Ăn gì để giảm acid uric? 20 thực phẩm giúp đào thải cực tốt

08/11/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Đối với người bệnh gút, việc hiểu rõ ăn gì để giảm acid uric chính là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch kiểm soát bệnh. Bởi lẽ, nồng độ acid uric trong máu tăng cao không chỉ làm trầm trọng hơn mức độ viêm khớp, mà còn làm tăng nguy cơ khởi phát biến chứng sỏi thận. Vậy, người bệnh gút cần ăn gì để giảm acid uric máu? Đâu là danh sách những loại thức ăn đào thải acid uric hiệu quả được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khám phá ngay trong bài viết sau.

Ăn gì để giảm acid uric: 21 thực phẩm giúp ổn định chỉ số

Người bệnh gút cần ăn gì để giảm acid uric máu?

Thế nào là chế độ ăn giảm acid uric?

Để hỗ trợ hạ thấp nồng độ acid uric máu, chế độ ăn của người bệnh gút cần đáp ứng theo những nguyên tắc sau:

  • Uống nhiều nước: Uống đủ 2 – 3 lít nước / ngày giúp thận loại bỏ axit uric khỏi cơ thể một cách hiệu quả;
  • Tránh thực phẩm giàu purin: Purin trong thực phẩm sau khi được cơ thể chuyển hóa sẽ tạo thành axit uric. Sự tích tụ quá mức axit uric thúc đẩy bệnh gút bùng phát. Vì vậy, người bệnh gút cần hạn chế các thực phẩm giàu purin (thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, các loại đậu…). Hàm lượng purin mà người bệnh gút tiêu thụ nên dưới 400 mg / ngày;
  • Hạn chế thực phẩm có đường fructose: Đường fructose có thể kích thích gan sản sinh ra axit uric quá mức, thúc đẩy bệnh gút bùng phát. Vì vậy, người bệnh gút cần hạn chế hoặc tránh ăn thực phẩm giàu đường fructose (nước giải khát công nghiệp, bánh kẹo ngọt,…);
  • Hạn chế rượu: Rượu, đặc biệt là bia, có thể thúc đẩy gan gia tăng sản xuất axit uric; đồng thời, làm giảm khả năng lọc máu và loại trừ axit uric của thận. Vì thế, người bệnh gút cần hạn chế / tránh tiêu thụ rượu bia;
  • Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa: Chất xơ hỗ trợ cơ thể hạn chế hấp thụ purin. Trong khi đó, chất chống oxy hóa lại hỗ trợ giảm viêm ở khớp.

Một số thực phẩm vừa giàu chất xơ, vừa giàu chất chống oxy hóa, là câu trả lời lý tưởng cho thắc mắc ăn gì để giảm acid uric bao gồm: các loại rau lá xanh (cải xoăn, xà lách, bông cải…), củ quả (khoai lang, cà chua, ớt chuông…), hoa quả ít fructose ( táo, việt quất, mâm xôi, dâu tây,…) và ngũ cốc nguyên hạt.

Lưu ý: Các loại hạt tuy giàu chất xơ nhưng lại chứa nhiều calo. Trong khi đó, các loại đậu giàu chất xơ nhưng lại chứa nhiều purin. Do đó, người bệnh gút không nên ăn quá 30g (2 thìa canh) đậu và hạt mỗi ngày.

Thế nào là chế độ ăn giảm acid uric?

Chế độ ăn cho người bệnh gút cần ưu tiên tiêu thụ nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và đạm thực vật

Ăn gì để giảm acid uric?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để giảm acid uric, người bệnh cần tăng cường tiêu thụ những thực phẩm có thể hỗ trợ cơ thể hạn chế hấp thụ / chuyển hóa purin, tăng cường đào thải axit uric qua thận hoặc/và có đặc tính chống oxy hóa / kháng viêm, trong đó bao gồm:

1. Uống nhiều nước giúp giảm axit uric

Khi bạn uống nhiều nước, thận sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong việc lọc acid uric ra khỏi máu và đào thải nó qua nước tiểu. Điều này giúp giảm nồng độ acid uric trong máu, ngăn chặn quá trình hình thành các tinh thể monosodium urate (muối của axit uric) gây viêm và đau ở các khớp. Vì vậy, uống nhiều nước ( 2 – 3 lít / ngày) không chỉ hỗ trợ chức năng thận mà còn giúp kiểm soát và phòng ngừa các cơn đau bộc phát do bệnh gout gây nên.

2. Các sản phẩm từ sữa ít béo

Sữa ít béo không hề chứa purin; trong khi đó, các chế phẩm từ sữa ít béo (sữa chua, phô mai…) lại chứa hàm lượng purin vô cùng thấp (dưới 13 mg purin / 100g thực phẩm). Vì vậy, sữa ít béo và các chế phẩm liên quan chính là sự lựa chọn dinh dưỡng an toàn dành cho người bệnh gút.

Theo Tổ chức Viêm khớp Hoa Kỳ, trong sữa còn chứa nhiều casein – một loại các protein hấp thu chậm được chứng minh có đặc tính hỗ trợ cơ thể tăng cường loại bỏ axit uric qua nước tiểu. Nhờ đó, tiêu thụ sữa ít béo và các sản phẩm từ loại sữa này có thể giúp bạn cải thiện nồng độ axit uric và giảm nguy cơ bùng phát bệnh gút.

3. Ăn nhiều rau xanh để giảm acid uric

Rau xanh chứa nhiều chất xơ. Vào hệ tiêu hóa, chất xơ giúp đường ruột hạn chế hấp thụ purin, hỗ trợ hạ thấp chỉ số acid uric máu. Bên cạnh đó, rau xanh chứa rất ít purin. Trong tự nhiên, có đến khoảng 70% các loại rau xanh chứa ít hơn 50 mg purin / 100g rau. Trong khi đó, giới hạn an toàn về hàm lượng tiêu thụ purin dành cho người bệnh gút là 400 mg / ngày. Do đó, nếu người bệnh gút vẫn còn băn khoăn, chưa biết ăn gì để giảm acid uric thì hãy cân nhắc lựa chọn rau xanh.

4. Trái cây có múi là thức ăn đào thải acid uric

Trái cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi, quất…) là thực phẩm giúp đào thải axit uric hiệu quả vì chúng chứa nhiều vitamin C. Nghiên cứu cho thấy, vitamin C giúp tăng cường quá trình tái hấp thu ở thận và hỗ trợ cơ thể đào thải axit uric thông qua một hiệu ứng mang tên là uricosuric (tăng bài tiết niệu). Do đó, nếu bạn vẫn còn thắc mắc chưa biết ăn gì để giảm acid uric thì hãy thử bổ sung trái cây có múi vào thực đơn hàng ngày.

Trái cây có múi là thức ăn đào thải acid uric

Trái cây có múi giàu vitamin C, hỗ trợ cải thiện nồng độ acid uric máu

5. Uống cà phê để đào thải acid uric

Cà phê được xem là thực phẩm hạ axit uric hiệu quả bởi chúng có tác dụng ức chế xanthine oxidase – enzyme chịu trách nhiệm phân hủy purin từ thực phẩm thành acid uric trong máu. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung 235 – 705 ml cà phê / ngày (đối với nam) và 944 – 1415ml cà phê / ngày (đối với nữ) có tác dụng làm giảm đáng kể nồng độ axit uric huyết thanh, hỗ trợ bạn kiểm soát bệnh tại nhà hiệu quả.

6. Giảm axit uric bằng lá tía tô

Nghiên cứu cho thấy, tương tự như cà phê, chiết xuất lá tía tô cũng cho thấy tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase, làm gián đoạn một phần quá trình chuyển hóa purin. Nhờ đó, bổ sung lá tía tô vào khẩu phần ăn có thể hỗ trợ bạn cải thiện nồng độ axit uric máu, hạn chế những cơn đau khớp do bệnh gút bùng phát. Vì thế, nếu bạn đang phân vân chưa biết uống gì giảm axit uric thì hãy thử bổ sung 15ml giấm táo pha loãng với 130ml nước ấm vào khẩu phần ăn sáng hàng ngày.

7. Táo giúp hạ axit uric

Trong táo chứa nhiều axit malic và axit citric – hai loại axit mà khi được chuyển hóa trong cơ thể, sẽ tạo thành các hợp chất muối citrat và malat, có đặc tính kiềm (pH>7). Nghiên cứu cho thấy, tăng cường tiêu thụ hoa quả có tính kiềm, điển hình như táo, giúp cơ thể gia tăng bài tiết axit uric qua thận. Điều này khiến táo trở thành thực phẩm đào thải acid uric hiệu quả được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bổ sung vào khẩu phần ăn dành cho người bệnh gút.

8. Sử dụng giấm táo hạ axit uric

Tương tự như táo, giấm táo cũng là thực phẩm đào thải axit uric hiệu quả bởi loại thức uống này có tính kiềm, thúc đẩy thận loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể dễ dàng. Bên cạnh đó, giấm còn chứa nhiều axit axetic – một loại axit mà khi vào cơ thể, được chuyển hóa thành axetat – một loại muối có tính kiềm tương tự táo. Do đó, thay vì ăn táo, bạn có thể chọn cách uống giấm táo pha loãng vào mỗi sáng để hỗ trợ thận đào thải axit uric và giúp cơ thể kiểm soát bệnh gút hiệu quả.

9. Củ cải trắng là thực phẩm giúp đào thải axit uric

Nhờ chứa nhiều kali, củ cải trắng là một thực phẩm lý tưởng, giúp người bệnh gút trả lời cho câu hỏi ăn gì để giảm acid uric. Bổ sung kali giúp kiềm hóa nước tiểu bằng cách làm gia tăng nồng độ muối kali bicarbonate trong thận, cho phép axit uric được hòa tan vào nước tiểu dễ dàng và đào thải ra ngoài. Bên cạnh đó, củ củ cải trắng chứa hàm lượng nước cao (chiếm 95% khối lượng), giúp thận tăng cường hiệu quả lọc và loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể.

Củ cải trắng là thực phẩm giúp đào thải axit uric

Ăn gì giảm axit uric hiệu quả? Câu trả lời chính là “củ cải trắng”

10. Dưa leo

Ăn gì để giảm acid uric khi bạn không thích tiêu thụ quá nhiều rau lá xanh? Câu trả lời chính là ăn dưa leo; bởi lẽ, tương tự như củ cải trắng, dưa leo cũng chứa nhiều kali và nước nên có khả năng kích thích thận bài tiết axit uric hiệu quả. Bên cạnh đó, dưa leo còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có đặc tính kháng viêm mạnh như flavonoids, lignans và triterpenes. Nhờ đó, tiêu thụ dưa leo có thể giúp bạn cải thiện đáng kể tần suất và mức độ sưng viêm ở khớp khi bệnh gút bùng phát.

11. Các loại trái cây ít đường fructose

Hoa quả tự nhiên thường chứa nhiều đường fructose. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa đường fructose ở gan có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Do đó, việc lựa chọn các loại trái cây chứa ít đường fructose trở thành một ưu tiên hàng đầu trong việc xây dựng chế độ ăn khoa học cho người bệnh gút. Một số loại trái cây chứa ít đường fructose bao gồm: dâu tây, nho, việt quất, phúc bồn tử, mâm xôi, nam việt quất, kỷ tử….

12. Anh đào (cherry)

Anh đào cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa anthocyanin. Theo nghiên cứu, tiêu thụ nước ép anh đào chứa anthocyanin có thể làm giảm đáng kể nồng độ axit uric trong máu chỉ sau 2 giờ. Bên cạnh đó, các thử nghiệm thực tế cũng cho thấy, bệnh nhân gút thường xuyên uống chiết xuất/nước ép anh đào xuất hiện ít cơn bùng phát bệnh gút hơn so với những bệnh nhân không tiêu thụ anh đào. Vì thế, nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết ăn gì để giảm acid uric thì hãy cân nhắc bổ sung anh đào vào khẩu phần ăn của mình.

13. Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa hàm lượng purin thấp (70 mg purin / 100g bông cải) nên rất an toàn cho người bệnh gút tiêu thụ. Mặt khác, trong bông cải xanh còn chứa nhiều vitamin C gấp khoảng 1.5 quả cam (89.2 mg vitamin C / 100g bông cải). Vitamin C là một dưỡng chất được chứng minh là có khả năng cải thiện đáng kể nồng độ axit uric máu chỉ sau 30 ngày tiêu thụ, góp phần ngăn chặn bệnh gút bùng phát trong tương lai.

14. Ớt chuông

Ớt chuông cũng chứa hàm lượng vitamin C nhiều gấp khoảng 1.5 – 2.5 lần quả cam (80.4 – 127 mg vitamin C / 100g ớt chuông). Đặc biệt, ớt chuông đỏ chứa nhiều hàm lượng vitamin C cao gấp khoảng 1.5 lần ớt chuông xanh và ớt chuông vàng. Ngoài việc giảm nồng độ axit uric trong cơ thể, vitamin C cũng có tác dụng chống oxy và kháng viêm mạnh mẽ, góp phần giảm thiểu mức độ sưng đau do sự tích tụ quá mức axit uric ở các khớp.

ăn gì để giảm acid uric, ớt chuông

Ớt chuông đỏ chứa hàm lượng vitamin C nhiều hơn ớt chuông vàng và xanh

15. Dầu ô-liu

Dầu ô-liu chứa nhiều axit béo không bão hòa omega-3, một loại chất béo có đặc tính kháng viêm mạnh mẽ. Nghiên cứu cho thấy, những người tiêu thụ ít omega-3 có số lần bùng phát bệnh gút nhiều hơn gấp đôi so với những người tiêu thụ nhiều omega-3. Do đó, nếu bạn đang phân vân chưa biết ăn gì để giảm acid uric và hạn chế tần suất khởi phát các cơn đau khớp thì hãy cân nhắc bổ sung dầu ô-liu vào khẩu phần ăn hàng ngày.

16. Trà xanh

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, trong đó nổi bật nhất là epigallocatechin-3-gallate (EGCG). Nghiên cứu cho thấy, EGCG trong trà xanh có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu thông qua việc ức chế xanthine oxidase – enzyme chịu trách nhiệm phân giải purin thành axit uric, đồng thời tăng cường khả năng đào thải axit uric ở thận. Nhờ đó, tiêu thụ trà xanh có thể giúp người bệnh gút kiểm soát các triệu chứng bệnh tại nhà.

17. Hạt cần tây

Khi mắc bệnh gút, nồng độ axit uric máu cao làm sản sinh nhiều oxit nitric – một hợp chất có khả năng gây căng thẳng oxy hóa và thúc đẩy các phản ứng viêm nhiễm với số lượng lớn. Tuyệt vời thay, trong hạt cần tây lại chứa nhiều luteolin – một hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoids, được chứng minh có khả năng bảo vệ cơ thể trước các phản ứng viêm do oxit nitric gây nên.

Mặt khác, trong hạt cần tây còn chứa 3-n-butylphthalide (3nB). Theo nghiên cứu, khi cho một số tế bào đang bị viêm tiếp xúc với 3nB, hợp chất này có khả năng làm giảm căng thẳng oxy hóa và giảm viêm hiệu quả. Kết quả này cho thấy hạt cần tây có tiềm năng rất lớn trong việc giúp người bệnh gút kiểm soát tình trạng viêm nhiễm quá mức ở các khớp. Do đó, nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết ăn gì để giảm acid uric và cải thiện các triệu chứng của bệnh, hãy cân nhắc bổ sung hạt cần tây vào thực đơn hàng ngày.

18. Các loại hạt

Các loại hạt tuy chứa hàm lượng purin cao (>100 mg purin / 100g hạt); song, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc tiêu thụ thực vật giàu purin dường như không làm tăng nồng độ axit uric máu. Mặt khác, các loại hạt còn chứa nhiều axit béo không bão hòa omega-3, vitamin A, C, E, chất xơ và các chất có tiềm năng chống oxy hóa và chống viêm, chẳng hạn như carotenoids và phytosterol. Nhờ đó, tiêu thụ các loại hạt có thể hỗ trợ người bệnh gút kháng viêm và kiểm soát các cơn đau nhức khớp hiệu quả.

ăn gì để giảm axit uric, các loại hạt

Các loại hạt giàu chất chống oxy hóa, hỗ trợ kháng viêm và cải thiện triệu chứng của bệnh gút

19. Gạo lứt

Gạo lứt là hạt gạo được giữ lại lớp vỏ ngoài, nơi chứa nhiều xơ, giúp bạn no lâu, đồng thời hạn chế hấp thu purin ở ruột; từ đó, cải thiện nồng độ axit uric trong cơ thể. Mặt khác, gạo lứt còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin E, phenolics và flavonoids, giúp cải thiện tần suất và mức độ viêm do tích tụ axit uric quá mức. Vì thế, nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết ăn gì để giảm acid uric, no lâu và cải thiện hệ tiêu hóa, hãy cân nhắc ăn gạo lứt mỗi ngày thay thế cho cơm trắng.

20. Ăn chuối để giảm acid uric

Chuối vừa giàu kali vừa giàu vitamin C. Điều này khiến chuối trở thành một lựa chọn dinh dưỡng lý tưởng cho người mắc bệnh gút bởi cả kali và vitamin đều hỗ trợ thận lọc và đào thải axit uric hiệu quả hơn. Ngoài ra, trong một quả chuối còn chứa khoảng 24 mcg folate (vitamin B9) – một dưỡng chất được chứng minh có thể hạ thấp chỉ số axit uric máu bằng cách điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột; đồng thời, giúp cơ thể sửa chữa các mô khớp bị tổn thương sau mỗi đợt bùng phát của bệnh.

Mẹo kiểm soát axit uric một cách tự nhiên

Việc kiểm soát axit uric không chỉ dựa vào chế độ ăn uống mà còn cần cân nhắc nhiều yếu tố khác trong lối sống hàng ngày. Dưới đây là một số mẹo vặt tự nhiên giúp bạn kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể:

  • Giảm cân: Tăng cân hoặc béo phì có thể làm tăng chỉ số axit uric máu. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy, nguy cơ tăng axit uric máu có thể tăng thêm từ 5.1% – 32.5% ở nhóm người thừa cân – béo phì. Do đó, giảm cân có thể giúp kiểm soát lượng axit uric trong máu và ngăn ngừa bệnh gút bùng phát;
  • Tránh căng thẳng quá mức: Căng thẳng kéo dài (làm việc tăng ca, vận động quá sức, mất ngủ…) có thể làm tăng nồng độ hóc-môn cortisol trong cơ thể. Nồng độ cortisol tăng cao có thể thúc đẩy gia tăng chỉ số axit uric máu, góp phần gây ra những cơn đau khớp cấp tính do gút;
  • Tập luyện vừa sức: Vận động vừa sức giúp tăng cường tuần hoàn máu qua thận, cải thiện chức năng thận và tăng cường quá trình loại bỏ axit uric qua hệ bài tiết. Tuy nhiên, bạn cần tránh các bài tập quá sức hoặc cường độ cao vì nó có thể thúc đẩy gia tăng axit uric tạm thời.
  • Kiểm tra thuốc và thực phẩm chức năng: Một số thuốc và thực phẩm chức năng có thể tăng cường sản xuất axit uric hoặc giảm khả năng loại bỏ axit uric của cơ thể, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau – hạ sốt aspirin. Do đó, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào, hãy thảo luận với bác sĩ để đảm bảo chúng không thúc đẩy tình trạng gia tăng axit uric.
Mẹo kiểm soát axit uric một cách tự nhiên

Kiểm soát cân nặng giúp giảm thiểu nguy cơ gây tăng axit uric máu

Trên đây là một số cách hiệu quả có thể giúp bạn kiểm soát nồng độ axit uric máu. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã biết được người bệnh gút cần ăn gì để đào thải axit uric, cũng như biết cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tuân theo những nguyên tắc dinh dưỡng đặc thù dành cho bệnh gút.

Tóm lại, đối với những ai đang phải đối mặt với bệnh gút, việc hiểu rõ bản thân nên ăn gì để giảm axit uric không chỉ giúp giảm thiểu triệu chứng đau nhức, mà còn giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống và thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề ăn gì để giảm acid uric, bạn hãy nhanh chóng liên hệ ngay đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome theo số hotline 1900 633 599 để được tư vấn chi tiết. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

4.6/5 - (41 bình chọn)
17:43 05/12/2023
Nguồn tham khảo
  1. Gout Diet Dos and Don’ts | Arthritis Foundation. (n.d.). https://www.arthritis.org/health-wellness/healthy-living/nutrition/healthy-eating/gout-diet-dos-and-donts
  2. Garrel, D. R., Verdy, M., Petitclerc, C., Martín, C. G., Brulé, D., & Hamet, P. (1991). Milk- and soy-protein ingestion: acute effect on serum uric acid concentration. The American Journal of Clinical Nutrition, 53(3), 665–669. https://doi.org/10.1093/ajcn/53.3.665
  3. Kaneko, K., Aoyagi, Y., Fukuuchi, T., Katsunori Inazawa, & Yamaoka, N. (2014). Total Purine and Purine Base Content of Common Foodstuffs for Facilitating Nutritional Therapy for Gout and Hyperuricemia. Biological & Pharmaceutical Bulletin37(5), 709–721. https://doi.org/10.1248/bpb.b13-00967
  4. Choi, H. K., Gao, X., & Curhan, G. C. (2009). Vitamin C Intake and the Risk of Gout in Men. Archives of Internal Medicine169(5), 502–502. https://doi.org/10.1001/archinternmed.2008.606
  5. Cervelli, M. J., & Russ, G. R. (2010). Principles of Drug Therapy, Dosing, and Prescribing in Chronic Kidney Disease and Renal Replacement Therapy. Elsevier EBooks, 871–893. https://doi.org/10.1016/b978-0-323-05876-6.00073-3
  6. Kyu Yong Park, Hyun Jung Kim, Hyeong Sik Ahn, Sun Hee Kim, Eun Ji Park, Yim, S., & Jae Bum Jun. (2016). Effects of coffee consumption on serum uric acid: systematic review and meta-analysis. Seminars in Arthritis and Rheumatism45(5), 580–586. https://doi.org/10.1016/j.semarthrit.2016.01.003
  7. 李会珍. (n.d.). CN110840930A – Method for extracting xanthine oxidase inhibitor from perilla leaves with assistance of ultrasonic waves – Google Patents. https://patents.google.com/patent/CN110840930A/en
  8. ‌Shin, D., & Kyung Won Lee. (2021). Dietary Acid Load Is Positively Associated with the Incidence of Hyperuricemia in Middle-Aged and Older Korean Adults: Findings from the Korean Genome and Epidemiology Study. International Journal of Environmental Research and Public Health18(19), 10260–10260. https://doi.org/10.3390/ijerph181910260
  9. ‌Bell, P. G., Gaze, D., Davison, G. W., George, T., Scotter, M. J., & Glyn Howatson. (2014). Montmorency tart cherry (Prunus cerasus L.) concentrate lowers uric acid, independent of plasma cyanidin-3-O-glucosiderutinoside. Journal of Functional Foods11, 82–90. https://doi.org/10.1016/j.jff.2014.09.004
  10. ‌Chen, P., Liu, C.-Y., Chien, W.-H., Chien, C., & Tung, T. (2019). Effectiveness of Cherries in Reducing Uric Acid and Gout: A Systematic Review. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine2019, 1–7. https://doi.org/10.1155/2019/9896757
  11. ‌Juraschek, S. P., Miller, E. R., & Gelber, A. C. (2011). Effect of oral vitamin C supplementation on serum uric acid: A meta‐analysis of randomized controlled trials. Arthritis Care & Research63(9), 1295–1306. https://doi.org/10.1002/acr.20519
  12. Abhishek Abhishek, Valdes, A. M., & Doherty, M. (2015). Low omega-3 fatty acid levels associate with frequent gout attacks: a case control study. Annals of the Rheumatic Diseases75(4), 784–785. https://doi.org/10.1136/annrheumdis-2015-208767
  13. ‌Zhu, C., Xu, Y., Liu, Z.-H., Wan, X., Li, D., & Tai, L.-L. (2018). The anti-hyperuricemic effect of epigallocatechin-3-gallate (EGCG) on hyperuricemic mice. Biomedicine & Pharmacotherapy97, 168–173. https://doi.org/10.1016/j.biopha.2017.10.013
  14. ‌Ding, Y., Shi, X., Xuanyu Shuai, Xu, Y., Liu, Y., Liang, X., Wei, D., & Su, D. (2014). Luteolin prevents uric acid-induced pancreatic b-cell dysfunction. Journal of Nanjing Medical University28(4), 292–292. https://doi.org/10.7555/jbr.28.20130170
  15. ‌Liu, C., Zhao, Z., Chen, Z., Che, C., Zou, Z., Wu, X., Chen, S., Li, Y., Lin, H., Wei, X., You, J., & Huang, H. (2017). DL-3-n-butylphthalide protects endothelial cells against advanced glycation end product-induced injury by attenuating oxidative stress and inflammation responses. Experimental and Therapeutic Medicine14(3), 2241–2248. https://doi.org/10.3892/etm.2017.4784
  16. ‌Sun, X., Wen, J., Guan, B., Li, J., Luo, J., Li, J., Wei, M., & Qiu, H. (2022). Folic acid and zinc improve hyperuricemia by altering the gut microbiota of rats with high-purine diet-induced hyperuricemia. Frontiers in Microbiology13. https://doi.org/10.3389/fmicb.2022.907952
  17. Cheang, C., Law, S., Ren, J., Chan, W., Wang, C., & Dong, Z. (2022). Prevalence of hyperuricemia in patients with severe obesity and the relationship between serum uric acid and severe obesity: A decade retrospective cross-section study in Chinese adults. Frontiers in Public Health10. https://doi.org/10.3389/fpubh.2022.986954