Mới mổ xương xong nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc của nhiều người. Hiện nay, có thông tin truyền miệng cho rằng, người sau phẫu thuật xương cần kiêng cử nhiều loại thực phẩm khác nhau để vết thương mau lành. Vậy, chuyên gia dinh dưỡng nhận định như thế nào về vấn đề này? Để làm rõ vấn đề người mới mổ xương nên ăn gì, mời bạn cùng tham khảo những thông tin sau đây để có thể xây dựng được cho mình chế độ ăn uống phù hợp, giúp hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi sau mổ xương.
Người mới mổ xương xong nên xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của vết thương mổ xương, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Bởi vì, sau phẫu thuật mổ xương, quá trình trao đổi chất trong cơ thể có thể bị xáo trộn, dẫn đến xảy ra các phản ứng viêm, làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Do đó, xây dựng chế độ dinh dưỡng riêng biệt và phù hợp là điều cần thiết giúp giải quyết các phản ứng căng thẳng, phòng tránh tình trạng giảm khối lượng cơ và thúc đẩy quá trình hồi phục chức năng hoạt động của người sau mổ xương. Để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp, người bệnh sau mổ xương cần tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng.
Để làm rõ vấn đề người mới mổ xương xong nên ăn gì, mời bạn tìm hiểu một số gợi ý từ các chuyên gia tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome ngay sau đây:
Canxi là khoáng chất thiết yếu trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng nên cấu trúc xương mới, giúp xương mau lành. Thông thường, quá trình chữa lành xương sau mổ cần diễn ra tuần tự theo 3 giai đoạn, bao gồm: giai đoạn viêm, giai đoạn phục hồi và giai đoạn tái tạo. Khi đó, cơ thể sẽ hấp thụ canxi từ phẩm để phục vụ cho quá trình này. Vì vậy, cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết là yếu tố quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho người sau mổ xương.
Theo khuyến nghị, người trưởng thành cần tiêu thụ từ 1000 – 1200 mg canxi / ngày. Vậy, người mới mổ xương xong nên ăn gì để bổ sung canxi? Một số thực phẩm giàu canxi, tốt cho người sau phẫu thuật xương bao gồm: các loại hạt (hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt phỉ…), sữa và sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua, phô mai…), rau xanh (cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh…), các loại cá (cá mòi, cá hồi…).
Các loại thực phẩm giàu canxi tốt cho sức khỏe người mới phẫu thuật xương
Theo khuyến nghị, để duy trì sức khỏe xương và hỗ trợ xương gãy mau lành, cơ thể cần tiêu thụ khoảng 1.2 g protein / kg / ngày. Bởi vì, protein là thành phần quan trọng cấu thành nên xương (chiếm 50% thể tích xương), đồng thời giúp tối ưu quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể. Do đó, bổ sung protein giúp người sau phẫu thuật điều trị xương gãy mau hồi phục sức khỏe.
Vậy, người mới mổ xương xong nên ăn gì để bổ sung đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể? Một số loại thực phẩm giàu protein mà người sau mổ xương nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình bao gồm: trứng, cá, thịt, sữa và chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…), các loại đậu (đậu nành, đậu lăng…), ngũ cốc nguyên hạt….
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ ruột non tốt hơn, đồng thời hỗ trợ xương duy trì được lượng mật độ khoáng chất cần thiết. Bên cạnh đó, vitamin D cũng mang lại tác động hỗ trợ điều chỉnh phản ứng miễn dịch và phát triển tế bào trong cơ thể. Do đó, người sau mổ xương nên bổ sung thêm vitamin D từ nguồn thực phẩm, điển hình như: các loại nấm (nấm hương, nấm mỡ, nấm bào ngư…), mỡ cá béo (cá mòi, cá trích, cá hồi, cá ngừ….), sữa và chế phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng….
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D giúp người mới mổ xương mau hồi phục
Vitamin C mang lại tác động tích cực giúp cơ thể sản sinh collagen hiệu quả hơn. Trong đó, collagen là mô liên kết tạo nên sức bền, độ chắc khỏe cho xương. Vì vậy, để nhanh chóng hồi phục, thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh sau mổ xương cần đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu vitamin C, tốt cho người sau phẫu thuật xương bao gồm: ớt chuông, cà chua, trái cây họ cam quýt, rau xanh, khoai tây, bông cải xanh….
Theo khuyến nghị, lượng vitamin C cần tiêu thụ ở nữ giới là 75 mg / ngày và nam giới là 90 mg / ngày. Lưu ý, để phòng tránh các rủi ro về sức khỏe như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…. bạn không được tiêu thụ nhiều hơn 2000 mg vitamin C / ngày.
Theo nghiên cứu, chất sắt góp phần vào quá trình chuyển hóa vitamin D và tổng hợp collagen của cơ thể. Vì vậy, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt vào thực đơn dinh dưỡng của người sau mổ xương có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng.
Người mới mổ xương xong nên ăn gì để bổ sung chất sắt cho cơ thể? Một số thực phẩm giàu chất sắt nên có trong bữa ăn hàng ngày của người sau phẫu thuật xương bao gồm: các loại thịt (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà…), các loại cá (cá mòi, cá ngừ…), rau màu sắc đậm (cải bó xôi, cần tây, rau dền đỏ…)….
Người sau mổ xương có thể bổ sung chất sắt từ nguồn thực phẩm giàu sắt
Người trưởng thành được khuyến nghị tiêu thụ từ 3500 – 4700 mg kali mỗi ngày. Khi cơ thể nhận đủ lượng kali cần thiết sẽ giảm thiểu nguy cơ thất thoát canxi vào nước tiểu một cách đáng kể. Như vậy, lượng canxi phục vụ cho quá trình cải thiện xương gãy sau phẫu thuật sẽ được cơ thể giữ lại một cách tối ưu.
Do đó, sau quá trình phẫu thuật xương, người bệnh cần bổ sung đủ lượng kali cần thiết để có thể thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Các loại thực phẩm giàu kali nên có trong thực đơn dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật xương bao gồm: các loại cá (cá hồi, cá tuyết…), trái cây (dưa lưới, chuối, dưa hấu, quả bơ…), rau lá xanh (cải thìa, cải bó xôi, cải xoăn…), sữa, sữa chua,…
Nghiên cứu cho thấy, sự thiếu hụt magie có thể ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đến sức khỏe của hệ xương, cụ thể:
Do đó, bổ sung thực phẩm giàu magie là điều cần thiết cho người vừa trải qua quá trình phẫu thuật xương. Vậy, người mới mổ xương xong nên ăn gì để bổ sung magie cho cơ thể? Các loại thực phẩm giàu magie mà bạn nên bổ sung bao gồm: các loại hạt (hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều…), sôcôla đen, quả bơ, các loại đậu (đậu phộng, đậu nành, đậu lăng…), ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, lúa mạch, lúa mì…).
Thực phẩm giàu magie tốt cho sức khỏe của người vừa mới trải qua quá trình mổ xương
Kẽm đã được chứng minh là có tác động tối ưu hóa hoạt động của vitamin D; từ đó, hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Bên cạnh đó, kẽm còn hỗ trợ thúc đẩy các thành phần protein có lợi trong xương gia tăng đáng kể, bao gồm TGF-β1, albumin, IGF-I…. Vì vậy, bổ sung kẽm từ nguồn thực phẩm là việc làm cần thiết cho người vừa trải qua quá trình phẫu thuật điều trị xương gãy.
Vậy, người mới mổ xương xong nên ăn gì để bổ sung kẽm cho cơ thể? Một số thực phẩm giàu kẽm mà người phẫu thuật xương nên ăn bao gồm: các loại cá biển, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, hàu, khoai tây….
Theo nghiên cứu, vitamin B6 đóng vai trò là một loại enzyme cần thiết cho chuỗi liên kết ngang của collagen – mạng lưới mô liên kết giúp duy trì độ chắc khỏe của xương. Sự thiếu hụt vitamin B6 có thể gây tăng nồng độ hormone homocysteine, dẫn đến phá vỡ chuỗi liên kết ngang của collagen trong ma trận mô liên kết của xương, khiến xương lâu lành. Vì vậy, người sau mổ xương cần bổ sung vitamin B6 vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để có thể thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng.
Vậy, người mới mổ xương xong nên ăn gì để bổ sung vitamin B6 cho cơ thể? Các loại thực phẩm giàu vitamin B6, tốt cho người sau phẫu thuật xương bao gồm: các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng, đậu tây…), các loại hạt (hạt vừng, hạt phỉ, hạt điều…), ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, lúa mì…), cá hồi, sữa, trứng, khoai lang, cà rốt,….
Vitamin B12 có liên quan đến hoạt động của hai loại enzym là methionine synthase và L – methylmalonyl – coenzym A (CoA) mutase. Đây là hai loại enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa homocysteine. Do đó, sự thiếu hụt vitamin B12 có thể gây gia tăng nồng độ hormone homocysteine, thúc đẩy hoạt động của tế bào hủy xương; từ đó, làm giảm thiểu mật độ khoáng chất trong xương. Do đó, người sau phẫu thuật xương cần bổ sung đủ lượng vitamin B12 cần thiết để có thể rút ngắn thời gian phục hồi.
Theo nghiên cứu, lượng tiêu thụ vitamin B12 an toàn là dưới 5 mcg / ngày. Vậy, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vitamin B12 mà cơ thể cần, người mới mổ xương xong nên ăn gì? Các loại thực phẩm cung cấp vitamin B12 vừa phải, tốt cho hệ xương bao gồm: cá (cá hồi, cá ngừ…), sữa tươi, phô mai, ngũ cốc nguyên hạt, rong biển….
Người mới mổ xương nên bổ sung vitamin B12 từ các thực phẩm như bông cải xanh, bí đao, rau diếp cá….
Việc bổ sung axit folic đã được nghiên cứu chứng minh có thể giúp làm giảm nồng độ hormone homocysteine một cách đáng kể; từ đó, hỗ trợ duy trì mật độ xương khỏe mạnh. Vì vậy, bổ sung axit folic từ nguồn thực phẩm là điều cần thiết cho người vừa trải qua quá trình phẫu thuật điều trị xương gãy.
Vậy, người mới mổ xương xong nên ăn gì để bổ sung axit folic cho cơ thể? Các loại thực phẩm cung cấp axit folic nên có trong chế độ ăn uống hàng ngày của người vừa mổ xương bao gồm: bông cải xanh, rau diếp cá, bí đao, các loại nấm (nấm hương, nấm bào ngư…), các loại đậu (đậu nành, đậu tây, đậu hà lan…)….
Tương tự như canxi, phốt pho cũng là thành phần cấu thành nên hydroxyapatite – một phức hợp giúp tăng mật độ khoáng chất trong xương. Thế nên, việc bổ sung đủ lượng phốt pho là điều cần thiết giúp người vừa trải qua quá trình phẫu thuật xương mau hồi phục. Người mới mổ xương xong nên ăn gì để cung cấp đủ lượng phốt pho cần thiết cho cơ thể? Một số thực phẩm giàu phốt pho, tốt cho người bệnh sau mổ xương bao gồm: thịt nạc gia cầm, gia súc; các loại đậu; hải sản….
Theo khuyến nghị, người trưởng thành cần tiêu thụ khoảng 700 mg phốt pho / ngày. Lưu ý, bạn không nên dung nạp nhiều hơn lượng tiêu thụ được khuyến nghị; bởi vì, điều này có thể gây mất cơ bằng nồng độ canxi và phốt pho trong máu. Khi đó, để cân bằng lại chỉ số phốt pho chênh lệch, cơ thể sẽ có xu hướng “hút ngược” canxi trong xương vào máu và gây suy giảm mật độ xương.
Bổ sung vừa đủ phốt pho từ thực phẩm có thể giúp người mới mổ xương rút ngắn thời gian hồi phục
Bên cạnh việc tìm hiểu người mới mổ xương nên ăn gì, bạn cũng cần nắm rõ các món ăn cần tránh để có thể thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe. Dưới đây là các loại thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người sau mổ xương không nên tiêu thụ:
Dưới 5g / ngày là lượng tiêu thụ muối ăn toàn được khuyến nghị ở người trưởng thành. Người mới mổ xương xong nên tránh dung nạp các loại thực phẩm nhiều muối như thức ăn đóng hộp, xúc xích, mì ăn liền, thịt xông khói…. Bởi vì, tiêu thụ thức ăn mặn chứa nhiều muối có thể khiến cho lượng canxi thất thoát qua nước tiểu tăng cao. Khi đó, cơ thể sẽ không duy trì đủ lượng canxi cần thiết để phục vụ cho quá trình hình thành xương mới, kéo dài thời gian hồi phục ở người bệnh.
Để thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, người mới mổ xương xong nên kiêng các món ăn chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo, trà sữa…. Bởi vì, theo nghiên cứu, tiêu thụ nhiều đường có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của hệ xương bằng cách:
Món ăn nhiều đường có thể kéo dài thời gian hồi phục ở người sau mổ xương
Tiêu thụ nhiều rượu bia có thể làm cơ thể giảm khả năng hấp thụ canxi, gây cản trở sự hình thành tế bào xương mới. Bên cạnh đó, uống nhiều rượu bia có thể khiến cho cơ thể bị mất nước và cân bằng điện giải; từ đó, kéo dài quá trình hồi phục xương. Vì vậy, người sau mổ xương nên kiêng uống rượu bia để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn.
Lượng cà phê tiêu thụ an toàn ở nữ giới khoảng từ 940 – 1410 ml / ngày và ở nam giới khoảng từ 234 – 705 ml / ngày. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ nhiều hơn dung lượng cà phê được khuyến nghị sẽ gây dư thừa chất caffeine, làm suy giảm sự hấp thụ canxi trong cơ thể; từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục của người sau mổ xương.
Theo nghiên cứu, chất EGCG và caffeine trong trà có thể gây ức chế sự biệt hóa của các nguyên bào xương; từ đó, làm giảm sự hình thành xương mới trong cơ thể. Vì vậy, để tối ưu hiệu quả hồi phục sau mổ xương, người bệnh cần tránh uống trà đậm đặc.
Nghiên cứu cho biết, tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa có thể làm giảm sự hấp thụ canxi ở ruột, dẫn đến thiếu hụt canxi cho quá trình hồi phục xương gãy. Vì thế, sau mổ xương, người bệnh cần hạn chế các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ vì chúng rất giàu chất béo bão hòa; thay vào đó, bạn có thể ưu tiên chế biến món ăn bằng cách hấp, luộc, nấu canh, hầm….
Ăn nhiều món cay nóng có thể khiến cho các phản ứng phụ sau gây tê hoặc gây mê trong quá trình phẫu thuật trở nên nghiêm trọng hơn, phổ biến nhất là buồn nôn và nôn ói. Bên cạnh đó, đồ cay nóng cũng góp phần khiến cho dạ dày bị nóng rát, khó chịu, dẫn đến tình trạng chán ăn, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng sau mổ. Do đó, người sau phẫu thuật xương cần hạn chế thức ăn cay nóng để có thể sớm hồi phục.
Thức ăn cay nóng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa sau mổ
Dưới đây là cách chăm sóc sau mổ xương đúng cách, giúp người bệnh có thể nhanh chóng hồi phục, bao gồm:
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề người mới mổ xương xong nên ăn gì và kiêng gì mà bạn đang quan tâm. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này người bệnh sau phẫu thuật xương có thể xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp; từ đó, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Nếu như bạn cần được tư vấn về vấn đề người mới mổ xương nên ăn gì, hãy liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome qua số hotline 1900 633 599. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.