua bi, 100 g xà lách, 10 ml dầu ô liu, 10 g sốt mayonnaise, 5 ml giấm táo, 5 ml nước chanh, 2.5 g đường, mè, tiêu.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Trứng gà luộc chín, lột vỏ rồi cắt làm bốn;
- Bơ lột vỏ, bỏ hạt rồi thái hạt lựu;
- Cà chua và rau xà lách rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn;
- Bước 2: Cho cà chua, rau xà lách vào bát lớn. Lấy một bát con để trộn dầu ô liu, sốt mayonnaise, giấm táo, nước chanh, đường làm nước sốt. Sau đó, rưới phần nước sốt lên cà chua, rau xà lách rồi đảo đều;
- Bước 3: Khi rau đã thấm, thêm bơ và trứng vào bát rồi tiếp tục đảo. Lưu ý đảo nhẹ tay để bơ và trứng không bị nát. Sau khi các nguyên liệu đã ngấm đều sốt, cho ra đĩa, thêm mè, tiêu rồi thưởng thức.

Salad bơ trứng là món ăn giàu đạm và chất xơ, tốt cho người bệnh gút
2. Bánh mì bơ trứng
Nguyên liệu: 2 lát bánh mì đen/ bánh mì nguyên cám, 1 quả bơ, 2 quả trứng gà, 1 bó nhỏ rau mùi, 2.5 ml nước cốt chanh, 1 quả cà chua, 1 nhánh hành lá, muối, hạt tiêu.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Trứng luộc chín, lột vỏ rồi bổ đôi;
- Bơ lột vỏ, bỏ hạt rồi thái miếng;
- Cà chua rửa sạch, gọt vỏ rồi thái hạt lựu;
- Rau mùi, hành lá rửa sạch rồi thái nhỏ;
- Bước 2: Bơ cho vào bát nghiền hoặc dùng máy xay nhuyễn. Sau đó trộn với rau mùi và nêm thêm muối, hạt tiêu cho vừa ăn;
- Bước 3: Nướng giòn 2 lát bánh mì rồi phết hỗn hợp bơ lên trên. Lần lượt thêm cà chua, trứng, rắc thêm một ít hành lá rồi thưởng thức.
3. Canh cà chua trứng (canh mây)
Nguyên liệu: 2 quả cà chua, 1 – 2 quả trứng gà, 2 bìa đậu, 500 ml nước, 1 củ hành tím, 5 ml dầu ô liu, 1 nhánh hành lá, 2.5 ml nước mắm, hạt nêm, muối, hạt tiêu.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Cà chua rửa sạch, thái miếng vừa ăn
- Hành tím bóc vỏ thái mỏng;
- Đậu phụ cắt hình quân cờ;
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ
- Bước 2: Bắc nồi lên bếp, đun nóng dầu rồi phi thơm thành. Sau đó, cho cà chua vào đảo đều. Vừa thêm nước mắm vừa đảo đến khi cà chua mềm;
- Bước 3: Đổ nước vào nồi, đậy vung đun khoảng 5 phút cho đến khi sôi. Sau đó, hạ lửa rồi đập trứng vào nồi, vừa đập vừa khuấy để trứng chín;
- Bước 4: Nêm lại muối, hạt nêm và tiêu cho vừa ăn rồi cho đậu phụ vào. Tiếp tục đun khoảng 3 phút rồi tắt bếp. Đổ canh ra bát, thêm hành lá rồi thưởng thức.
4. Salad trứng và cá hồi
Nguyên liệu: 1 – 2 quả trứng gà, 2 – 3 lát cá hồi hun khói, 1 quả dưa chuột, 5 quả cà chua bi, 1/4 củ hành tây, 1/2 quả bơ, 100 g xà lách, 10 ml dầu ô liu, 5 ml nước chanh tươi, 1 nhánh hành lá, muối, tiêu.
Cách làm:
- Bước 1: Các loại rau củ rửa sạch, lột vỏ rồi cắt miếng vừa ăn. Sau đó, cho cà chua, hành tây, bơ, xà lách, dưa chuột vào bát lớn. Thêm 5 ml dầu ô liu, nước chanh tươi, muối và tiêu rồi trộn đều;
- Bước 2: Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu rồi chiên trứng. Khi trứng chín, bày ra đĩa cùng cá hồi hun khói và phần rau đã trộn. Rắc một ít hành lá lên trên rồi thưởng thức.

Salad trứng và cá hồi giàu protein, hỗ trợ cơ thể tái tạo mô sụn khớp sau viêm
5. Trứng cuộn nấm và cải bó xôi
Nguyên liệu: 4 quả trứng gà, 5 ml dầu ô liu, 1 củ hành tím, 10 g nấm đùi gà hoặc nấm mỡ, 50 g rau cải bó xôi, muối, tiêu đen xay.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Hành tím bóc vỏ rồi băm nhuyễn;
- Nấm rửa sạch rồi thái lát;
- Rau rửa sạch, để ráo rồi thái miếng vừa ăn;
- Bước 2: Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu rồi phi thơm hành. Sau đó, xào qua rau cải bó xôi và nấm trong khoảng 2 – 3 phút rồi để ra đĩa;
- Bước 3: Tiếp tục đun nóng chảo. Đập trứng ra bát con, thêm muối, tiêu và đánh đều, rồi đổ vào chảo. Sau 3 – 4 phút, xếp phần nấm và cải bó xôi đã xào lên bề mặt trứng rồi cuộn lại. Tắt bếp, bỏ trứng ra đĩa và thưởng thức.
Các nguồn protein thay thế trứng gà cho người bị bệnh gút
Bên cạnh câu hỏi bệnh gút có ăn được trứng gà không, thắc mắc đâu là nguồn protein có khả năng thay thế thực phẩm này cũng tương đối phổ biến. Để giải đáp khúc mắc trên, dưới đây là một số thực phẩm giàu protein có thể sử dụng thay cho trứng gà:
- Thịt gia cầm không da: Thịt gà, vịt,… cũng là nguồn dồi dào protein chất lượng cao, ít purine và cholesterol. Để cải thiện tình trạng viêm khớp, người bệnh gout có thể sử dụng loại thực phẩm này thay thế cho thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn,…);
- Các loại cá: Bên cạnh thịt gia cầm, cá (bao gồm cá rô phi, cá mú, cá mòi, cá hồi, cá ngừ,…) cũng sở hữu hàm lượng cao đạm đủ. Ngoài ra, một số loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá thu,… còn cung cấp omega-3 – một chất kháng viêm tự nhiên, giúp làm dịu các cơn đau tại khớp xương;
- Các loại đậu: Protein thực vật từ các loại đậu, đặc biệt là đậu nành có chất lượng gần tương đương với protein trong trứng gà. Vì vậy, đây cũng là một nguồn thay thế phù hợp trong thực đơn cho người bệnh gout. Ngoài ra, các loại đậu còn giúp bổ sung chất xơ và các chất chống oxy, góp phần làm giảm mức độ nghiêm trọng của vùng khớp bị viêm;
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Tương tự trứng gà, sữa và các phẩm từ sữa cũng chứa nhiều canxi và ít purin. Bên cạnh đó, sữa tươi tách béo, sữa chua không đường,… còn cung cấp cho người bệnh gout các vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, kẽm, vitamin D, K,…

Tương tự như trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa đều không chứa hoặc chứa rất ít purin
Tuân thủ chế độ ăn cho người bệnh gout
Người bệnh gút có ăn được trứng gà không còn phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng của mỗi bệnh nhân. Nếu bạn tuân thủ một chế độ ăn kiêng lành mạnh, bổ sung trứng gà có thể giúp tăng cường sức khoẻ tổng thể và cải thiện tình hình bệnh lý. Cụ thể:
- Tăng cường chất xơ và chất chống oxy hóa: Chất xơ và các chất chống oxy có khả năng giúp cải thiện tình trạng viêm khớp, đồng thời góp phần đẩy lùi các biến chứng và bệnh lý liên quan như tiểu đường, máu nhiễm mỡ, suy thận, bệnh lý tim mạch,… Bạn có thể hấp thụ các dưỡng chất này từ các loại rau, củ, quả và ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout;
- Giảm lượng cholesterol hấp thụ: Câu hỏi bệnh gút có ăn được trứng gà không phần lớn đến từ nỗi lo thực phẩm này sẽ làm tăng cholesterol trong máu, khiến người bệnh gout cùng lúc phải đối mặt với máu nhiễm mỡ, bệnh tim mạch,… Tuy nhiên, trứng gà – nếu được tiêu thụ ở hàm lượng vừa đủ (không quá 2 lòng đỏ / ngày), hoặc khi được tiêu thụ cùng các thực phẩm ít cholesterol, sẽ không làm gia tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể. Do đó, bên cạnh việc ăn giới hạn việc ăn trứng gà, người bệnh gút cũng nên hạn chế thực phẩm giàu cholesterol, chẳng hạn như thịt đỏ, mỡ động vật,… và ưu tiên tiêu thụ ngũ cốc, các loại đậu, hạt,…
- Uống đủ nước: Hấp thụ đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày có thể giúp thận đào thải axit uric hiệu quả, góp phần làm dịu các cơn đau nhức tại các khớp. Bạn có thể xen kẽ giữa việc uống nước (nước lọc, nước ép, sinh tố,…) và tiêu thụ các món ăn chứa nước (bún, miến, phở,…) để duy trì mục tiêu trên mà không bị nhàm chán về lâu dài.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi người bệnh gút có ăn được trứng gà không từ Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin và kiến thức hữu ích, giúp bạn đưa ra quyết định bệnh gút ăn trứng gà được không cho thực đơn của bản thân.
Giải đáp câu hỏi trên, bệnh nhân gout CÓ THỂ bổ sung trứng gà vào chế độ dinh dưỡng cá nhân. Tuy nhiên, ngoài việc tìm câu trả lời cho thắc mắc bị gút có ăn được trứng gà không, người bệnh nên chú trọng điều chỉnh thực đơn hàng ngày sao cho phù hợp với cơ thể và tình hình bệnh lý. Bởi lẽ, một chế độ ăn khoa học, kết hợp nhuần nhuyễn nhiều loại thực phẩm mới có khả năng giúp bạn cải thiện sức khỏe.
Nếu bạn vẫn còn nhiều khúc mắc xung quanh vấn đề bệnh gút có ăn được trứng gà không hay bất kì câu hỏi nào liên quan tới chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gút, hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn chi tiết. Chúc bạn nhanh chóng kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.