Người bệnh gút kiêng ăn gì để kiểm soát cơn đau hiệu quả?

06/11/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Đối mặt với những cơn đau khớp do bệnh gút gây nên, nhiều người thường trăn trở, không biết bị bệnh gút kiêng ăn gì giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả. Bởi lẽ, trong nhiều yếu tố góp phần vào việc bùng phát các cơn đau gút, chế độ ăn uống đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy, người bị gút kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe? Đâu là danh sách những thực phẩm cụ thể mà người bệnh gút cần kiêng cữ trong bữa ăn hàng ngày. Tất cả sẽ được Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.

Người bệnh gút kiêng ăn gì để kiểm soát cơn đau hiệu quả?

Người bệnh gút kiêng ăn gì giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả?

Thực phẩm ảnh hưởng đến triệu chứng bệnh gút ra sao?

Tiêu thụ thực phẩm thiếu chọn lọc, chẳng hạn như ăn nhiều thực phẩm giàu purin, có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn đến gia tăng tần suất bùng phát và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau gút. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ một số loại thực phẩm có khả năng kích thích viêm, làm suy yếu chức năng thận cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric máu, khiến bạn không thể kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Ngược lại, tăng cường tiêu thụ các thực phẩm chứa ít purine, giàu chất chống oxy hóa, kháng viêm và tăng cường chức năng thận sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm đúng cách và tiêu thụ thực phẩm khoa học cũng là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh gút, giúp người bệnh sớm cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh gút.

Bệnh gút kiêng ăn gì?

Người bệnh gút cần kiêng ăn thực phẩm giàu purin, đường fructose và nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao để điều hòa nồng độ axit uric máu. Cụ thể như sau:

1. Thực phẩm chứa nhiều purin

Bệnh gút là tình trạng viêm khớp mãn tính, xảy ra do sự tích tụ axit uric quá mức trong máu, làm lắng đọng các tinh thể natri urat (muối của axit uric) trong các khớp rồi gây viêm và đau. Trong khi đó, purin là một axit amin tự nhiên có mặt trong nhiều loại thực phẩm. Khi cơ thể tiêu thụ và chuyển hóa purin, quá trình này tạo ra axit uric. Do đó, người bệnh gút kiêng ăn gì giàu purin có thể giúp điều hòa nồng độ axit uric máu, hỗ trợ hạn chế các đợt đau khớp bùng phát trong tương lai.

Một số thực phẩm giàu purin điển hình mà người bệnh gút cần hạn chế tiêu thụ bao gồm:

  • Thịt đỏ (bò, cừu, dê và heo,…);
  • Hải sản, đặc biệt là tôm, mực, sò điệp, cá trích và cá ngừ;
  • Các sản phẩm từ nội tạng động vật như gan, tim, thận….
  • Một số loại hạt đậu;

Lưu ý:

  • Đối với thịt đỏ: Người bệnh gút không nên ăn nhiều hơn 85g / lần ăn và 177g / ngày;
  • Đối với nội tạng động vật: Người bệnh gút không nên ăn quá 85g / tuần và 25g / ngày để tránh nguy cơ dư thừa purin và ngộ độc gan do dư thừa vitamin A;
  • Đối với một số loại hạt và đậu: Người bệnh gút không nên tiêu thụ quá 30g / ngày. Nguyên nhân là vì:
    • Các loại hạt: Chứa nhiều purin và calo, có thể làm tăng nguy cơ gây thừa cân – béo phì và khiến bệnh gút tiến triển nặng;
    • Các loại đậu: Mỗi 10g đậu bổ sung vào khẩu phần ăn được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ gây tăng nồng độ axit uric máu lên thêm 1.1%.
  • Đối với các loại rau giàu purin: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc tiêu thụ các loại rau có hàm lượng purin cao không làm tăng tần suất của các cơn đau khớp cấp tính do gút. Do đó, người bệnh gút không cần kiêng ăn các loại rau chứa nhiều purin, điển hình như cải bó xôi, bông cải xanh, rau muống và các loại rau mầm.
bệnh gút kiêng ăn gì, thực phẩm chứa nhiều purin

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu purine giúp kiểm soát nồng độ axit uric máu và ngăn ngừa bệnh gút bùng phát

2. Thực phẩm chứa nhiều đường fructose

Fructose là một loại đường tự nhiên chứa nhiều trong hoa quả và các thực phẩm công nghiệp (bánh kẹo ngọt, nước ngọt, nước tăng lực…). Tiêu thụ đường fructose có thể gây hại cho người bệnh gút theo 2 cơ chế:

  • Thứ nhất: Quá trình chuyển hóa đường fructose tại gan có thể được chứng minh có thể kích thích nồng độ axit uric máu tăng thêm từ 1 – 2 mg/dL trong hệ tuần hoàn; từ đó, làm bệnh gút tiến triển nặng;
  • Thứ hai: Tiêu thụ đường fructose làm tăng nồng độ đường glucose trong máu, từ đó kích thích cơ thể tiết ra nhiều insulin – một loại hóc-môn có vai trò điều hòa nồng độ glucose máu. Tuy nhiên, sự gia tăng nồng độ insulin tăng có thể làm giảm khả năng bài tiết axit uric của thận; từ đó, thúc đẩy gia tăng nồng độ axit uric máu.

Do đó, “người bệnh gút kiêng ăn gì chứa đường fructose” thường là lời khuyên bổ ích được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, giúp bạn kiểm soát bệnh một cách hiệu quả. Một số thực phẩm giàu fructose mà người bệnh gút cần nên kiêng bao gồm: hoa quả tươi / sấy khô giàu fructose (mít, táo, nho, lê, việt quất chuối,…), bánh kẹo ngọt, nước ngọt, nước tăng lực, thức ăn công nghiệp / đồ hộp / các loại sốt đóng chai.

3. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Chỉ số đường huyết (GI) là một đơn vị đo lường tốc độ và khả năng biến đổi của carbohydrate (chất đường bột) trong thực phẩm thành đường glucose trong máu. Như vậy, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao là những thực phẩm có thể làm lượng đường trong máu gia tăng cao và nhanh chóng sau khi tiêu thụ.

Tương tự như việc tiêu thụ thực phẩm giàu fructose, việc ăn quá nhiều thực phẩm GI cao có thể dẫn đến sự gia tăng nồng độ insulin trong máu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tăng sản xuất insulin có thể gây ra sự gia tăng axit uric trong máu bằng cách ức chế thận đào thải axit uric.

Do đó, người bệnh gút kiêng ăn gì có GI cao có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric máu và ngăn ngừa những đợt viêm khớp bùng phát trong tương lai. Một số ví dụ điển hình về thực phẩm có GI cao bao gồm: hoa quả nhiều đường (xoài, dưa hấu, đào, mơ, dưa lưới, vải, đu đủ,…), bánh kẹo ngọt, thức uống chứa đường, gạo nếp, gạo trắng và các chế phẩm liên quan (bánh mì trắng, cơm trắng, bún, miến, phở, hủ tiếu,…).

bị gút kiêng ăn gì, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao

Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có GI cao hỗ trợ cơ thể kháng viêm và giảm sưng đau do gút

7 thực phẩm bệnh gút kiêng kị

Người bệnh gút nên kiêng 7 loại thực phẩm sau:

1. Thủy hải sản

Theo nghiên cứu, có khoảng 90% cá tươi và thủy hải sản sống chứa nhiều hơn 100 mg purin / 100g thực phẩm. Đặc biệt, tôm / cua / mực / thủy hải sản có vỏ (hàu,sò, ốc, nghêu…) chứa nhiều hơn 150 mg purin, còn cá ngừ / cá cơm / cá mòi chứa hơn 200 mg purin trên mỗi 100g thực phẩm. Trong khi đó, giới hạn an toàn về hàm lượng tiêu thụ purin dành cho người bệnh gút là dưới 400mg / ngày.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bệnh gút không nên ăn quá 180g hải sản / ngày. Việc người bệnh gút kiêng ăn gì chứa thủy hải sản có thể hỗ trợ ngăn ngừa các đợt gút bùng phát trong tương lai và đảm bảo an toàn cho sức khỏe tổng thể.

2. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật (gan, tim, mề,…) chứa hàm lượng purin cực kỳ cao. Cụ thể, 100g gan bò, gan lợn và gan gà lần lượt chứa 219.8 mg, 284.8 mg và 312.2 mg purin. Đặc biệt, lượng axit uric được tạo ra trong cơ thể sau khi ăn 100g các loại nội tạng này được ước tính là 256 – 363 mg. Như vậy, chỉ cần tiêu thụ khoảng 100 – 125g nội tạng động vật / ngày là bạn đã gần như chạm đến giới hạn an toàn về hàm lượng purin tiêu thụ dành cho người bệnh gút.

Không chỉ chứa nhiều purin, nội tạng động vật còn chứa hàm lượng vitamin A cao gấp 8 – 9 lần quả cà rốt. Do đó, chỉ cần tiêu thụ khoảng 100g nội tạng động vật là bạn đã cung cấp đủ cho cơ thể một hàm lượng vitamin A đủ dùng trong 7 – 8 ngày kế tiếp.

Việc tiêu thụ quá mức nội tạng động vật (nhiều hơn 100g / tuần) có thể làm tăng nguy cơ suy gan do ngộ độc vitamin A. Vì thế, người bệnh gút kiêng ăn gì chứa nội tạng động vật thường là nguyên tắc dinh dưỡng đầu tiên được bác sĩ khuyến nghị, không chỉ vì chúng chứa nhiều purin, có thể làm bệnh gút tiến triển nặng, mà còn vì nguy cơ tiềm ẩn gây suy gan do ngộ độc vitamin A.

3. Các loại thịt đỏ

Theo thống kê, tất cả các loại thịt đỏ (thịt bò, heo, cừu, dê,…) đều chứa hơn 50 mg purin / 100g thực phẩm và có đến 60% thịt sống chứa hơn 100 mg purin / 100g thực phẩm. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cơ thể (tiêu thụ dưới 400mg purin / ngày), người bệnh gút không nên ăn quá 177g thịt đỏ / tuần hoặc 85g / lần ăn. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn thịt đỏ 1 – 2 lần / tuần và có thể ưu tiên lựa chọn nạc gia cầm để thay thế cho thịt đỏ.

bệnh gout kiêng gì, các loại thịt đỏ

Người bệnh gút nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ vì chúng chứa nhiều purin

4. Các món ăn từ carb tinh chế

Món ăn từ carb tinh chế là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Như đã phân tích ở trên, tiêu thụ thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể ức chế thận đào thải axit uric, thúc đẩy bệnh gút tiến triển nặng. Không những thế, tiêu thụ nhiều thực phẩm từ carb tinh chế còn có thể làm tăng hàm lượng chất béo trung tính (triglycerides) và lượng đường glucose trong máu. Tất cả đều là những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường týp 2.

Do đó, người bệnh gút kiêng ăn gì chứa carb tinh chế cũng là một trong nhiều nguyên tắc quan trọng được bác sĩ chỉ định. Một số thực phẩm giàu carb tinh chế điển hình mà người bệnh gút cần hạn chế tiêu thụ bao gồm: gạo trắng, bột mì trắng và các chế phẩm liên quan (cơm trắng, bánh mì trắng, mì ý, bún, miến, hủ tiếu, phở, bánh bao, bánh ngọt, bánh nướng, bánh quế, bánh kếp, bánh pizza,…).

5. Mật ong

Mật ong có hàm lượng fructose cao, một chất làm ngọt tự nhiên có thể thúc đẩy gan giải phóng axit uric. Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều mật ong còn có thể làm tăng chỉ số đường huyết, kích thích cơ thể giải phóng insulin và ức chế quá trình đào thải axit uric của thận. Như vậy, tiêu thụ mật ong có thể làm tăng nguy cơ tăng axit uric máu, kích thích bệnh gút bùng phát theo 2 cơ chế khác nhau.

Không những thế, mật ong còn chứa hàm lượng calo cao (304 calo / 100g mật). Tiêu thụ quá nhiều mật ong có thể làm tăng nguy cơ thừa cân – béo phì, tác nhân hàng đầu thúc đẩy bệnh gout tiến triển nặng. Do đó, người bệnh gút kiêng ăn gì chứa mật ong cũng là một trong những nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng mà bạn không nên bỏ lỡ.

6. Rượu, bia

Rượu, đặc biệt là bia, chứa một hàm lượng purin tương đối cao (22.5 – 58,g purin / 100ml). Purine là những chất chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể. Nồng độ axit uric tăng cao trong máu có thể dẫn đến việc hình thành tinh thể natri urat ở các khớp, gây ra các cơn đau khớp do viêm .

Không những thế, rượu và bia còn chứa nhiều cồn. Cồn là một chất lợi tiểu, có khả kích thích thận tăng cường đào thải nước. Điều này gián tiếp làm cho nồng độ axit uric trong máu tăng lên. Mặt khác, cồn còn có thể phá vỡ các cơ chế nội tiết tố kiểm soát và chi phối chức năng thận, thúc đẩy bệnh suy thận tiến triển, từ đó làm giảm khả năng lọc và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể của thận.

Tóm lại, người bệnh gút kiêng ăn gì hoặc uống gì chứa cồn là nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng mà tất cả người bệnh gút cần tuân thủ. Trong tình huống bất khả kháng, buộc phải tiêu thụ rượu bia, người bệnh gút không nên tiêu thụ 14g cồn / ngày đối với nữ và 14 – 28g cồn / ngày đối với nam.

bệnh gút kiêng gì? rượu bia

Người bệnh gút nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn việc tiêu thụ rượu bia

7. Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn

Người bệnh gút nên kiêng thực phẩm đóng hộp và đồ chế biến sẵn vì 3 lý do sau đây:

  • Chứa nhiều purin: Một số thực phẩm chế biến sẵn, như xúc xích, thịt hộp hoặc cá đóng hộp, có thể chứa nguồn purine cao trên 150 – 200mg purin / 100g thực phẩm.
  • Chứa nhiều natri: Nhiều sản phẩm đóng hộp và thực phẩm chế biến sẵn có chứa hàm lượng muối natri cao, dùng để bảo quản và tăng hương vị. Việc tiêu thụ quá nhiều natri có thể gây tăng huyết áp – tác nhân hàng đầu thúc đẩy khởi phát các biến chứng liên quan đến gút.
  • Chứa nhiều chất béo xấu: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ước tính cho thấy, có đến trên 65% số ca tử vong của người bệnh gút đều được tìm thấy có liên quan đến các biến chứng tim mạch. Do đó, người bị gút kiêng ăn gì chứa chất béo xấu, chẳng hạn như đồ hộp, có thể hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng tim mạch do bệnh gút và góp phần kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Chế độ ăn người bị gout cần lưu ý điều gì?

Khi xây dựng chế độ ăn cho người bị gút, ngoài việc kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều purin, đường fructose, rượu bia và carb tinh chế, bạn còn cần lưu ý thêm những nguyên tắc sau:

  • Uống đủ nước: Uống đủ 1.5 – 2.0 lít nước mỗi ngày giúp thận lọc và loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Điều này giảm nguy cơ kết tủa tinh thể axit uric trong các khớp, gây viêm khớp;
  • Hạn chế chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm khớp do gút và thúc đẩy biến chứng tim mạch tiến triển. Do đó, người bệnh gút kiêng ăn gì chứa chất béo bão hòa, chẳng hạn như mỡ gia súc / gia cầm, thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp,… cũng có thể góp phần ngăn ngừa biến chứng tim mạch và nâng cao sức khỏe tổng thể;
  • Hạn chế natri: Tiêu thụ nhiều natri có thể làm tăng huyết áp, khiến thận lọc và đào thải axit uric kém hiệu quả, gây tăng axit uric máu và khiến bệnh gút trở nặng;
  • Tăng cường thực phẩm kháng viêm: Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa (vitamin A, C, E, selen, omega-3,…) có thể giúp giảm viêm và hạn chế nguy cơ bùng phát các cơn gút. Các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa điển hình bao gồm: rau lá sẫm màu, rau củ sáng màu, các loại củ có đặc tính kháng viêm (tỏi, gừng, nghệ,…), hoa quả tươi, mỡ cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu,…), dầu ô-liu,…
  • Giảm cân (nếu cần): Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, việc giảm cân có thể giảm tải áp lực lên thận, giúp thận lọc axit uric hiệu quả và giảm nguy cơ bùng phát bất ngờ của các cơn gút;
  • Theo dõi phản ứng cá nhân: Cơ thể mỗi người thường có những phản ứng khác nhau sau khi tiêu thụ thực phẩm. Do đó, việc ghi chép và theo dõi cảm giác sau khi ăn có thể giúp xác định thực phẩm cụ thể nào gây kích thích các cơn đau khớp khi bệnh gút bùng phát.
người bệnh gút nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Tiêu thụ nhiều thực phẩm chống oxy hóa là một phần quan trọng trong chế độ ăn của người bệnh gút

Trong quá trình điều trị bệnh gút, việc điều chỉnh chế độ ăn cần phải dựa trên tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người. Do đó, việc trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên viên dinh dưỡng là rất quan trọng khi điều chỉnh chế độ ăn cho người bệnh gút.

Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, chúng tôi tự tin cung cấp dịch vụ tư vấn và thiết kế thực đơn ăn uống cá nhân hóa, dành riêng cho người bệnh gút, hỗ trợ người bệnh duy được một lối sống lành mạnh. Với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, Nutrihome cam kết mang đến cho bạn giải pháp dinh dưỡng toàn diện, giúp bạn hiểu rõ người bệnh gout kiêng gì thì tốt cho sức khỏe và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trên đây là những thông tin quan trọng về chủ đề thực phẩm mà người bệnh gút nên kiêng kị. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết được người bệnh gút kiêng gì tốt cho sức khỏe. Nếu vẫn còn băn khoăn chưa hiểu rõ bệnh gout kiêng ăn gì hoặc kiêng ăn ở giới hạn bao nhiêu, bạn hãy nhanh tay liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được giải đáp chi tiết. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Rate this post
09:09 05/12/2023
Nguồn tham khảo
  1. Sumiya Aihemaitijiang, Zhang, Y., Zhang, L., Jiao, Y., Wang, H., Mairepaiti Halimulati, Wei, Z., & Zhang, Z. (2020). The Association between Purine-Rich Food Intake and Hyperuricemia: A Cross-Sectional Study in Chinese Adult Residents. Nutrients12(12), 3835–3835. https://doi.org/10.3390/nu12123835
  2. ‌Kaneko, K., Aoyagi, Y., Fukuuchi, T., Katsunori Inazawa, & Yamaoka, N. (2014). Total Purine and Purine Base Content of Common Foodstuffs for Facilitating Nutritional Therapy for Gout and Hyperuricemia. Biological & Pharmaceutical Bulletin37(5), 709–721. https://doi.org/10.1248/bpb.b13-00967
  3. ‌Michalina Lubawy, & Dorota Formanowicz. (2023). High-Fructose Diet–Induced Hyperuricemia Accompanying Metabolic Syndrome–Mechanisms and Dietary Therapy Proposals. International Journal of Environmental Research and Public Health20(4), 3596–3596. https://doi.org/10.3390/ijerph20043596
  4. ‌Gill, A. (2013). Correlation of the Serum Insulin and the Serum Uric Acid Levels with the Glycated Haemoglobin Levels in the Patients of Type 2 Diabetes Mellitus. Journal of Clinical and Diagnostic Research. https://doi.org/10.7860/jcdr/2013/6017.3121
  5. ‌[Survival of gout patients]. (2023). Terapevticheskii Arkhiv84(5). https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22830212/