Bổ sung những món ăn chữa bệnh gút vào trong chế độ dinh dưỡng có thể giúp những người đang phải đối mặt với căn bệnh này cải thiện được tần suất và cường độ bùng phát của các cơn đau khớp. Đồng thời, tiêu thụ thực phẩm đúng cách cũng là một trong những phương pháp hữu hiệu bảo vệ bệnh nhân gout khỏi nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy, đâu là danh sách những món ăn cho người bị gút được chuyên gia khuyến nghị? Làm thế nào để chọn lựa và chế biến các món ăn cho người bị gout một cách đúng đắn? Tất cả sẽ được Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.

Đâu là danh sách các món ăn chữa bệnh gút được chuyên gia khuyến nghị?
Thế nào là món ăn tốt cho người bị gout?
Món ăn tốt cho người bị gout là những món ăn chứa nhiều vitamin C, protein, chất chống oxy hóa; đồng thời, hạn chế purin, đường và chất béo bão hòa. Cụ thể:
1. Giàu chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa có thể góp phần làm giảm nồng độ axit uric trong máu, đồng thời chống lại hoạt động của gốc tự do và các tác nhân gây viêm nhiễm. Bổ sung các dưỡng chất này không chỉ giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng gout, mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như sỏi thận, suy thận, bệnh tim mạch,… Một số chất chống oxy hóa nên có trong những món ăn chữa bệnh gút bao gồm: vitamin C (trong cam, chanh, bưởi), polyphenols (trong lựu, dâu, táo, hạt điều), flavonoids (trong đậu nành, đậu đen, nho, nghệ), sulforaphane (trong bông cải xanh, cải bó xôi, bắp cải), EGCG (trong trà xanh),…
2. Chứa protein chất lượng cao
Quá trình chuyển hóa protein có khả năng làm tăng nồng độ axit uric máu – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sưng, viêm khớp. Do đó, bên cạnh việc ưu tiên bổ sung đủ số lượng protein, người bệnh gout nên chú trọng vào chất lượng protein hấp thụ để vừa đảm bảo dung nạp đủ dưỡng chất, vừa hạn chế sự tăng sinh axit uric quá mức trong cơ thể. Bạn có thể ưu tiên những món ăn chữa bệnh gút chứa protein chất lượng cao (ít purine) như: thịt gà, thịt lợn nạc và phi lê các loại cá da trơn (cá trê, cá hú, cá basa,…).
3. Món ăn cho người gout nên cung cấp nhiều nước
Các món ăn cho người bệnh gout chứa nước như canh, bún, miến, phở,… nên được ưu tiên trong thực đơn hàng ngày. Bởi lẽ, nước là dung môi quan trọng giúp hoà tan axit uric và đưa hợp chất này ra khỏi cơ thể. Vì vậy, bổ sung các món ăn trên, cùng với việc uống đủ nước, không chỉ góp phần cải thiện tình trạng viêm khớp, mà còn giúp người bệnh không bị chán ăn trong dài hạn.
4. Sở hữu hàm lượng cao omega-3
Tuy không tác động trực tiếp lên các cơn đau khớp, nhưng axit béo omega-3 chứa trong cá hồi, cá trích, cá mòi, quả bơ và các loại hạt… lại góp phần lớn trong việc ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến tình trạng tăng axit uric máu. Cụ thể, dưỡng chất này có khả năng giúp người bệnh kiểm soát đường huyết, mỡ máu và kháng viêm, từ đó làm giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng sỏi thận, suy thận, suy tim,… Vì vậy, bổ sung các nguyên liệu chứa omega-3 vào trong danh sách các món ăn dành cho người bệnh gout có thể là một trong những giải pháp hữu hiệu bảo vệ bệnh nhân khỏi các biến chứng nguy hiểm.

Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến tăng axit uric máu
5. Hạn chế hàm lượng purine
Tiêu thụ purine quá mức (trên 400mg / ngày) là nguyên nhân chính gây tăng nồng độ axit uric máu, dẫn đến tình trạng sưng và viêm khớp. Do đó, những món ăn chữa bệnh gút nên hạn chế thực phẩm giàu purine, cụ thể là hải sản (sò điệp, tôm, mực, cá hồi) và nội tạng động vật (mạch nam, gan, cật).
6. Chứa ít đường fructose
Tương tự purine, thực phẩm có hàm lượng đường fructose cao như lựu, nho, dứa, lê, chanh dây, táo,… cũng khiến axit uric tích tụ trong máu. Vì vậy, các loại thực phẩm này nên được hạn chế trong các món ăn cho người bị gout. Thay vào đó, những món ăn chữa bệnh gút nên chứa các nguyên liệu chứa ít đường fructose như: ớt chuông, bông cải xanh, rau cải bó xôi, dưa chuột,…
7. Hạn chế carbohydrate tinh chế
Theo nghiên cứu, việc giảm chỉ số đường huyết (GI – glycemic index) có thể làm giảm hàm lượng axit uric trong cơ thể, từ đó cải thiện cường độ các cơn đau khớp. Để làm được điều đó, bạn có thể hạn chế carbohydrate tinh chế trong những món ăn chữa bệnh gút. Cụ thể, người bệnh nên kiêng ăn cơm trắng, bánh mì trắng, bún trắng,… Thay vào đó, hãy tiêu thụ cơm gạo lứt, bún lứt và các thực phẩm chứa carbohydrate phức tạp như lúa mạch, yến mạch, kiều mạch,… để vừa đảm bảo năng lượng, vừa kiểm soát chỉ số đường huyết.
8. Món ăn cho người bệnh gout không chứa cồn
Cồn trong rượu, bia và các thức uống lên men có khả năng thúc đẩy tình suy thận cấp tính, từ đó cản trở quá trình lọc và đào thải axit uric, góp phần thúc đẩy các biến chứng suy thận, suy tim,… Vì vậy, để tránh bệnh lý chuyển biến xấu, các món ăn dành cho người bị gout không nên chứa cồn. Đồng thời, người bệnh cũng nên loại bỏ hoàn toàn rượu bia ra khỏi thực đơn hàng ngày.
30 công thức món ăn chữa bệnh gút, kiểm soát cơn đau
Dưới đây là gợi ý công thức cho 30 món ăn chữa bệnh gút được nhiều chuyên gia tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khuyến nghị:
1. Canh bí đỏ nấu tôm khô
Nguyên liệu: 250 g bí đỏ, 15 g tôm khô, 2 cọng rau mùi, 1000 ml nước lọc hoặc nước hầm xương), gia vị (hạt nêm, nước mắm, đường, hạt tiêu).
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng vừa ăn;
- Tôm khô ngâm khoảng 10 phút đến khi nở mềm rồi rửa sạch để ráo;
- Rau mùi cắt rễ, rửa sạch và thái nhuyễn.
- Bước 2: Đun sôi nước, sau đó cho bí đỏ vào đun chín mềm. Khi bí đã chín, nêm nước mắm, hạt nêm và đường cho vừa ăn;
- Bước 3: Cho tôm khô vào tiếp tục đun sôi khoảng 3 phút rồi tắt bếp. Thêm hạt tiêu, rau mùi và thưởng thức.

Canh bí đỏ nấu tôm khô giàu protein và beta-carotene, hỗ trợ kháng viêm và giúp khớp nhanh phục hồi
2. Canh bí xanh nấu đậu đỏ
Nguyên liệu: 300 g bí xanh, 100 g đậu đỏ, 1500 ml nước lọc hoặc nước hầm xương, 2 nhánh hành lá, gia vị (hạt nêm, nước mắm, đường, hạt tiêu).
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Đậu đỏ ngâm trước 6 – 8 tiếng (hoặc 1 – 2 tiếng trong nước nóng), sau đó rửa sạch để ráo;
- Bí xanh gọt vỏ, thái miếng vừa ăn;
- Hành là rửa sạch để ráo và thái nhỏ.
- Bước 2: Đun sôi nước, sau đó cho đậu đỏ vào nấu khoảng 30 phút đến khi chín mềm. Khi đậu mềm, cho bí vào đun tiếp khoảng 5 – 10 phút rồi nêm hạt nêm, nước mắm, đường cho vừa ăn. Tắt bếp, thêm hạt tiêu và hành lá rồi thưởng thức.
3. Cháo hạt dẻ
Nguyên liệu: 30 g hạt dẻ, 50 g gạo nếp, 750 ml nước, gia vị (muối, hạt tiêu).
Cách làm:
- Bước 1: Gạo nếp vo sạch và ngâm trước 3 – 4 tiếng, sau đó cho vào nấu cùng với nước và muối đến khi nhừ;
- Bước 2: Khi cháo nhừ, tán vụn hạt dẻ rồi cho nồi vào nấu tiếp khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp và thưởng thức.
4. Nước ép nho và táo
Nguyên liệu: 200 g nho tươi, 200 g táo, 5 g mật ong, 5 ml nước cốt chanh.
Cách làm:
- Bước 1: Nho và táo rửa sạch để ráo rồi bỏ hạt. Sau đó, cho cả hai loại quả vào máy ép lấy nước;
- Bước 2: Đổ nước ép ra cốc rồi thêm nước cốt chanh và mật ong.
5. Nước chanh, ổi, dâu tây
Nguyên liệu: 1/2 quả chanh, 5 quả ổi ruột hồng, 10 quả dâu tây, 1 quả hồng trứng, 15 ml sữa tươi
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Chanh gọt vỏ tách lấy tép;
- Ổi gọt vỏ và dâu tây rửa sạch, cắt miếng.
- Bước 2: Cho tất cả vào máy ép lấy nước. Sau đó, thêm đá vào và thưởng thức.

Nước ép chanh, ổi, dâu tây giàu vitamin C
6. Cà ri bí ngô, đậu xanh và chuối
Nguyên liệu: 625g bí ngô, 15 ml dầu ô liu, 1 củ hành tây, 1 củ tỏi, 10 g gừng tươi, 5 g bột mùi, 12 g bột cà ri, 2.5 g bột nghệ, 2.5 g bột quế, 2 quả cà chua, 300 ml nước hầm rau củ, 375 g đậu xanh, 2 quả chuối sáp, muối.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Bí ngô gọt vỏ rồi cắt miếng vừa ăn;
- Đậu xanh ngâm trong nước nóng khoảng 1 tiếng;
- Hành tây bóc vỏ rồi xắt mỏng;
- Tỏi, gừng bóc vỏ, băm nhuyễn;
- Cà chua rửa sạch rồi cắt múi cau.
- Bước 2: Đun nóng 10 ml dầu ô liu. Khi dầu nóng, phi thơm hành tây, tỏi, gừng rồi thêm bột nghệ, bột quế, bột cà ri, bột mùi vào đảo đều;
- Bước 3: Sau 3 phút, cho cà chua, đậu xanh và nước hầm rau củ vào nồi, đậy vung và hầm trong khoảng 15 phút. Trong khi chờ đợi, đun nóng lượng dầu còn lại rồi xào sơ bí đỏ trong khoảng 5 phút;
- Bước 4: Sau 15 phút, trút phần bí đỏ đã nấu vào nồi rồi tiếp tục hầm khoảng 20 phút cho đến khi bí mềm;
- Bước 5: Khi bí chín mềm, bóc vỏ chuối rồi xắt lát dày cho vào nồi cà ri, tiếp tục đun khoảng 5 phút. Sau đó, nêm muối vừa ăn rồi tắt bếp.
7. Cháo hẹ
Nguyên liệu: 60 g hẹ tươi, 100 g gạo tẻ, 800 ml nước, muối.
Cách làm:
- Bước 1: Lá hẹ tươi rửa sạch, thái nhỏ. Gạo tẻ vo sạch rồi cho nồi nấu cháo cùng 800 ml nước;
- Bước 2: Khi cháo gần chín, nêm muối vừa ăn và cho lá hẹ vào. Đun thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
8. Trứng xào lá lốt
Nguyên liệu: 1 quả trứng gà, 50 g lá lốt, 20 ml dầu ô-liu, 2 g muối ăn.
Cách làm:
- Bước 1: Lá lốt rửa sạch để ráo rồi thái nhỏ. Bắc chảo lên bếp đun nóng dầu ô-liu. Khi dầu nóng, cho lá lốt vào đảo đều;
- Bước 2: Sau đó, đập trứng vào, nêm muối và tiếp tục đảo khoảng 1 – 2 phút rồi tắt bếp.
9. Bắp cải trộn
Nguyên liệu: 300 g bắp cải, 100 g cà rốt, 20 ml dầu hạt cải, 5 ml nước sốt cay, 10 g lạc, 2 quả chanh, rau mùi.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Bắp cải tách lá, rửa sạch để ráo và thái sợi;
- Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi;
- Lạc rang chín, giã nhỏ;
- Rau mùi rửa sạch, thái nhỏ;
- Chanh vắt lấy nước.
- Bước 2: Cho bắp cải, cà rốt, rau mùi vào tô lớn rồi cho dầu hạt cải, nước cốt chanh và nước sốt chanh vào trộn đều;
- Bước 3: Sau khi rau đã thấm nước sốt, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút. Trước khi thưởng thức, lấy hỗn hợp ra khỏi tủ lạnh rồi rắc lạc lên trên.

Bắp cải trộn là món ăn chứa ít purin, an toàn cho sức khỏe người bệnh gút
10. Cháo củ cải
Nguyên liệu: 250 g củ cải, 30 ml dầu ô liu, 30 g gạo tẻ, 750 ml nước, gia vị.
Cách làm:
- Bước 1: Củ cải rửa sạch, thái chỉ rồi chiên qua với dầu ô liu;
- Bước 2: Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nấu cháo với 750 ml nước. Khi cháo chín, cho củ cải vào rồi thưởng thức.
11. Cháo gạo lứt đậu đỏ
Nguyên liệu: 100 g gạo lứt, 50 g đậu đỏ, 1000 ml nước, muối.
Cách làm:
- Bước 1: Gạo lứt và đậu đỏ vo sạch trong nồi rồi đổ nước vào nấu thành cháo;
- Bước 2: Khi cháo chín, nêm muối vừa ăn rồi tắt bếp.
12. Canh cá rô đồng, rau cải xanh
Nguyên liệu: 200 g cá rô đồng, 500 g rau cải xanh, 1 nhánh gừng tươi, gia vị (muối, hạt nêm).
Cách làm:
- Bước 1: Cá rô rửa sạch, cho vào luộc với gừng rồi lọc xương. Rau cải rửa sạch để ráo rồi cắt ngắn khoảng 1 cm;
- Bước 2: Đun sôi nước luộc cá rồi cho rau cải xanh và thịt cá đã gỡ xương vào nấu khoảng 5 – 10 phút;
- Bước 3: Nêm nếm muối và hạt nêm vừa ăn rồi tắt bếp.
13. Cháo đậu đỏ, tim sen
Nguyên liệu: 5 g tim sen, 60 g đậu đỏ, 50 g gạo tẻ, 750 ml nước, muối.
Cách làm:
- Bước 1: Tim sen, đậu đỏ, gạo vo sạch rồi để ráo. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu cháo với 750 ml nước;
- Bước 2: Khi cháo chín, nêm nếm muối vừa ăn rồi tắt bếp.
14. Canh đậu phụ, nấu kim châm
Nguyên liệu: 100 g đậu phụ, 150 g nấm kim châm, muối, hạt nêm.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Đậu phụ rửa sạch, thái lát;
- Nấm kim châm cắt bỏ gốc, rửa sạch rồi để ráo.
- Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước vừa đủ rồi đun sôi trên lửa lớn. Khi đậu phụ và nấm chín, nêm nếm muối và hạt nêm cho vừa ăn rồi tắt bếp.
15. Bánh mì lúa mạch ăn kèm bơ và trứng
Nguyên liệu: 1 quả trứng, 2 củ cải đỏ, 1 lát phô mai Gouda, 1/2 quả bơ, 5 ml nước cốt chanh, 2 lát bánh mì lúa mạch nướng, muối, tiêu.
Cách làm:
- Bước 1: Củ cải đỏ rửa sạch, gọt vỏ rồi thái lát. Trứng luộc qua trong nước sôi khoảng 6 – 7 phút rồi lột vỏ và bổ đôi;
- Bước 2: Bơ lột vỏ bỏ hạt rồi nghiền nhuyễn, sau đó trộn đều với nước chanh, muối, tiêu;
- Bước 3: Phết hỗn hợp bơ nghiền lên 2 lát bánh. Sau đó, lần lượt đặt củ cải đỏ, phô mai và trứng lên trên rồi thưởng thức.

Bánh mì lúa mạch, bơ và trứng là món ăn sáng giàu dinh dưỡng cho người bệnh gút
16. Sữa yến mạch lắc hạt điều việt quất
Nguyên liệu: 200 g việt quất, 30 g yến mạch, 40 g hạt điều, 5 g bơ hạt điều, 5 g bột quế, 320 ml sữa yến mạch.
Cách làm:
- Bước 1: Việt quất rửa sạch để ráo. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào máy xay rồi xay nhuyễn;
- Bước 2: Đổ sữa đã xay ra cốc, cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút rồi thưởng thức.
17. Nước củ dền
Nguyên liệu: 220 ml nước cốt củ dền, ½ quả chanh, 300 ml sữa tươi, 5 ml vani, 14 ml mật ong.
Cách làm:
- Bước 1: Đun nước cốt củ dền trên lửa vừa rồi thêm mật ong;
- Bước 2: Chanh rửa sạch để ráo rồi bào vỏ. Sau đó, đun sữa, vỏ chanh bào, vani trong một cái nồi khác dưới lửa vừa;
- Bước 3: Tắt bếp, đổ hỗn hợp củ dền vào sữa rồi khuấy đều.
18. Rau củ sốt bơ đậu phộng
Nguyên liệu: 6 củ cà rốt, 2 quả bí ngòi, 90 g đậu phộng rang tách vỏ, 2 củ hành tím, 1 nhánh tỏi, 90 ml dầu hạt cải, 90 g bơ đậu phộng, 60 ml nước tương, 5 ml sốt sambal, 5 g ngò, 1 g bột gừng, 1 g muối, 1 g hạt tiêu.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Cà rốt và bí ngòi rửa sạch, lột vỏ rồi thái sợi;
- Ngò rửa sạch để ráo rồi thái nhỏ;
- Đậu phộng giã nhỏ;
- Hành tím và tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn;
- Bước 2: Đun nóng 30 ml dầu hạt cải rồi phi thơm hành, tỏi trên lửa vừa khoảng 3 phút. Sau đó, thêm bơ đậu phộng, nước tương, sốt sambal, bột gừng và 100 ml nước vào nồi. Tiếp tục đun đến khi hỗn hợp sôi thì giảm lửa, vừa đun vừa làm nhuyễn các nguyên liệu bằng máy xay cầm tay;
- Bước 3: Đun nóng lượng dầu còn lại rồi chiên cà rốt và bí ngòi bào sợi. Sau 2 phút, vớt ra để ráo dầu rồi nêm thêm muối, hạt tiêu cho vừa ăn;
- Bước 4: Phần cà rốt và bí ngòi đã chiên đem trần với nước cho mềm rồi cho vào bát. Thêm hỗn hợp sốt đậu phộng và rau ngò lên trên rồi thưởng thức.
19. Salad cà chua với sữa chua Hy Lạp
Nguyên liệu: 350 g đậu gà đóng hộp (đã chắt nước), 2 quả dưa chuột, 200 g cà chua bi, 4 nhánh mùi tây, 2 nhánh bạc hà, 150 ml sữa chua Hy Lạp, 50 ml nước chanh, 50 ml dầu ô liu, 2 g bột gia vị Ras El Hanout, muối, tiêu.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Đậu gà rửa sạch;
- Dưa chuột rửa sạch rồi cắt đôi, bỏ ruột và thái hạt lựu;
- Cà chua bi rửa sạch rồi cắt đôi;
- Rau mùi tây và bạc hà rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ.
- Bước 2: Trộn sữa chua Hy Lạp, nước chanh, gia vị Ras El Hanout, muối và tiêu để làm sốt;
- Bước 3: Cho tất cả nguyên liệu vào bát rồi rưới nước sốt lên trên, trộn đều rồi cho ra đĩa và thưởng thức.

Salad trộn sữa chua Hy Lạp là món ăn giàu chất xơ và chất chống oxy hóa tốt cho người bệnh gút
Nguyên liệu: 600 g súp lơ trắng, 100 ml dầu ô liu, 200 g đậu cove, 1 củ cải đỏ, 2 quả kiwi, 50 ml giấm táo, 5 g mù tạt, 5 ml mật ong, 50 g hạnh nhân.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Súp lơ rửa sạch để ráo rồi bào nhỏ (cơm súp lơ);
- Củ cải đỏ rửa sạch, lột vỏ rồi thát lát;
- Kiwi lột vỏ rồi cắt hạt lựu:
- Bước 2: Đun nóng 30 ml dầu ô liu rồi chiên phần cơm súp lơ trong 5 phút. Đậu cove đem luộc qua rồi chắt nước;
- Bước 3: Trộn giấm táo, mù tạt, mật ong, hạt tiêu và lượng dầu ô liu còn lại để làm sốt;
- Bước 4: Cho cơm súp lơ ra bát, thêm đậu cove, củ cải đỏ, kiwi và hạnh nhân rồi rưới sốt lên trên.
21. Bánh mì nướng ăn kèm đậu nghiền
Nguyên liệu: 150 g đậu gà đóng hộp (đã chắt nước), 1 quả chanh, 125 ml dầu ô liu, 1 củ cà rốt, 2 củ cải đỏ, 4 slide bánh mì nguyên cám nướng, 2 g ớt bột Cayenne, muối, tiêu.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Đậu gà rửa sạch;
- Chanh vắt lấy nước rồi bào vỏ;
- Cà rốt rửa sạch, lột vỏ rồi bào sợi;
- Củ cải đỏ rửa sạch rồi thái lát.
- Bước 2: Nghiền nhuyễn 2/3 lượng đậu gà với 100 ml dầu ô liu, nước chanh, muối, tiêu;
- Bước 3: Phần đầu gà còn lại đem chiên trên lửa vừa với 25 ml dầu ô liu rồi nêm nếm với muối và bột ớt cayenne;
- Bước 4: Phết đậu gà nghiền lên bánh, thêm cà rốt, củ cải đỏ, vỏ chanh bào lên trên rồi thưởng thức.
22. Sandwich tôm với trứng và bơ
Nguyên liệu: 2 quả trứng, 1 quả chanh, 10 g gừng, 5 ml mật ong, 90 ml dầu hạt cải, 150 ml sữa chua Hy Lạp, 150 g tôm, 1 quả bơ, 100 g bắp cải tím, 1 bó lá tía tô, 8 lát bánh mì nguyên cám nướng giòn, muối, bột ớt Cayenne.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Trứng và tôm luộc khoảng 8 – 9 phút rồi lột vỏ;
- Chanh rửa sạch, vắt nước rồi bào vỏ;
- Bơ lột vỏ bỏ hạt rồi cắt lát;
- Bắp cải tím và gừng bào sợi;
- Bước 2: Nấu nước chanh, mật ong, dầu, sữa chua, vỏ chanh bào trên lửa vừa khoảng 2 – 3 phút rồi thêm muối và ớt bột Cayenne;
- Bước 3: Trứng cắt đôi để lên bánh mì, sau đó thêm bơ, tôm, hỗn hợp sốt vừa nấu rồi thưởng thức.
23. Sinh tố cải bó xôi với bơ
Nguyên liệu: 1/2 quả dưa chuột, 1 quả táo xanh, 100 g cải bó xôi, 15 ml nước chanh, 10 g bột tảo xoắn, 400 ml nước dừa, 100 g bơ.
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Dưa chuột và cải bó xôi rửa sạch rồi cắt miếng;
- Táo và bơ rửa sạch, gọt vỏ bỏ hạt rồi cắt hạt lựu.
- Bước 2: Cho dưa chuột, cải bó xôi, táo, bơ, nước chanh, bột tảo xoắn và nước dừa và máy xay. Sau khi sinh tố xay nhuyễn, đổ ra ly và thưởng thức.

Sinh tố cải bó xôi và bơ rất thích hợp để người bệnh gút dùng vào bữa phụ
24. Nước ép dưa chuột với quất
Nguyên liệu: 1 quả dưa chuột, 3 quả quất, ½ quả dưa lưới.
Cách làm:
- Bước 1: Dưa chuột và dưa lưới gọt vỏ bỏ hạt rồi cắt miếng. Quất rửa qua với nước ấm rồi cắt làm tư;
- Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào máy ép. Sau đó, đổ nước ép ra ly rồi thưởng thức.
25. Cá tra tẩm gia vị
Nguyên liệu: 2 miếng fillet cá tra (bỏ da), 10 g hành tây băm nhỏ, 2 g bột ớt paprika, 2 g bột tỏi, 1 g bột tiêu cayenne, 1 g bột mù tạt, 5 ml dầu ô liu.
Cách làm:
- Bước 1: Trộn bột ớt, bột tiêu, bột tỏi và bột mù tạt ra đĩa. Cá tra rửa sạch thấm khô rồi áo đều hỗn hợp bột trên;
- Bước 2: Đun nóng dầu ô liu rồi phi thơm hành tây. Sau đó, cho cá vào áp chảo khoảng 3 – 4 phút mỗi mặt. Khi cá chín, cho ra đĩa rồi thưởng thức.
26. Salad cam và óc chó
Nguyên liệu: 480 g rau xà lách romaine, 240 g xà lách rocket, 1 quả dưa chuột, 40 g hành tây, 1 quả cam, 40 g quả óc chó, 24 ml dầu óc chó, 24 ml giấm vang đỏ, 50 g phô mai xanh (không chứa gluten).
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch rau xà lách, dưa chuột, cam, quả óc chó, hành tây rồi thái miếng. Lưu ý, dưa chuột nên bỏ ruột trước khi thái;
- Bước 2: Trộn dầu óc chó, giấm vang đỏ làm nước sối. Cho rau củ vào bát, rưới nước sốt rồi trộn đều. Khi salad đã ngấm sốt, cho ra đĩa và ăn kèm với phô mai xanh.
27. Sinh tố dứa
Nguyên liệu: 240 g dứa, 140 ml sữa chua vani, 240 g nước đá.
Cách làm:
- Bước 1: Dứa gọt vỏ cắt miếng rồi cho vào máy xay cùng sữa chua và nước đá;
- Bước 2: Xay nhuyễn các nguyên liệu rồi đổ ra cốc và thưởng thức.
28. Sinh tố chuối và việt quất
Nguyên liệu: 1 quả chuối chín, 120 g việt quất, 240 ml sữa tách béo.
Cách làm:
- Bước 1: Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay rồi xay nhuyễn;
- Bước 2: Đổ sinh tố ra ly, cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút rồi thưởng thức.
29. Canh củ cải
Nguyên liệu: 250 g củ cải, 10 g gừng tươi, 500 ml nước, muối, hạt nêm, hạt tiêu.
Cách làm:
- Bước 1: Củ cải rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt khúc vừa ăn. Gừng tươi thái lát mỏng;
- Bước 2: Đun nước trên lửa lớn. Khi nước sôi, giảm lửa rồi cho củ cải và gừng vào nấu. Sau 5 – 10 phút, thêm muối, hạt nêm và tiêu cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Canh củ cải là món ăn giàu kali, hỗ trợ thận đào thải axit uric ra khỏi máu hiệu quả
30. Salad bơ trứng
Nguyên liệu: 2 quả bơ, 10 quả cà chua bi, 2 quả trứng gà, 100 g rau xà lách, 5 ml dầu ô liu, 5 g sốt mayonnaise, 2.5 ml giấm, 2.5 g muối, 1/4 quả chanh, 1 nhánh lá bạc hà, mè rang, hạt tiêu.
Cách làm:
- Bước 1: Trứng gà đem luộc trong 10 phút rồi vớt ngâm trong nước lạnh khoảng 2 – 3 phút. Sau đó, bóc vỏ và cắt trứng làm tư;
- Bước 2: Sơ chế rau củ:
- Chanh vắt lấy nước
- Bơ bóc vỏ, bỏ hạt rồi cắt hạt lựu;
- Cà chua bi rửa sạch rồi cắt làm đôi;
- Xà lách ngâm qua nước muối loãng, rửa sạch để ráo rồi cắt khúc vừa ăn;
- Bước 3: Trộn đều dầu ô liu, sốt mayonnaise, giấm, muối, nước cốt chanh trong bát lớn rồi cho cà chua bi, xà lách vào trộn đều;
- Bước 4: Tiếp tục cho bơ và trứng vào bát trộn, đảo nhẹ nhàng để bơ và trứng không bị nát. Khi các nguyên liệu đã ngấm sốt, trút ra đĩa, thêm hạt tiêu, mè rang, lá bạc hà rồi thưởng thức.
Lưu ý khi chế biến món ăn cho người bị gút
Ngoài việc chọn lọc những món ăn chữa bệnh gút, chế biến thực phẩm đúng cách cũng là biện pháp giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu, cụ thể:
- Hạn chế đường và rượu: Đường và rượu trong món ăn cho người gout có thể làm tăng nồng độ axit uric máu; vì vậy, cần được hạn chế tiêu thụ dưới 25g đường / ngày;
- Tránh dùng gia vị mặn: Sử dụng gia vị quá mặn có thể gây tăng huyết áp và kích thích các triệu chứng gout tiến triển. Thay vì dùng quá nhiều muối, bạn nên ưu tiên gia vị tự nhiên như: hành tây, hành tím, tỏi, mùi tàu, rau ngò, quế, hương hồi, thảo quả,… để chế biến món ăn cho người bị gút;
- Kiểm soát khẩu phần: Bạn nên duy trì khẩu phần cân đối và tránh ăn quá nhiều một bữa. Bên cạnh đó, chia nhỏ các bữa ăn có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric và hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả;
- Sắp xếp thực đơn xen kẽ: Thực đơn cho người bệnh gout cần được sắp xếp khoa học, tránh lặp lại nhiều món trong ngày/ tuần khiến người bệnh chán ăn, suy nhược;
- Theo dõi triệu chứng bệnh: Theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi ăn từng loại thực phẩm sẽ giúp bạn điều chỉnh các món ăn phù hợp với người bệnh. Ngoài ra, đừng quên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn có lợi, giúp giảm các triệu chứng sưng, viêm.

Người bệnh gút nên hạn chế sử dụng đường trong chế biến
Trên đây là những món ăn chữa bệnh gút, giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh lý và sức khoẻ tổng thể. Hy vọng, bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin và gợi ý hữu ích để bạn xây dựng một chế độ ăn khoa học, hợp lý.
Một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, có lợi cho xương khớp và các chỉ số cơ thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng bệnh gout. Tuy nhiên, để nhận diện các món ăn cho người bị gout và kết hợp nhuần nhuyễn trong thực đơn hàng ngày, bạn cần thời gian dài nghiên cứu và thử nghiệm.
Trong quá trình này, tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh vừa rút ngắn thời gian xây dựng thực đơn, vừa đảm bảo chế độ ăn an toàn, hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến những món ăn chữa bệnh gút, hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được các chuyên gia giải đáp kịp thời.