Thực đơn cho người bệnh gout giúp hỗ trợ kiểm soát cơn đau

06/11/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Thực đơn cho người bệnh gout có vai trò quan trọng trong việc làm dịu các cơn đau khớp và cải thiện tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên, để xây dựng một chế ăn khoa học và hợp lý, người bệnh cần tuân thủ nhiều nguyên tắc khác nhau để biết cách lựa chọn, kết hợp và chế biến món ăn khoa học. Vậy thực đơn cho người bị gout phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Trong bài viết dưới đây, hãy để Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và gợi ý thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout.

Thực đơn cho người bệnh gout giúp hỗ trợ kiểm soát cơn đau

Thực đơn cho người bệnh gout cần đáp ứng những nguyên tắc dinh dưỡng nào?

Đối với bệnh nhân gout, xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ góp phần kiểm soát các tác nhân thúc đẩy bệnh trở nặng, điển hình như nồng độ axit uric máu, gốc tự do và các phản ứng gây viêm, từ đó hỗ trợ làm giảm tần suất và cường độ các cơn đau tại khớp xương. Ngoài ra, chế độ ăn cho người bệnh gout cũng có khả năng bảo vệ đối tượng này khỏi nhiều biến chứng nguy hiểm như đái tháo đường, suy gan, suy thận, các bệnh tim mạch,…

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh gout

Khi xây dựng thực đơn cho người bệnh gout, bạn cần chú ý đảm bảo đầy đủ năng lượng, cân bằng dinh dưỡng, đồng thời giảm thiểu các chất có hại, khiến bệnh chuyển nặng như purine, đường fructose,… Cụ thể:

  • Hạn chế hàm lượng purine: Purine khi đi vào cơ thể có khả năng làm tăng nồng độ axit uric máu. Do đó, thực đơn cho người bệnh gout nên hạn chế các món ăn chứa hàm lượng cao hợp chất này, như thủy hải sản (sò điệp, tôm, mực, cá hồi), thịt đỏ (bò, lợn, gà, dê,…) và phủ tạng (mạch nam, gan, cật);
  • Giảm lượng đường fructose: Tương tự purine, thực phẩm giàu đường fructose như lựu, nho, dứa, lê, chanh dây, táo,… cũng khiến axit uric tích tụ trong cơ thể. Vì vậy, các loại thực phẩm như vậy nên được hạn chế trong thực đơn cho người bệnh gout;
  • Hạn chế carbohydrate tinh chế: Nghiên cứu cho thấy khi chỉ số đường huyết giảm, hàm lượng axit uric trong cơ thể cũng giảm theo, nhờ đó các cơn đau khớp cũng được làm dịu một phần. Để kiểm soát chỉ số đường huyết, người bệnh nên hạn chế hấp thụ carbohydrate từ gạo trắng, bánh mì trắng, bún trắng,… Bởi lẽ, đây là nguồn carbohydrate có thể làm tăng đường huyết đột ngột, song lại chứa ít chất dinh dưỡng;
  • Hạn chế cồn: Cồn làm suy yếu khả năng lọc và đào thải axit uric của thận; từ đó, khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao và thúc đẩy bệnh gút bùng phát. Do đó, người bệnh gút cần tránh hoàn toàn việc tiêu thụ đồ uống chứa cồn (rượu, bia,…) hoặc nếu có, chỉ nên tiêu thụ không quá 14 – 28g cồn / ngày.
  • Chọn lọc protein chất lượng cao: Lượng protein hấp thụ và chuyển hóa càng nhiều, cơ thể càng sản sinh thêm axit uric – tác nhân hàng đầu khiến tình trạng bệnh gout trở nặng. Vì vậy, thay vì tăng cường số lượng, thực đơn cho người bị gout nên chú trọng chọn lọc nguồn protein chất lượng cao như thịt gà và cá để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa kiểm soát được tình hình bệnh lý;
  • Tăng cường chất xơ và chất chống oxy hóa: Chất xơ và các chất chống oxy không chỉ giúp cải thiện tình trạng viêm khớp, mà còn có góp phần đẩy lùi các biến chứng và bệnh lý liên quan như tiểu đường, máu nhiễm mỡ, suy thận, bệnh lý tim mạch,… Người bệnh có thể hấp thụ các dưỡng chất này từ các loại rau, củ, quả và hạt trong thực đơn cho bệnh nhân gout.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh gout

Thực đơn cho người bệnh gout cần hạn chế tối đa việc tiêu thụ thực phẩm giàu purine

Thực phẩm nên đưa vào thực đơn hàng ngày cho người bệnh gout

Để được đưa vào thực đơn cho người bị gout, các món ăn phải đáp ứng những nguyên tắc kể trên, như chứa protein chất lượng cao, giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, ít purine, đường fructose và carbohydrate tinh chế. Dưới đây là một số loại thực phẩm như vậy:

1. Rau xanh

Rau xanh là nguồn chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào, giúp làm dịu tình trạng viêm khớp, đồng thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Trong đó, các loại rau họ cải (bông cải xanh, cải bó xôi, bắp cải,…) đặc biệt tốt cho người bệnh gout. Bởi lẽ, chúng rất giàu chất xơ, vitamin C, folate, và sulforaphane – hợp chất có tính oxy hóa mạnh mẽ, có thể tiêu diệt các tác nhân gây viêm và cả tế bào ung thư.

2. Sữa ít béo

Sữa ít béo cung cấp protein chất lượng cao cho bệnh nhân gout. Đồng thời, đây cũng là nguồn canxi, magie, vitamin D, K dồi dào, giúp người bệnh cải thiện và duy trì sức khoẻ tổng thể. Bên cạnh sữa tươi ít béo, bạn có thể sử dụng các sản phẩm khác như sữa chua không đường, sữa chua Hy Lạp,… trong thực đơn cho người bệnh gout.

3. Các loại đậu

Bên cạnh hàm lượng lớn chất xơ, vitamin C, folate, các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đen,… còn chứa alkaline – một hợp chất mang tính kiềm. Khi đi vào cơ thể, alkaline sẽ giúp cân bằng độ pH và hoà tan axit uric, từ đó góp phần cải thiện tình trạng sưng, viêm tại các khớp xương.

4. Ngũ cốc nguyên hạt

Thực đơn cho người bệnh gout nên sử dụng carbohydrate phức tạp từ ngũ cốc nguyên hạt, thay cho carbohydrate tinh chế. Bởi lẽ, carbohydrate phức tạp từ gạo lứt, bún lứt, lúa mạch, yến mạch,… thường có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng bệnh gout.

5. Trái cây có múi

Trái cây có múi như cam, quýt, bưởi,… là nguồn vitamin C dồi dào. Đây là một trong những chất chống oxy hóa mạnh, giúp đẩy lùi các tác nhân gây sưng, viêm trong cơ thể. Đồng thời, loại trái cây này cũng cung cấp nhiều nước và chất xơ, rất có lợi cho người bệnh gout.

6. Quả anh đào

Bên cạnh vitamin C, quả anh đào còn chứa quercetin. Dưỡng chất đã được chứng minh là có khả năng hỗ trợ thận đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Vì vậy, quả anh đào có thể là lựa chọn đáng cân nhắc, trả lời cho câu hỏi người bị gout nên ăn gì.

thực đơn cho người bị gout, quả anh đào

Quả anh đào chứa nhiều dưỡng chất giúp thận đào thải axit uric hiệu quả

7. Thịt nạc trắng

Các loại thịt nạc trắng như thịt gà, thịt cá cung cấp protein chất lượng cho cơ thể. Loại protein này còn được gọi là đạm đủ với đủ 9 loại axit amin thiết yếu, giúp bệnh nhân duy trì đề kháng khoẻ mạnh, cải thiện tình trạng bệnh lý và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, thực đơn cho người bệnh gout nên tăng cường các loại thịt nạc trắng, thay cho thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò,…

8. Trứng

Trứng cũng là một nguồn protein chất lượng cao, giúp bệnh nhân gout đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và kiểm soát các cơn đau khớp. Trong thực đơn cho người bị gút, bạn có thể bổ sung thực phẩm này vào các món salad như salad bơ trứng, salad trứng mayonnaise, salad trứng ngô,…

9. Dầu thực vật nguyên chất

So với mỡ động vật, dầu thực vật vừa không chứa purine, vừa sở hữu hàm lượng cao chất béo không bão hoà. Vì vậy, loại dầu này sẽ giúp ngăn chặn bệnh gout tiến triển xấu và đẩy lùi các biến chứng nguy hiểm như đái tháo đường, suy thận, bệnh lý tim mạch,… Bên cạnh đó, một số loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt cải còn cung cấp omega-3 – một chất chống viêm tự nhiên, hỗ trợ làm dịu tình trạng sưng, viêm tại khớp.

10. Uống bổ sung đủ lượng nước

Nước là dung môi quan trọng giúp hòa tan axit uric và loại bỏ một phần hợp chất này ra khỏi cơ thể. Vì vậy, hấp thụ đủ 2 lít nước mỗi ngày từ thực đơn cho người bị gút có thể góp phần làm dịu các cơn đau, nhức tại các khớp xương. Ngoài việc uống nước đầy đủ, để không nhàm chán, thực đơn cho người bệnh gout nên bổ sung, xen kẽ các món ăn có nước như bún, miến, phở,…

Thực đơn món ăn cho người bệnh gout

Dưới đây là một số món ăn cho người bệnh gout theo bữa mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý, khi chế biến thực phẩm cho bệnh nhân gout, ưu tiên các món hấp, luộc và sử dụng ít dầu mỡ sẽ giúp bảo vệ và tăng cường sức khoẻ tổng thể:

1. Thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout

  • Bánh mì nguyên cám và trứng khuấy: Bánh mì nguyên cám và trứng khuấy là món ăn sáng nhanh – gọn – lẹ mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh gout. Nguyên liệu cho món ăn này bao gồm 2 lát bánh mì nguyên cám, 1 quả trứng gà, rau và dưa chuột tùy sở thích;
  • Cháo yến mạch: Cháo yến mạch là một lựa chọn tốt cho bữa sáng, bởi bởi đây là món ăn giàu dinh dưỡng, tương đối nhẹ bụng và vô cùng dễ làm. Để nấu cháo yến mạch, bạn chỉ cần nấu yến mạch cán vỡ với nước hoặc sữa tươi không đường trong vòng 10 – 15 phút. Người bệnh cũng có thể ăn cháo kèm với dâu tây hoặc mâm xôi để hấp thụ thêm chất xơ và chất chống oxy hóa;
  • Cháo thịt gà: So với hai món ăn trên, cháo thịt gà sẽ giúp bạn no lâu hơn và có nhiều năng lượng bắt đầu một ngày mới. Bên cạnh đó, vì thịt gà là nguồn protein chất lượng cao, tiêu thụ món ăn ngày thường xuyên cũng giúp người bệnh cải thiện và duy trì sức đề kháng;
  • Cháo đậu đen bo bo: Bên cạnh cháo thịt gà, cháo đậu đen bo bo cũng là một lựa chọn giàu năng lượng cho người bệnh gout. Ngoài ra, món ăn này còn cung cấp thêm chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa. Để chế biến cháo đậu đen bo bo, bạn cần ngâm kỹ hai loại hạt, rồi bỏ vào nồi áp suất hầm nhừ trong khoảng 30 phút.
thực đơn người bị gout, bánh mì nguyên cám

Bánh mì nguyên cám và trứng khuấy là món ăn chứa ít purine, tốt cho người bệnh gút

2. Thực đơn bữa trưa, bữa tối cho người bệnh gout

  • Cá hồi áp chảo: Cá hồi áp chảo là món ăn giàu protein chất lượng cao và omega-3, giúp người bệnh đảm bảo dinh dưỡng và làm chịu hiện tượng sưng viêm tại các khớp xương. Khi chế biến món ăn này, bạn nên áp chảo trước phần da cá, sau đó tận dụng lượng dầu cá tiết ra để chiên các mặt còn lại;
  • Mướp đắng nhồi thịt: Món ăn này có thể giúp bệnh nhân cân bằng dinh dưỡng khi cung cấp cả chất xơ, protein và các vitamin thiết yếu. Bởi hàm lượng cao và đa dạng dưỡng chất, người bệnh nên ăn mướp đắng nhồi thịt vào bữa trưa để các chất dinh dưỡng được hấp thụ và xử lý hiệu quả;
  • Chả ức gà: So với chả thịt thông thường, chả ức gà có thể là lựa chọn lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng cho người bệnh gout. Để chế biến món ăn này, người bệnh xay nhuyễn ức gà, sau đó viên lại rồi đem hấp hoặc chiên sơ. Ngoài ra bạn có thể bổ sung các nguyên liệu rau củ như cà rốt, đậu que, nấm hương, mộc nhĩ,… để tăng cường chất xơ;
  • Canh rau cải nấu cá rô phi: Canh cải cá rô phi cũng là một món ăn chính tốt cho người bệnh gout, bởi hàm lượng cao chất xơ, protein, vitamin và chất chống oxy hóa. Khi chế biến món ăn này, bạn cần hấp và xào qua thịt cá để khử mùi tanh. Đồng thời, thêm một vài lát gừng vào canh sẽ giúp cân bằng tính hàn của cá và rau cải, tránh lạnh bụng sau khi ăn.

3. Thực đơn bữa phụ cho người bệnh gout

  • Sữa tươi tách béo hoặc sữa hạt: Uống sữa vào bữa phụ sẽ cung cấp nước và các vitamin cần thiết cho người bệnh gout. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng tách béo. Ngoài ra, đối với bệnh nhân gout có tiền sử rối loạn dung nạp lactose, các loại sữa hạt có thể là lựa chọn phù hợp;
  • Sữa chua không đường: Sữa chua không đường là nguồn vitamin D, canxi, magie dồi dào giúp người bệnh tăng cường đề kháng và cải thiện sức khỏe xương khớp. Để bổ sung chất xơ và chất chống oxy hóa, bạn có thể ăn kèm sữa chua với các loại trái cây và yến mạch;
  • Hoa quả tươi: Hoa quả tươi là lựa chọn hàng đầu trong thực đơn bữa phụ cho người bệnh gout. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hạn chế các loại trái cây giàu đường fructose như táo, lê, nho,… Thay vào đó, hãy chọn các loại quả có vị chua và nhiều nước như cam, quýt, bưởi,….
thực đơn cho người bị gút, các sản phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng dồi dào, an toàn cho người bệnh gút

Thực đơn cho người bệnh gút trong 7 ngày

Để tối ưu hiệu quả từ chế độ dinh dưỡng, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout, cụ thể như ăn từ 4 – 5 bữa (3 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ), đồng thời phân bổ các món ăn một cách khoa học. Dưới đây là gợi ý thực đơn 1 tuần cho người bệnh gút mà bạn có thể tham khảo.

Thực đơn cho người bệnh gout thứ 2

Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn – Cháo thịt nạc

(40 g gạo tẻ + 30 g thịt nạc)

– 100 ml sữa tươi tách béo

– 100 g táo – 1 bát cơm

– 40 g tôm rang

– 150 g canh cải xanh nấu thịt băm

– 70 g đậu que xào

– 100 g nho

– 1 bát cơm

– 2 quả trứng ốp la

– 150 g canh bí đỏ nấu sườn

– 100 g cam

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1645 kcal

– Đạm: 65 g

– Đường bột: 290 g

– Béo: 25 g

Thực đơn cho người bị gout thứ 3

Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn – 100 g yến mạch

– 1 hộp sữa chua không đường

– 50 g việt quất

– 200 ml sữa đậu nành – 1 bát cơm

– 100 g ức gà viên sốt cà chua

– 100 g súp lơ xanh luộc

– 100 g đu đủ

– 1 bát cơm

– 100 g cá thu sốt chiên

– 150 g canh bầu nấu tôm khô

– 70 g nho

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1623 kcal

– Đạm: 60 g

– Đường bột: 285 g

– Béo: 27 g

Thực đơn người bị gout thứ 4

Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn – Phở gà

(60 g bánh phở + 30 g thịt ức gà + hành lá)

– 200 ml nước cam

– 1 hộp sữa chua không đường – 1 bát cơm

– 100 g thịt lợn luộc

– 100 g rau củ hấp thập cẩm (bí đỏ, súp lơ trắng, cà rốt)

– 100 g táo

– 1 bát cơm

– 200 g cá hồi áp chảo

– 150 g canh rong biển

– 100 g cam

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1575 kcal

– Đạm: 55 g

– Đường bột: 287 g

– Béo: 23 g

Thực đơn cho người bị gút thứ 5

Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn – 1 cái bánh giò

– 200 ml sữa hạnh nhân chà là

– 100 g thanh long đỏ – 1 bát cơm

– 100 g đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua

– 150 g canh rau cải nấu cá rô phi

– 100 g quýt

– 1 bát cơm

– 100 g thịt rang cháy cạnh

– 100 g canh cua rau đay

– 70 g mướp luộc

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1545 kcal

– Đạm: 50 g

– Đường bột: 280 g

– Béo: 25 g

Thực đơn cho bệnh nhân gout thứ 6

Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn – Cháo đậu xanh

(60 g gạo tẻ + 40 g đậu xanh)

– 200 ml sữa tươi không đườn

– 50 g sữa chua Hy Lạp

– 50 g dâu tây

– 1 bát cơm

– 150 g thịt gà xào sả ớt

– 100 g rau muống luộc

– 100 g canh rau muống dầm sấu

– 1 bát cơm

– 100 g thịt lợn băm sốt cà chua

– 150 g bắp cải luộc

– 1 quả trứng luộc

– 70 g lê

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1543 kcal

– Đạm: 50 g

– Đường bột: 275 g

– Béo: 27 g

Thực đơn cho người bị bệnh gút thứ 7

Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn – 1 suất bánh cuốn

(80 g bánh cuốn nhân thịt + 2 miếng chả quế + hành khô+ nước mắm chua ngọt)

– 200 ml nước ép táo

– 1 hộp sữa chua không đường – 1 bát cơm

– 100 g mướp đắng nhồi thịt

– 150 g canh rau ngót nấu thịt băm

– 100 g dứa

– 1 bát cơm

– 150 g cá hồi hấp

– 200 g canh bí xanh nấu thịt băm

– 100 ml sữa hạt sen hạnh nhân

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1610 kcal

– Đạm: 60 g

– Đường bột: 275 g

– Béo: 30 g

Thực đơn dành cho người bị gout chủ nhật

Bữa sáng

(6h30)

Bữa phụ

(9h00)

Bữa trưa

(11h30)

Bữa chiều

(17h30)

Món ăn – Miến xào chay

(50 g miến dong + 2 bìa đậu rán + 50 g rau cải ngọt + 50 g nấm hương, cà rốt, hành lá)

– 100 g sữa chua Hy Lạp

– 200 ml sinh tố dâu tây việt quất – 1 bát cơm

– 100 g salad bơ trứng

– 150 g ức gà nướng sốt teriyaki

– 70 g mướp Nhật luộc

– 10 g muối vừng (ăn kèm mướp Nhật)

– 1 bát cơm

– 150 g sườn xào chua ngọt

– 100 g canh khoai tây

– 70 g đậu que xào

– 50 g dâu tây

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1603 kcal

– Đạm: 65 g

– Đường bột: 275 g

– Béo: 27 g

Địa chỉ thiết kế thực đơn hàng ngày cho người bệnh gout cá nhân hóa

Xây dựng thực đơn cho người bệnh gout cần dựa trên sức khỏe và tình hình bệnh lý của mỗi người. Quá trình này đòi hỏi sự tìm hiểu kỹ lưỡng và sẽ tương đối khó khăn đối với những ai mới bắt đầu. Do đó, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ tư vấn thực đơn người bị gout có thể giải pháp tối ưu dành cho bạn.

Hiện nay, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome đang cung cấp dịch vụ Thăm khám & Thiết kế Thực đơn Dinh dưỡng dành cho người bị gout. Tại đây, bạn sẽ được xét nghiệm, kiểm tra tình trạng bệnh lý bởi các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành; từ đó, xây dựng thực đơn hỗ trợ duy trì sức khỏe và thúc đẩy hiệu quả của quá trình điều trị.

dịch vụ thiết kế thực đơn 7 ngày cho người bệnh gout

Các chuyên gia dinh dưỡng tại Nutrihome đang tư vấn thực đơn cho người bệnh

Trên đây là những thông tin cơ bản về chế độ dinh dưỡng và gợi ý thực đơn 1 tuần dành cho người bệnh gút mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức và giải đáp các thắc mắc liên quan tới thực đơn cho người bị gout

Đối với người bệnh gout, hạn chế tối đa việc sản sinh axit uric và tác nhân gây viêm đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện các cơ đau khớp. Do đó, để xây dựng một chế độ ăn khoa học và có lợi cho đối tượng này, bạn rất cần sự trợ giúp từ các chuyên gia dinh dưỡng. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới thực đơn cho người bệnh gout, xin vui lòng liên hệ tới Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

Rate this post
09:14 05/12/2023
Nguồn tham khảo
  1. Juraschek, S. P., McAdams‐DeMarco, M., Gelber, A. C., Sacks, F. M., Appel, L. J., White, K., & Miller, E. R. (2016). Effects of Lowering Glycemic Index of Dietary Carbohydrate on Plasma Uric Acid Levels: The OmniCarb Randomized Clinical Trial. Arthritis & Rheumatology68(5), 1281–1289. https://doi.org/10.1002/art.39527
  2. ‌Thanutchaporn Nutmakul. (2022). A review on benefits of quercetin in hyperuricemia and gouty arthritis. Saudi Pharmaceutical Journal30(7), 918–926. https://doi.org/10.1016/j.jsps.2022.04.013