Bệnh gút có ăn được thịt gà không, có sao không?

07/11/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Đối với người bệnh gút, việc hiểu rõ “bệnh gút có ăn được thịt gà không” không chỉ đơn thuần là vấn đề dinh dưỡng mà còn là vấn đề liên quan đến chất lượng sống. Bởi lẽ, việc chọn lựa thực phẩm sai cách có thể khiến bệnh gút bùng phát, khiến người bệnh đau đớn dữ dội. Vậy, người bị gout ăn thịt gà được không? Hãy cùng các chuyên gia tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khám phá ngay trong bài viết sau.

Bệnh gút có ăn được thịt gà không, có sao không?

Bị gút có ăn được thịt gà không? Đâu là lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng?

Giá trị dinh dưỡng của thịt gà

Trước khi tìm hiểu người bệnh gút có ăn được thịt gà không, bạn cần hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng chứa trong loại thịt này. Cụ thể, thịt gà là một nguồn thực phẩm chứa ít calo, ít chất béo, ít cholesterol và giàu protein:

  • Ít calo: Thịt gà là một nguồn calo tương đối thấp (143 calo / 100g), đặc biệt là khi da gà và phần chất béo bị loại bỏ đi trong quá trình chế biến. Nhờ đó, tiêu thụ thịt gà vừa đủ (dưới 150g / ngày) có thể giúp người bệnh gút kiểm soát cân nặng, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thừa cân – béo phì;
  • Ít chất béo: Thịt gà chứa một lượng nhỏ chất béo (8.1g béo / 100g), chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn và đa. Tuy nhiên, hàm lượng chất béo thực sự còn phụ thuộc vào phần thịt gà mà bạn lựa chọn tiêu thụ (ví dụ: đùi có chứa nhiều chất béo hơn so với ức gà);
  • Ít cholesterol: Thịt gà tuy có chứa một lượng nhỏ cholesterol (86 mg cholesterol / 100g), nhưng nếu bạn ăn chúng một cách vừa phải và có loại bỏ đi phần da, thì thịt gà vẫn có thể trở thành một nguồn thực phẩm an toàn đối với sức khỏe tim mạch;
  • Giàu chất đạm (protein): Thịt gà giàu đạm (17g đạm / 100g), giúp cung cấp đầy đủ axit amin để cơ thể tái tạo tế bào bị tổn thương và tăng cường miễn dịch.

Chi tiết hơn, thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt gà được liệt kê cụ thể trong bảng sau:

Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng trên 100g thịt gà Phần trăm giá trị dinh dưỡng từ thịt gà so với mức khuyến nghị hàng ngày (% DV)
Năng lượng 143 calo 7.15%
Chất đường bột 0g
Chất đạm 17 g 34%
Chất béo 8.1g

(bao gồm 2.3g chất béo bão hòa và 5.1g chất béo không bão hòa)

10%
Vitamin
B12 0.56 mcg 23%
B3 (Niacin) 5.575 mg 35%
B2 (Riboflavin) 0.241 mg 19%
B5 (Pantothenate) 1.092 mg 22%
B6 0.512 mg 30%
B4 (Choline) 58.8 mg 11%
B1 (Thiamin) 0.109 mg 9%
B9 (Folate) 1 mcg 0%
E 0.27mg 2%
K 0.8 mg 1%
Khoáng chất
Kẽm 1.47 mg 13%
Selen 10.2 mcg 19%
Sắt 0.82 mg 5%
Phốt – pho 178 mg 14%
Đồng 0.07 mg 8%
Magiê 21 mg 5%
Kali 522 mg 11%
Natri 60 mg 3%
Mangan 0.016 mg 1%

Lưu ý:

  • Thịt gà không chứa chất xơ. Do đó, việc tiêu thụ thịt gà quá mức có thể tiềm ẩn nguy cơ gây táo bón;
  • Giá trị dinh dưỡng cụ thể của thịt gà có thể thay đổi dựa trên phần thịt gà (ví dụ: ức, đùi, cánh) và cách nó được chế biến (chiên, nướng, hấp, …).

Tóm lại, thịt gà là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe tổng thể của người bình thường. Vậy, người bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Giá trị dinh dưỡng của thịt gà

Người bệnh gút có ăn được thịt gà không? Ăn thịt gà có khiến bệnh gút tiến triển nặng không?

Bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Người bệnh gút ĂN ĐƯỢC THỊT GÀ vì đây là một loại thịt có hàm lượng purin vừa phải (153.9 mg purin / 100g thịt), nằm trong ngưỡng giới hạn an toàn về hàm lượng purin mà người bệnh gút có thể tiêu thụ mỗi ngày (400 mg purin). Do đó, người bệnh gút vẫn có thể ăn được thịt gà, miễn là ăn với hàm lượng vừa phải (không quá 85g / cữ ăn và 155g / ngày).

Chi tiết hơn, dưới đây là hàm lượng chi tiết của 4 loại purine chứa trong 100g các loại thịt gà mà bạn cần lưu tâm:

Phần thịt gà Loại purin Tổng lượng purin (mg)
Adenin Guanine Hypoxanthine Xanthine
Nạc gà (bỏ da) 27.0 mg 16.6 mg 110.2 mg 0 mg 153.9 mg
Mông gà 17.0 mg 21.9 mg 23.2 mg 6.7 mg 68.8 mg
Chân gà 27.0 mg 19.6 mg 76.2 mg 0.0 mg 122.9 mg
Cánh gà 28.4 mg 16.6 mg 92.5 mg 0.0 mg 137.5 mg
Ức gà 20.5 mg 21.4 mg 98.4 mg 1.0 mg 141.2 mg

 

Lưu ý:

Trong 4 loại purin chứa trong nạc gà thì guanine là loại purin không làm tăng nồng độ acid uric sau khi tiêu thụ. Điều này giúp thịt gà trở thành một nguồn thực phẩm thân thiện hơn với chế độ ăn của người bệnh gút. Do đó, nếu bạn vẫn còn thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt gà không thì câu trả lời chắc chắn là “ĐƯỢC”.

Người bệnh gút ăn thịt gà có tốt không?

Người bệnh gút ăn thịt gà RẤT TỐT, miễn là tiêu thụ chúng ở hàm lượng vừa phải (không quá 85g / cữ và 155g / ngày). Nguyên nhân là vì thịt gà chứa:

1. Ít purin hơn các loại thịt khác

Thịt gà chứa ít purin hơn các loại thủy hải sản (tôm, mực, cua, hàu,…). Do đó, bạn có thể sử dụng thịt gà để thay thế cho các loại thủy hải sản giàu purin trong chế độ ăn hàng ngày;

2. Ít cholesterol và chất béo bão hòa

So với các loại thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu, dê,…), thịt gà bỏ da là một nguồn protein “sạch” bởi chúng chứa ít cholesterol và chất béo bão hòa hơn thịt đỏ. Điều này giúp việc tiêu thụ thịt gà trở nên an toàn cho sức khỏe tim mạch của người bệnh gút;

3. Nguồn protein hoàn chỉnh

Thịt gà là một nguồn protein hoàn chỉnh cho người bệnh gút bởi nó chứa đủ cả 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể cần, bao gồm: histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine. Các axit amin này giúp người bệnh gút giữ cơ, phòng ngừa hội chứng suy dinh dưỡng protein – năng lượng cũng như cung cấp nguồn “nguyên liệu” cần thiết cho cơ thể tăng sinh tế bào mới và sửa chữa tế bào cũ bị tổn thương;

4. Nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào

  • Vitamin B6 (pyridoxine): Cần thiết cho quá trình chuyển hóa chất đường bột và chất đạm (protein);
  • Vitamin B3 (niacin): Giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và duy trì sức khỏe của da, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa;
  • Phốt-pho: Cần thiết để duy trì và tái tạo sức khỏe cơ xương khớp, đặc biệt sau các đợt viêm nhiễm quá mức do bệnh gút bùng phát;
  • Selen: Một khoáng chất có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm mạnh mẽ, hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đau khớp khi bệnh gút bùng phát.

Tóm lại, người bệnh gút có ăn được thịt gà không chỉ vì hàm lượng purin an toàn, mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe tổng thể của người bệnh gút.

Người bệnh gút ăn thịt gà có tốt không?

Người bệnh gút được ăn thịt gà, miễn là tiêu thụ chúng một cách vừa phải

Mẹo nấu thịt gà tốt hơn cho người bệnh gout

Người bệnh gút có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là “ĐƯỢC”. Tuy nhiên, để thịt gà trở nên thân thiện hơn với chế độ ăn cho người bệnh gout, dưới đây là một số mẹo chế biến hữu ích mà bạn không nên bỏ qua:

  • Loại bỏ phần da: Lóc bỏ phần da gà giúp bạn cắt giảm thêm lượng purin và chất béo bão hòa nằm dưới da;
  • Ưu tiên rửa sạch / hầm / luộc gà: Nghiên cứu cho thấy, rửa sạch gà dưới nước hoặc nấu gà trong nước (hầm, luộc) có thể góp phần làm giảm đáng kể lượng purin trong thịt;
  • Chọn lọc gia vị: Không nên chế biến gà với các nguyên liệu giàu purin hoặc có đặc tính kích thích viêm như rượu bia, sữa nguyên kem và mỡ động vật. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên chế biến gà với các loại gia vị có đặc tính kháng viêm như dầu ô-liu, gừng, tỏi, nghệ, cà chua, ớt chuông,…
  • Bảo quản đúng cách: Nhiệt độ bảo quản thấp hơn và thời gian đông lạnh ngắn hơn có thể làm giảm hoạt động của các enzyme và hàm lượng purin tổng thể trong thịt gà.

Các nguồn protein thay thế thịt gà cho người bị bệnh gút

Người bệnh gút có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là “ĐƯỢC”. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đã ngán thịt gà và muốn đổi khẩu vị, hãy cân nhắc thay thế thịt gà bằng các nguồn thực phẩm giàu đạm và ít purin khác, chẳng hạn như:

Thực phẩm Hàm lượng đạm (g) trên 100g thực phẩm Hàm lượng purin (mg) trên 100g thực phẩm
Trứng gia cầm 12.6g 0 mg
Các loại đậu tươi 9 – 21g <60 mg
Sữa ít / tách béo 3.4g 0 mg
Phô mai ít béo 25g 5.7 mg
Sữa chua ít béo 14.04g 5.2 mg
Các loại nấm (trừ nấm sấy khô) 3.09g <100 mg
Nạc gia súc (nạc bò, nạc lợn) 25 – 32g <120 mg
Lươn Nhật 18.7g 92.1 mg
Cá hồi 23g 119 mg
Cá bơn 22g 113 mg
Các loại cá da trơn
(cá trê, cá kèo, cá basa, cá hú,…)
17 – 22g 50 – 150mg
Các nguồn protein thay thế thịt gà cho người bị bệnh gút

Trứng, sữa và chế phẩm từ sữa là những nguồn thực phẩm giàu đạm, ít purin, có thể thay thế cho thịt gà

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp kiểm soát bệnh gút

Để kiểm soát bệnh gút một cách toàn diện, bên cạnh việc quan tâm bệnh gút có ăn được thịt gà không, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng tổng thể là rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh gút mà bạn cần biết:

  • Hạn chế thực phẩm giàu purin: Purin trong thực phẩm sau khi được tiêu hóa sẽ làm tăng nồng độ axit uric máu và thúc đẩy tình trạng viêm khớp tiến triển. Một số thực phẩm chứa hàm lượng purin cao mà người bệnh gút cần hạn chế bao gồm:
    • Thịt đỏ như bò, cừu, heo,…
    • Hải sản như tôm, cua, sò điệp và các loại cá biển kích thước to (cá ngừ, cá thu,…);
    • Các loại đậu, đặc biệt là đậu nành.
  • Hạn chế cồn: Rượu, đặc biệt là bia, có thể làm tăng sản xuất axit uric và giảm khả năng bài tiết axit uric của thận;
  • Hạn chế thực phẩm chứa đường fructose: Quá trình chuyển hóa đường fructose tại gan có thể thúc đẩy gia tăng nồng độ axit uric máu, làm tăng nguy cơ bùng phát các cơn đau khớp do gút;
  • Uống nhiều nước: Uống 1.5 – 2 lít nước / ngày giúp thận lọc và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể hiệu quả, giảm nguy cơ bị tái phát cơn gút;
  • Ưu tiên thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Tiêu thụ thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp kháng viêm và hỗ trợ ngăn ngừa các đợt bùng phát của bệnh gút. Một số thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, tốt cho người bệnh gút bao gồm:
    • Trái cây tươi: Đặc biệt là các loại trái cây có múi (cam, chanh, bưởi, quýt,…) và các loại quả mọng (dâu tây, việt quất, nho, phúc bồn tử,…);
    • Rau lá xanh sẫm màu: Cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh,….
    • Rau củ sáng màu: Ớt chuông, khoai lang, bí đỏ,…
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp kiểm soát bệnh gút

Tiêu thụ rau củ quả giàu chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe người bệnh gút

Trên đây là những thông tin quan trọng xoay quanh chủ đề bị gút ăn thịt gà được không. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã biết rõ người bệnh gút ăn thịt gà được không và ăn với hàm lượng bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe.

Tóm lại, đối với người bệnh gút, việc hiểu rõ bệnh gút có ăn được thịt gà không và ăn bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe là một trong nhiều điều kiện cần thiết giúp bạn quản lý bệnh hiệu quả. Nếu bạn hoặc người thân của bạn đang mắc bệnh gút, hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome theo số hotline 1900 633 599 để được chuyên gia tư vấn cách bổ sung thịt gà vào thực đơn ăn uống sao cho phù hợp.

5/5 - (1 bình chọn)
09:20 06/12/2023
Nguồn tham khảo
  1. Wu, B., Roseland, J. M., Haytowitz, D. B., Pehrsson, P. R., & Ershow, A. G. (2019). Availability and quality of published data on the purine content of foods, alcoholic beverages, and dietary supplements. Journal of Food Composition and Analysis84, 103281–103281. https://doi.org/10.1016/j.jfca.2019.103281