Bị gãy chân nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc của nhiều người khi không may gặp phải tình trạng chấn thương nghiêm trọng này. Trong quá trình điều trị, bạn không chỉ cần uống thuốc, phẫu thuật và nghỉ ngơi theo chỉ định của bác sĩ, mà còn cần phải ăn uống khoa học để xương mau lành. Vậy, người bị gãy chân nên ăn gì tốt cho sức khỏe? Bị gãy chân không nên ăn gì để phòng tránh các biến chứng bất lợi? Tất cả sẽ được Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.
Người bị gãy chân nên ăn gì để xương nhanh lành?
Gãy xương là một tình trạng chấn thương xương nghiêm trọng, gây biến dạng một phần hoặc đứt gãy hoàn toàn kết cấu xương. Lúc này, cơ thể cần “huy động” nhiều dưỡng chất từ thực phẩm để “trám” đầy vết đứt gãy, giúp xương nhanh chóng hồi phục. Do đó, tiêu thụ nhiều thực phẩm tốt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục xương vì chúng giúp cung cấp “nguyên liệu” để xương tự chữa lành; trong đó, nổi bật nhất là vai trò của các dưỡng chất như canxi, phốt pho; vitamin A, D, K,…
Nghiên cứu cho thấy, hấp thụ thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin A, D, và các khoáng chất quan trọng, chẳng hạn như canxi, có thể kéo dài thời gian hồi phục và làm giảm mức độ hồi phục trong điều trị gãy xương. Vì thế, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sau khi bị gãy xương là nhiệm vụ quan trọng, giúp bạn tối ưu hiệu quả chữa lành phần xương bị gãy.
Người bị gãy chân nên ăn gì chứa nhiều protein, canxi, phốt pho, sắt, magiê, kali, kẽm; vitamin D, C, B6, B9, B12. Cụ thể như sau:
Canxi là thành phần chính cấu tạo nên hydroxyapatite [Ca₁₀(PO₄)₆(OH)₂], một tinh thể khoáng quan trọng trực tiếp xây dựng nên cấu trúc xương. Nghiên cứu cho thấy, khi bạn tiêu thụ ít canxi, cơ thể buộc phải lấy canxi từ xương để duy trì cân bằng nội môi canxi trong máu. Quá trình này không những khiến xương chậm lành mà còn làm suy giảm mật độ khoáng chất trong xương, khiến xương yếu giòn, chậm lành, không thể lành hoặc dễ tái gãy.
Do đó, người bị gãy chân nên ăn gì chứa nhiều canxi, chẳng hạn như: sữa, lòng đỏ trứng, thủy hải sản (tôm, cua, mực, cá…), các loại đậu (đậu nành, đậu lăng,…), rau cải xanh (cải bó xôi, cải xoăn, cải thìa…), ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt (hạt hạnh nhân, hạt óc chó, yến mạch, kiều mạch,…). Để tăng cường khả năng hấp thụ canxi ở ruột, người bệnh nên ưu tiên ăn thực phẩm giàu canxi chung với thực phẩm giàu vitamin D.
Người bị gãy chân nên ăn thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, các loại đậu, hạt và ngũ cốc
Vitamin D kích thích chuyển vị (hấp thụ) canxi ở tế bào ruột. Nghiên cứu cho thấy, nếu thiếu vitamin D, cơ thể sẽ hấp thụ không quá 10% đến 15% lượng canxi trong chế độ ăn uống. Ngược lại, ở trạng thái đủ vitamin D, sự hấp thụ canxi đường ruột tăng lên 30% đến 40%.
Do đó, việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin D có thể giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi, hỗ trợ quá trình phục hồi xương gãy. Một số thực phẩm giàu vitamin D tốt cho xương bao gồm: sữa tách béo, lòng đỏ trứng, các loại nấm và mỡ dưới da các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ…).
Thiếu magiê có thể ức chế cân bằng nội môi vitamin D và canxi trong xương; từ đó, làm suy yếu mật độ khoáng và tăng nguy cơ tái gãy xương. Theo nghiên cứu, bổ sung đầy đủ magiê có thể giúp bạn giảm khoảng 44% nguy cơ gãy xương. Do đó, người bị gãy chân nên ăn gì giàu magiê để xương thêm chắc khỏe, giảm nguy cơ tái gãy trong tương lai. Một số thực phẩm giàu magiê, tốt cho xương bao gồm: các loại đậu (đậu đen, đậu nành…), hạt (hạt điều, hạt dẻ, hạt hạnh nhân…), ngũ cốc (gạo lứt, yến mạch, lúa mì…), rau lá xanh (cải bó xôi, cải thìa,…).
Tương tự như canxi, phốt pho cũng là thành phần chính cấu tạo nên tinh thể hydroxyapatite [Ca₁₀(PO₄)₆(OH)₂] – thành phần chiếm 65 – 70% khối lượng xương, trực tiếp xây dựng nên cấu trúc xương. Do đó, người bị gãy chân nên ăn gì giàu phốt pho để hỗ trợ xương mau lành. Một số thực phẩm giàu phốt pho, tốt cho xương bao gồm: sữa và chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua, kem béo, súp kem, bánh pudding…), sô cô la, hải sản, nạc gia cầm, các loại đậu (đậu lăng, đậu Hà Lan…).
Protein cung cấp nhiều axit amin thiết yếu để cơ thể tổng hợp nên collagen – một mạng lưới mô liên kết đóng vai trò “giữ” chặt các tinh thể khoáng hydroxyapatite ở vị trí cố định, cung cấp cho xương một sức mạnh (sức chịu đựng) nhất định. Có thể ví von, nếu canxi là “gạch xây nhà” thì mạng lưới collagen chính là hệ thống “khung dầm – kèo cột”, kết cấu chịu lực chính trong cấu trúc xương.
Do đó, người bị gãy chân nên ăn gì giàu protein để cung cấp đủ “nguyên liệu” cần thiết cho cơ thể xây dựng mạng lưới collagen, giúp xương mau lành. Những nguồn thực phẩm giàu protein bao gồm: sữa, lòng trắng trứng, thịt nạc, phi lê cá, hải sản (tôm, cua, mực…) và các loại đậu.
Người bị gãy chân có thể bổ sung protein từ thịt, cá, trứng sữa và các loại đậu
Vitamin C hỗ trợ quá trình chữa lành xương bằng cách hydroxyl hóa hai axit amin là proline và lysine để tạo thành bó sợi collagen tuýp 1, đóng vai trò là mô liên kết chính trong xương. Trong nhiều nghiên cứu trên cả người và động vật, bổ sung vitamin C luôn cho thấy hiệu quả đẩy nhanh tốc độ chữa lành gãy xương. Đặc biệt, nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin C còn giúp giảm viêm, tăng cường sức đề kháng của những mô xương mới hình thành.
Do đó, người bị gãy chân nên ăn gì giàu vitamin C để hỗ trợ xương mau lành. Một số thực phẩm giàu vitamin C, tốt cho xương bao gồm: hoa quả tươi (ổi, dâu, cam, chanh, bưởi, kiwi…) và rau quả (bông cải xanh, cải xoăn, cà chua, ớt chuông…).
Sắt còn đóng vai trò hỗ trợ cơ thể vận chuyển oxy vào xương (thông qua tế bào hồng cầu) để giúp xương tự chữa lành. Nhờ đó, bổ sung sắt được chứng minh có thể làm gia tăng hoạt động của nguyên bào tạo xương (osteoclast), thúc đẩy quá trình tái tạo mô xương mới để “trám” đầy vết đứt gãy.
Vì thế, người bị gãy chân nên ăn gì chứa nhiều sắt để giúp xương mau lành. Một số thực phẩm giàu sắt, tốt cho xương bao gồm: nội tạng động vật, các loại rau lá sẫm màu (cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh…), các loại đậu (đậu nành, đậu Hà Lan…), hạt (hạnh nhân, điều, vừng…) và trái cây tươi (dâu, lựu, dưa hấu, nho…).
Theo nghiên cứu, kali trong thực phẩm có khả năng giúp cơ thể trung hòa lượng axit dư thừa trong máu, tạo môi trường bất lợi cho quá trình dị hóa xương; từ đó, góp phần bảo vệ mật độ khoáng chất trong xương và tăng tốc quá trình chữa lành. Vì thế, người bị gãy chân nên ăn gì giàu kali, chẳng hạn như: hoa quả tươi (chuối, cam, bưởi…), các loại rau lá sẫm màu (bó xôi, bông cải xanh…), củ quả (dưa chuột, khoai lang, khoai tây…), đậu và nấm.
Kẽm thúc đẩy quá trình chữa lành gãy xương bằng cách gia tăng nhiều thành phần protein có khả năng kích thích sự hình thành xương nguyên bào tạo xương, chẳng hạn như albumin, IGF-I và TGF-β1. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung 220mg kẽm sulfat / ngày trong liên tục trong 60 ngày có thể giúp tối ưu hóa quá trình chữa lành xương, đặc biệt là ở những phần xương dài như xương chân. Do đó, người bị gãy chân nên ăn gì chứa nhiều kẽm, chẳng hạn như: thịt nạc (bò, cừu, lợn…), thủy hải sản (hàu, tôm, cá…), sữa, trứng, các loại hạt, đậu, nấm và ngũ cốc nguyên hạt.
Thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt nạc, thủy hải sản, các loại hạt, đậu, nấm và ngũ cốc nguyên hạt
Vitamin B6 giúp kiểm soát nồng độ homocysteine – một loại axit amin có thể kích thích tế bào hủy xương (osteoclast) hoạt động quá mức, làm suy giảm mật độ khoáng chất và tăng nguy cơ tái gãy xương. Do đó, để bảo vệ xương khỏi tác động bất lợi của homocysteine, người bị gãy chân nên ăn gì chứa nhiều vitamin B6, chẳng hạn như: sữa, trứng, các loại cá, thịt nạc, nội tạng động vật, rau củ quả (khoai tây, cà rốt,…), trái cây tươi (chuối, bơ,…).
Tương tự như vitamin B6, các nghiên cứu mới nhất cho thấy, folate cũng có tác dụng kiểm soát nồng độ homocysteine và góp phần cải thiện mật độ khoáng chất trong xương, giúp xương mau lành. Vì thế, người bị gãy chân nên ăn gì chứa nhiều folate, chẳng hạn như: các loại rau củ quả (cải bó xôi, xà lách Romaine, măng tây, bông cải xanh, bắp cải Brussels…) cùng các loại đậu, thủy sản, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt.
Vitamin B12 có thể can thiệp vào quá trình tổng hợp DNA và ảnh hưởng đến sự hình thành mô xương. Nghiên cứu cho thấy, thiếu hụt vitamin B12 có thể làm suy giảm mật độ khoáng chất trong xương. Do đó, người bị gãy chân nên ăn gì giàu vitamin B12 để giúp xương mau lành. Một số thực phẩm giàu vitamin B12, tốt cho người bị gãy chân bao gồm: trứng, sữa, ngũ cốc, hải sản có vỏ (sò, hàu, nghêu…), nạc gà bỏ da, các loại cá và nấm.
Dưới đây là danh sách 12 thực phẩm tốt cho người gãy chân được các chuyên gia tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khuyến cáo:
Sữa được xem là một nguồn thực phẩm gần như “hoàn hảo” dành cho người gãy xương. Nguyên nhân là vì trong sữa chứa hàm lượng cao nhiều loại dưỡng chất tốt, giúp xương mau lành, chẳng hạn như: canxi, phốt pho, kẽm, vitamin D và K. Trong đó:
Tóm lại, người bị gãy chân nên ăn gì chứa nhiều sữa hoặc chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua,…) để xương mau liền. Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ dinh dưỡng của người trưởng thành nên tiêu thụ ít nhất 300 – 400ml sữa, còn trẻ em ít nhất từ 400 – 600ml sữa.
Sữa và các chế phẩm từ sữa là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của người bị gãy chân
Sau sữa, trứng là thực phẩm hiếm hoi chứa đủ cả canxi, sắt, phốt pho cùng hàm lượng cao vitamin B9, B12, D, K trong thành phần dinh dưỡng. Bên cạnh những dưỡng chất tốt cho xương kể trên:
Tương tự như đạm động vật, đậu nành là một trong những nguồn protein thực vật hoàn chỉnh, chứa tất cả 9 loại amino axit thiết yếu mà cơ thể con người cần. Protein đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hình thành collagen và tái tạo mô sau chấn thương.
Bên cạnh đó, đậu nành còn chứa một hàm lượng canxi cao (227mg canxi / 100g đậu, tức 28% nhu cầu khuyến nghị canxi hàng ngày dành cho người trưởng thành). Tiêu thụ đậu nành và các chế phẩm liên quan (đậu hủ, sữa đậu nành…) giúp xương có đủ “nguyên liệu” để tổng hợp nên hydroxyapatite, hợp chất quan trọng thúc đẩy xương nhanh liền , rút ngắn quá trình hồi phục sau chấn thương.
Tương tự như đậu nành, đậu đen cũng chứa nhiều protein tốt cho xương. Trung bình 100g đậu đen chứa đến 23.52 g protein, tương đương với 42% nhu cầu khuyến nghị protein hàng ngày dành cho người trưởng thành. Bên cạnh đó, đậu đen còn là một nguồn canxi, phốt pho và magie dồi dào, kích thích cơ thể tái tạo mô xương mới “trám” vào vết đứt gãy, giúp mau liền xương.
Hạt bí giàu magie và kẽm. Trung bình 100g hạt bí cung cấp 550 magiê và 7.64mg kẽm, tương đương với lần lượt là 130% và 69% nhu cầu khuyến nghị magie / kẽm hàng ngày dành cho người trưởng thành. Gia tăng hàm lượng magiê dung nạp qua khẩu phần ăn được chứng minh có thể làm gia tăng mật độ khoáng chất, giúp xương chắc khỏe. Trong khi đó, gia tăng lượng kẽm có thể tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ kháng viêm và giúp nhanh liền xương.
Các loại hạt chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng, bao gồm nhiều vitamin nhóm B, canxi, kẽm, kali, magiê và các hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm phenolics. Nhờ đó, tiêu thụ hạt, đặc biệt là hỗn hợp nhiều loại hạt khác nhau, được chứng minh có khả năng tăng cường sức khỏe của xương thông qua việc kích hoạt nguyên bào tạo xương và ức chế hoạt động của tế bào hủy xương.
Tiêu thụ các loại hạt tốt cho xương nhờ chứa nhiều vitamin nhóm B, canxi, kẽm, kali và magiê
Tính trên cùng một đơn vị khối lượng, ớt chuông chứa hàm lượng vitamin C nhiều gấp 1.6 lần quả cam. Trên thực tế, mỗi ngày bạn chỉ cần tiêu thụ 100g ớt chuông là đã cung cấp đầy đủ hàm lượng vitamin C mà cơ thể cần. Đối với người bị gãy xương, vitamin C vừa thúc đẩy quá trình hình thành mô liên kết (collagen) trong xương, vừa có đặc tính chống oxy hóa và kháng viêm; nhờ đó, giúp xương nhanh lành. Tóm lại, người bị gãy chân nên ăn gì chứa thành phần chính là ớt chuông để bổ sung đầy đủ vitamin C cho cơ thể, chẳng hạn như: bò xào ớt chuông, thịt xiên nướng ớt chuông, gỏi ớt chuông tôm thịt…
Gần một nửa cấu trúc xương của bạn được làm từ protein. Cơ thể bạn cần protein, mà cụ thể là axit amin – sản phẩm từ quá trình phân giải protein, để tổng hợp nên mô xương mới, phục vụ cho việc sửa chữa sau khi bị gãy xương. Thịt nạc là một nguồn cung cấp protein dồi dào, cung cấp đủ 9 loại axit amin cần thiết mà cơ thể cần.
Tuy nhiên, khi lựa thịt nạc, bạn nên ưu tiên thịt gia cầm và thủy sản thay vì tiêu thụ thịt gia súc. Bởi lẽ, trong phần thịt nạc gia súc (dù không nhìn thấy mỡ), vẫn còn tồn đọng một lượng đáng kể chất béo bão hòa, có thể làm tăng nguy cơ gây viêm, khiến xương chậm lành.
Cá béo là nhóm các loại cá sống ở vùng biển lạnh, bao gồm: cá hồi, cá bơn, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá hồi, cá thu…. Bên cạnh hàm lượng protein cao tương tự như thịt nạc, thịt các loại cá béo còn chứa nhiều omega-3, một loại chất béo bão hòa có đặc tính kháng viêm, hỗ trợ kiểm soát tình trạng sưng viêm quá mức tại điểm gãy xương.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy, axit béo omega-3 có khả năng làm giảm nồng độ huyết thanh của prostaglandin E2 (PGE2) và interleukin-1 (IL-1) – hai hợp chất quan trọng có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu xương, khiến xương chậm lành. Do đó, người bị gãy chân nên ăn gì chứa cá béo để bảo vệ xương khỏi những tác động bất lợi từ quá trình tiêu xương.
Nho chứa nhiều chất chống oxy hóa resveratrol. Nghiên cứu cho thấy, resveratrol có khả năng tăng cường hoạt động biệt hóa của nguyên bào tạo xương, giúp xương nhanh chóng hình thành mô mới; đồng thời, bảo vệ tế bào mô mới khỏi các phản ứng viêm gây nên bởi sự tấn công của các gốc tự do.
Tiêu thụ nho hỗ trợ thúc đẩy quá trình hình thành mô xương mới
Cải xoăn giàu vitamin K. Trung bình 100g cải xoăn cung cấp tới 817 μg vitamin K , tức gấp 7.78 lần hàm lượng khuyến nghị vitamin K hàng ngày dành cho người trưởng thành. Đối với người gãy xương, vitamin K giúp kích hoạt osteocalcin, một loại protein có tác dụng “kết dính” canxi vào xương để trám đầy vết đứt gãy. Do đó, người bị gãy chân nên ăn gì chứa thành phần chính cải xoăn để bổ sung đầy đủ vitamin K cho cơ thể, giúp xương mau lành.
Tương tự như cải xoăn, mùi tây cũng chứa nhiều vitamin K, hỗ trợ cơ thể ưu tiên “trám” canxi vào xương để chữa lành vết đứt gãy. Mặt khác, trong mùi tây còn chứa cả canxi, vitamin c và ergosterol – tiền chất của vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi hiệu quả, hỗ trợ quá trình hồi phục xương.
Để xương mau liền, người bị gãy chân cần kiêng ăn gì gây cản trở hấp thu canxi kích thích viêm, ức chế hoạt động của nguyên bào tạo xương hoặc tăng cường hoạt động của tế bào tiêu xương, chẳng hạn như: thức ăn nhiều muối, đường, chất béo bão hòa và chất kích thích (cồn, caffeine…). Cụ thể như sau:
Thức ăn mặn chứa nhiều muối natri. Tiêu thụ nhiều hơn 5g muối natri / ngày có thể gây khiến nước tích tụ quá mức trong mạch máu, làm tăng nguy cơ phù nề và sưng viêm tại vết đứt gãy, khiến xương chậm phục hồi. Do đó, người bị gãy chân kiêng ăn gì chứa nhiều muối (thức ăn mặn) thường là lời khuyên đầu tiên được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. Một số thức ăn mặn không tốt cho xương bao gồm: thực phẩm muối chiên, các loại mắm, thực phẩm đóng hộp, đồ lên men, đồ chế biến sẵn (lạp xưởng, pate, xúc xích, thịt xông khói…).
Đồ ngọt chứa nhiều đường. Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng mức đường huyết glucose trong máu, tạo điều kiện thuận lợi cho các phản ứng viêm nhiễm tiến triển, làm suy giảm quá trình hình thành xương và khiến xương lâu lành. Mặt khác, tiêu thụ nhiều đồ ăn ngọt còn làm tăng nguy cơ gây thiếu hụt cả canxi và vitamin D, hai dưỡng chất quan trọng giúp chữa lành xương sau khi bị gãy. Do đó, người bị gãy chân không nên ăn gì chứa quá nhiều đường (quá ngọt), chẳng hạn như: bánh kẹo, nước ngọt có ga, nước tăng lực, hoa quả sấy khô, bánh kem, kem tươi….
Người bị gãy chân không nên ăn gì chứa nhiều đường như bánh kẹo và nước ngọt
Tiêu thụ rượu bia là tác nhân hàng đầu khiến khả năng chữa lành xương bị suy giảm. Nghiên cứu cho thấy, tiếp xúc với rượu bia làm tăng căng thẳng oxy hóa, kích hoạt các yếu tố phiên mã làm gián đoạn quá trình sản sinh collagen của tế bào gốc trung mô (mesenchymal stem cells), khiến xương chậm phục hồi. Do đó, bị gãy chân kiêng gì chứa rượu, bia… là nguyên tắc dinh dưỡng hàng đầu mà bạn cần tuân thủ để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ.
Nghiên cứu cho thấy, caffeine, hợp chất kích thích thần kinh chứa trong cà phê và trà đặc, có thể gây tác động tiêu cực lên lên quá trình hồi phục xương bằng cách thúc đẩy bài tiết canxi qua thận và ức chế hoạt động của nguyên bào tạo xương; từ đó, khiến xương bị “thất thoát” canxi và chậm phục hồi. Vì thế, người bị gãy chân không nên ăn gì hoặc uống gì chứa thành phần là caffeine, chẳng hạn như cà phê, trà đặc hoặc nước tăng lực để giúp xương mau lành.
Đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ thường chứa nhiều chất béo bão hòa. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ chất béo bão hòa càng nhiều thì mật độ khoáng xương ở xương đùi càng suy giảm, đặc biệt ở nam giới trên 50 tuổi. Do đó, người bị gãy chân nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn chiên xào càng nhiều càng tốt. Nếu được, bạn nên chiên / xào thực phẩm với dầu ô-liu, thay vì dùng dầu công nghiệp hoặc mỡ động vật để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình chữa lành của xương.
Trên hành trình chữa lành xương, việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng theo sự tư vấn của chuyên gia là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh. Để giúp bạn xây dựng được một chế độ ăn khoa học, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome đã cho ra đời dịch vụ tư vấn thực đơn chuyên nghiệp, giúp bạn thiết kế một chế độ ăn uống khoa học dành riêng cho giai đoạn điều trị gãy xương. Chi tiết hơn, dịch vụ này có thể giúp bạn:
Minh họa quá trình tư vấn thực đơn tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome
Lưu ý:
Mỗi cá nhân có nhu cầu và tình trạng sức khỏe khác nhau, do đó mỗi thực đơn cần được thiết kế riêng biệt để phù hợp với thể trạng từng người. Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, dịch vụ tư vấn thực đơn luôn được vận hành dưới sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia dinh dưỡng với bộ phận xét nghiệm cận lâm sàng; từ đó, thiết kế được thực đơn vừa phù hợp với sở thích ăn uống của bạn, vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể cần.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn còn cần phải điều chỉnh thói quen nghỉ ngơi, sinh hoạt và vận động để thích ứng với quá trình điều trị gãy chân. Một số lưu ý trong chế độ chăm sóc và phục hồi sau gãy chân bạn cần lưu ý bao gồm:
Thời điểm áp dụng | Các lưu ý liên quan |
Chăm sóc sau khi bó bột | – Nếu cảm thấy bột bó quá chặt, khiến da chân bạn căng tức hoặc có cảm giác tê, lạnh ở các đầu chi, cần thông báo ngay cho bác sĩ để tránh biến chứng hoại tử chân do bó bột quá chặt;
– Hạn chế di chuyển và kê cao chân được bó bột trong 72 giờ đầu; – Giữ cho bột khô ráo và sạch sẽ. – Không dùng vật dụng để gãi ngứa. – Không tự ý cắt bột. – Nếu bột có màu đỏ do rò rỉ máu, cần thông báo ngay cho bác sĩ. |
Chăm sóc sau phẫu thuật điều trị xương | – Nằm lại bệnh viện 24 giờ sau khi ca mổ hoàn tất để tiếp tục theo dõi biến chứng;
– Nếu vết thương sưng, viêm, rò rỉ máu hoặc dịch, cần thông báo ngay cho bác sĩ; – Trở lại bệnh viện sau 7 ngày để cắt chỉ vết mổ (nếu mọi thứ diễn ra thuận lợi); – Kê cao phần chân bị gãy sau phẫu thuật để tránh bị dồn máu và chất lỏng gây tích nước, phù nề, sưng viêm. |
Vận động phục hồi | – Sau phẫu thuật / bó bột chân, người bệnh vẫn có thể tập cử động các khớp nằm gần vết thương (một cách có kiểm soát) để tránh bị cứng khớp và teo cơ trong suốt một thời gian dài dưỡng thương;
– Chỉ đứng lên tập đi khi được sự cho phép từ bác sĩ; – Luôn bắt đầu đi lại với các dụng cụ hỗ trợ (nạng, giá inox chống đỡ…) để giảm tối đa áp lực tì đè lên phần xương chân mới lành; – Khi chân đã quen với việc chống nạng, hỏi ý kiến bác sĩ về việc tập sinh hoạt thông thường như lên xuống cầu thang, tập ngồi xổm đứng lên tại chỗ (nếu có thể)… |
Trên đây là những thông tin quan trọng về chế độ dinh dưỡng và lưu ý khi chăm sóc người bị gãy chân. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã phần nào hình dung được người bị gãy chân nên ăn gì, không nên ăn gì và cần lưu ý gì để đảm bảo hiệu quả phục hồi xương diễn ra tối ưu.
Kê cao chân trong vòng 72 giờ đầu sau bó bột giúp làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng phù nề và sưng viêm
Tóm lại, gãy chân là một tình trạng không chỉ gây đau đớn về mặt thể chất mà còn mang tới những thách thức về mặt tinh thần. Điều trị gãy xương là một hành trình dài đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa chế độ dinh dưỡng với các phương pháp điều trị truyền thống như phẫu thuật và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Để tối ưu quá trình hồi phục, việc hiểu rõ gãy chân nên ăn gì và kiêng gì là điều vô cùng quan trọng. Vì thế, nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề bị gãy chân nên ăn gì, hãy nhanh tay liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome theo số hotline 1900 633 599 để được tư vấn chi tiết. Chúc bạn mau chóng hồi phục!