Trả lời được câu hỏi người bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì hoặc nên ăn gì sẽ giúp bạn xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, góp phần “xoa dịu” mức độ nghiêm trọng của những cơn đau khớp. Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không nên ăn gì hoặc nên ăn gì chưa bao giờ là một hành trình dễ dàng. Vì thế, ngay trong bài viết dưới đây, hãy để Hệ thống Phòng khám dinh dưỡng Nutrihome cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác cho những thắc mắc nêu trêu.
Người bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính về cơ xương khớp phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do hệ thống miễn dịch bị rối loạn, tấn công “nhầm” vào các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Để cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp, bạn cần kết hợp các phương pháp điều trị chuyên sâu với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt theo chỉ định của bác sĩ.
Xây dựng thực đơn cho người bị viêm khớp dạng thấp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh lý. Cụ thể, người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thưởng phải đối mặt với nhiều vấn đề như:
Lúc này, áp dụng một chế độ ăn uống khoa học vừa có khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản, vừa cung cấp các dưỡng chất kháng viêm, góp phần làm dịu khu vực tổn thương và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì để thực hiện mục tiêu trên?
Người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa khác, cụ thể như sau:
Có đến 84% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vitamin D. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh lý này chuyển biến xấu, dẫn đến nhiều biến chứng như loãng xương, nhiễm trùng,… Vì vậy, để kiểm soát mức độ viêm nhiễm và tránh các rủi ro nguy hiểm, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn gì chứa nhiều vitamin D như trứng, sữa, rong biển, dầu gan cá,…
Omega-3 là chất kháng viêm tự nhiên, có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây viêm và điều chỉnh phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Dưỡng chất này đã được chứng minh là có khả năng làm giảm tần suất và cường độ của các cơn đau khớp dạng thấp. Do đó, chế độ ăn cho người bệnh viêm khớp dạng thấp nên chứa các thực phẩm giàu omega-3, chẳng hạn như: cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ, quả óc chó, dầu ô liu,…
Omega-3 có đặc tính kháng viêm, giúp làm giảm tần suất và cường độ của các cơn đau khớp dạng thấp
Chất xơ được chia thành 2 loại, bao gồm chất xơ hoà tan và chất xơ không hòa tan:
Tiêu thụ chất xơ được chứng minh có khả năng giúp giảm viêm toàn thân, từ đó góp phần ngăn chặn sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, để tình trạng viêm nhiễm không chuyển biến xấu, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn gì chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là các loại rau củ (bông cải xanh, rau muống, rau cải canh,…), hạt (hạt lanh, hạt điều, hạt óc chó,…) và ngũ cốc nguyên hạt (lúa mạch, gạo lứt, ngô, khoai,…).
Vitamin A, C, E và K đều là các dưỡng chất có khả năng tiêu diệt mạnh mẽ các gốc tự do gây viêm; từ đó, cải thiện tình trạng sưng đau tại khớp. Người bệnh có thể bổ sung các dưỡng chất này từ các loại rau củ (xà lách, ớt chuông, cà chua, cà rốt, dưa chuột, cải bó xôi,…), trái cây (thanh long, bưởi, quýt, lê, táo,…),…
Theo nghiên cứu, sự mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý mãn tính, bao gồm viêm khớp dạng thấp. Trong khi đó, các chất chống oxy hóa như polyphenols, flavonoids, sulforaphane,… lại có công dụng mạnh mẽ trong việc khôi phục lại cân bằng oxy hóa trong cơ thể, góp phần làm dịu tình trạng viêm nhiễm. Vì vậy, người bệnh viêm khớp nên ăn gì giàu chất chống oxy hóa như rau lá xanh, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám,…
Ăn nhiều thực phẩm chứa prebiotic và probiotic sẽ giúp ổn định hệ sinh đường ruột, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, từ đó làm giảm tình trạng sưng viêm khớp. Một số thực phẩm giàu prebiotic và probiotic bao gồm: sữa chua, giấm táo, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt.
Tương tự như vitamin D, sự thiếu hụt canxi cũng là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh. Điều này có thể là tác nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: loãng xương, khớp biến dạng, nhiễm trùng, hội chứng Sjogren, bệnh tim mạch và ung thư. Do đó, các thực phẩm chứa canxi như sữa, rong biển, các loại đậu, ngũ cốc,… là lựa chọn không thể chiếu trong thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi giúp người bệnh viêm khớp dạng thấp phòng tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm
Có đến 64% người bệnh viêm khớp dạng thấp phải đối mặt với tình trạng thiếu sắt, khiến tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Bởi lẽ, thiếu sắt gây thiếu máu, cản trở quá trình vận chuyển oxy và các chất chống viêm đến khu vực tổn thương. Vì vậy, để làm dịu các cơn đau khớp, bổ sung thực phẩm giàu sắt là việc làm cần thiết. Một số thực phẩm giàu sắt bao gồm: thịt đỏ (bò, lợn,…), thủy hải sản (cá thu, cá mòi, cá ngừ, sò, tôm,…), các loại đậu và hạt.
Dưới đây là danh sách 20 loại thực phẩm tốt dành cho người bệnh viêm khớp dạng thấp được các chuyên gia tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khuyến nghị:
Dầu ô-liu là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào, có tác dụng hỗ trợ quá trình kháng viêm và ngăn chặn các tổn thương khớp lan rộng. Do đó, sử dụng loại dầu này thay cho mỡ động vật có thể giúp người bệnh viêm khớp cải thiện tình trạng sưng viêm và duy trì thể trạng khỏe mạnh.
Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất,… chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau, có thể hỗ trợ làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm khớp. Ngoài vitamin C và E – hai chất chống oxy hóa phổ biến, resveratrol (có nhiều trong nho, mâm xôi, việt quất) cũng được chứng minh là có khả năng kiểm soát tình trạng viêm màng hoạt dịch và làm chậm tiến trình phá huỷ sụn khớp – hai hệ quả của bệnh lý viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung các loại quả trên vào thực đơn hàng ngày.
Cà rốt có khả năng cung cấp hàm lượng lớn beta-carotene (tiền chất của vitamin A). Trong khi đó, việc thiếu hụt loại vitamin này ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đã được chỉ rõ là có thể làm suy yếu khả năng kháng viêm và chống oxy hóa trong cơ thể. Vì vậy, cà rốt sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc để bạn bổ sung vào danh sách bệnh nhân viêm khớp nên ăn gì.
Ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm lúa mạch, gạo lứt, yến mạch,… là nguồn cung cấp dồi dào các dưỡng chất tốt cho bệnh nhân viêm khớp, như chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin nhóm B, kẽm, sắt, magie. Vì vậy, tiêu thụ loại thực phẩm này thay cho ngũ cốc tinh chế (gạo trắng, bánh mì trắng,…) có thể giúp người bệnh cải thiện tần suất và cường độ các cơn đau khớp, cũng như duy trì thể trạng khỏe mạnh, tránh các biến chứng về thận và tim mạch.
Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt giúp cung cấp nhiều vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp
Các hợp chất trong gừng như 6-gingerol, 6-shogaol,… có khả năng kháng viêm mạnh mẽ thông qua việc ức chế sản sinh các chất trung gian gây viêm. Vì vậy, để giảm mức độ viêm khớp dạng thấp và ngăn ngừa diện tích viêm nhiễm lan rộng, người bệnh có thể bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày.
Dứa rất giàu vitamin C và enzyme bromelain – hai hợp chất kháng viêm, có khả năng giảm đau và sưng ở người bệnh viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong 100 g loại quả này có thể đáp ứng khoảng 79% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Do đó, đối với người bệnh cần bổ sung các chất kháng viêm, dứa sẽ là một trong những món ăn không thể thiếu.
Theo nghiên cứu, hoạt chất curcumin trong củ nghệ có đóng góp tích cực trong việc kiểm soát tình trạng viêm khớp dạng thấp. Cụ thể, hoạt chất này giúp cải thiện hiện tượng sưng khớp và cứng khớp buổi sáng ở người bệnh. Vì vậy, bổ sung nghệ vào chế độ dinh dưỡng có thể làm giảm các ảnh hưởng tiêu cực của bệnh lý lên sinh hoạt hàng ngày.
Hợp chất EGCG trong trà xanh có đặc tính oxy hóa mạnh gấp 100 lần vitamin C. Vào cơ thể, EGCG sẽ góp phần tiêu diệt các gốc tự do và tác nhân gây viêm, làm giảm cường độ các cơn đau khớp. Ngoài ra, thức uống này còn chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hoá khác như: catechin, epicatechin, epicatechin gallate,…, giúp ngăn ngừa vùng viêm nhiễm lan rộng. Nhờ đó, trà xanh có thể là một thức uống hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng viêm khớp dạng thấp mà bạn không nên bỏ qua.
Các chất chống oxy hóa như vitamin C, quercetin và anthocyanins được tìm thấy nhiều trong cherry. Do đó, việc tiêu thụ loại quả này có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm ở các khớp xương. Ngoài ra, cherry cũng được chứng minh có công dụng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout – một biến chứng khác gây viêm khớp mà 5.3% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp mắc phải. Tóm lại, cherry là một loại thực phẩm có lợi cho người bệnh viêm khớp dạng thấp mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn của mình càng sớm càng tốt.
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ,… là nguồn protein dồi dào, song lại chứa ít các chất gây viêm (chất béo bão hòa, tinh bột hấp thụ nhanh, purin,…), giúp người bệnh vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa kiểm soát tình trạng viêm khớp. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, hỗ trợ làm giảm tần suất và cường độ các cơn đau ở khớp xương.
Các loại đậu vừa giàu vitamin và chất xơ, vừa chứa ít các chất gây viêm
Bông cải xanh sở hữu hàm lượng cao chất xơ và các chất chống oxy hóa như vitamin C, indole, sulforaphane, có tác dụng bảo vệ các khớp xương khỏi gốc tự do và tác nhân gây viêm. Vì vậy, bổ sung loại rau này vào thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp có thể giúp cải thiện tình trạng viêm một cách đáng kể.
Trái cây có múi như bưởi, cam, quýt là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin C dồi dào. Chúng có tác dụng hỗ trợ làm giảm mức độ tổn thương do viêm nhiễm và ngăn chặn bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển xấu.
Các loại cá béo như cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi,… cũng là một nguồn omega-3 dồi dào, rất có lợi cho người bệnh viêm khớp. Bởi lẽ, omega-3 là một chất béo có đặc tính kháng viêm, góp phần bảo vệ người bệnh khỏi nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, nhiễm trùng, ung thư,…
Các loại hạt như hạnh nhân, hạt lanh, hạt chia, hạt điều,… cung cấp hàm lượng lớn protein, vitamin và các chất chống oxy hóa. Do đó, chúng có khả năng hỗ trợ người bệnh kiểm soát tình trạng viêm và sưng khớp. Tương tự như dầu ô-liu và các loại cá béo, một số loại hạt như hạt lanh, quả óc chó,… cũng chứa nhiều omega-3, giúp bạn đa dạng nguồn cung cấp omega-3 trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
Bên cạnh chất xơ và protein, đậu nành còn chứa một hợp chất thực vật (phytochemical) mang tên là isoflavone. Hợp chất này có khả năng hoạt động như một chất kháng viêm, giúp làm dịu khu vực viêm nhiễm và giảm cường độ các cơn đau khớp.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng tích của của tỏi lên tình trạng viêm khớp dạng thấp. Cụ thể, theo kết quả từ một cuộc thử nghiệm trên 70 bệnh nhân nữ, sau 8 tuần bổ sung 1g tỏi/ ngày, những người này bắt đầu có các dấu hiệu giảm đau và giảm phạm vi hoạt động của khu vực viêm nhiễm trên cơ thể. Một nguyên cứu khác cũng chỉ rõ hiệu quả của việc tiêu thụ tỏi lên quá trình giảm viêm ở các khớp xương. Vì vậy, tỏi là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tố cho chế độ dinh dưỡng cho người viêm khớp dạng thấp.
Bổ sung 1g tỏi mỗi ngày cho thấy hiệu quả kháng viêm và giảm đau khớp rõ rệt
Rau xanh là nguồn chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào, giúp cải thiện tình trạng viêm khớp và hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Trong đó, cải bó xôi, bắp cải, cải xoăn, su hào,… đặc biệt tốt cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Bởi lẽ, chúng rất giàu chất xơ, vitamin C, folate, có thể giúp người bệnh ổn định khu vực viêm nhiễm và nâng cao sức khoẻ tổng thể.
Thuộc nhóm các loại quả mọng, nho sở hữu hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, như quercetin, anthocyanins và resveratrol. Các hợp chất này có khả năng chống viêm tự nhiên, giúp tạo hàng rào bảo vệ khớp xương và các cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy, bổ sung nho vừa có thể giúp người bệnh kiểm soát tình trạng viêm khớp, vừa hỗ trợ đẩy lùi các biến chứng liên quan đến viêm khớp dạng thấp như bệnh tim mạch, suy thận, ung thư,…
Sữa ít béo cung cấp protein chất lượng cao cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn canxi, magie, vitamin D, K dồi dào, hỗ trợ người bệnh duy trì thể trạng khỏe mạnh. Ngoài sữa tươi ít béo, bạn có thể sử dụng các sản phẩm khác như sữa chua không đường, sữa chua Hy Lạp,… trong thực đơn hàng ngày.
Đậu tương lên men, sữa chua, kefir,… là nguồn thực phẩm giàu probiotic, giúp tăng cường hệ miễn dịch và kiểm soát các phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể. Vì vậy, bổ sung chúng vào chế độ dinh dưỡng sẽ góp phần đảm bảo sức khoẻ tổng thể cho người bệnh, đồng thời ổn định tình trạng sưng, đau khớp do viêm.
Người bị bệnh viêm khớp dạng thấp cần kiêng ăn gì có thể thúc đẩy tình trạng viêm nhiễm tiến triển hoặc làm chậm quá trình chữa lành của cơ thể, trong đó bao gồm:
Các loại thịt đỏ như bò, lợn, dê,… chứa hàm lượng lớn chất béo bão hoà và purin. Đây là hai hợp chất nguy hiểm hàng đầu đối với tình trạng viêm khớp dạng thấp. Trong khi purine làm tăng axit uric trong máu, khiến các vết sưng, viêm dần trở nên nghiêm trọng, thì chất béo bão hoà lại khiến người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, bệnh tim mạch, ung thư,…
Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng thịt đỏ vì chúng chứa nhiều chất gây viêm
Hấp thụ nhiều các loại dầu thực vật nhiều omega-6 như dầu đậu nành, hạt bông, dầu ngô và dầu cây rum,… có thể làm bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng. Bởi lẽ, omega-6 rất dễ bị oxy hóa, làm tổn thương cả các tế bào khỏe mạnh và khiến vùng viêm nhiễm lan rộng. Do đó, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên giảm thiểu hấp thụ omega-6 từ các loại dầu kể trên.
Thực phẩm chiên rán, chế biến sẵn và thức ăn nhanh chứa nhiều tác nhân gây viêm như chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa. Những hợp chất này không chỉ khiến tình trạng viêm khớp trở nặng, mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan như bệnh tim mạch, bệnh gan và ung thư. Do đó, người bệnh viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì chứa nhiều thực phẩm chiên rán / chế biến sẵn và thức ăn nhanh thường là lời khuyến nghị được nhiều chuyên gia đồng tình.
Theo nghiên cứu, việc hấp thụ quá nhiều muối, cụ thể là natri, có khả năng kích thích cơ chế tự miễn, khiến tình trạng viêm khớp trở nên trầm trọng. Ngoài ra, sự tích tụ natri quá mức trong cơ thể còn có thể làm tăng nguy cơ suy thận, gout, nhồi máu cơ tim và đột quỵ,… Vì vậy, trả lời cho câu hỏi viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì, các món ăn mặn như dưa cà muối, thịt hun khói, đồ ăn đóng hộp,… chính là đáp án mà bạn đang tìm kiếm.
Đường, đặc biệt là đường fructose, có khả năng thúc đẩy nồng độ axit uric tích tụ trong máu, tạo điều kiện cho các cơn đau khớp diễn ra thường xuyên và nguy hiểm hơn. Vì vậy, người bệnh viêm khớp dạng thấp không nên ăn gì chứa nhiều đường fructose, trong đó bao gồm: bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga và một số loại hoa quả giàu đường fructose (đào, xoài, đu đủ, mít, táo, lê, chuối,…).
Cồn trong rượu, bia có khả năng làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh, khiến phạm vi viêm nhiễm lan rộng, góp phần làm tình trạng viêm khớp tiến triển nghiêm trọng. Do đó, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng hoàn toàn các loại đồ uống này, đồng thời hạn chế sử dụng rượu trong nấu ăn hàng ngày.
Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên hạn chế tiêu thụ rượu bia
Thực phẩm, đặc biệt là thịt, khi nấu chín ở nhiệt độ cao (trên 100 độ C) sẽ sản sinh ra các chất gây viêm. Chúng được gọi là những hợp chất AGEs, có khả năng thúc đẩy các phản ứng viêm, gây sưng đau khớp xương. Vì vậy, để hạn chế hấp thụ những hợp chất này, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên giảm thiểu các món nướng, chiên xào trong thực đơn.
Theo nghiên cứu, rối loạn lipid máu là một trong nhiều biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Lúc này, tiêu thụ nội tạng động vật sẽ làm tăng nồng độ cholesterol, khiến tình trạng rối loạn lipid máu thêm trầm trọng. Người bệnh sẽ có khả năng cao mắc phải các biến chứng tim mạch nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, đột quỵ hoặc thậm chí tử vong. Do đó, nội tạng động vật cũng là câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi người bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì.
Ngoài việc quan tâm đến người bệnh viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì hoặc nên ăn gì, bạn cũng cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt và làm việc để cải thiện tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:
Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp người bị viêm khớp dạng thấp kiểm soát bệnh hiệu quả
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi người bệnh viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin và kiến thức hữu ích, giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, có lợi cho bản thân.
Nhìn chung, người bị viêm khớp dạng thấp cần kiêng ăn gì chứa các tác nhân gây viêm và có hại cho sức khoẻ tổng thể. Ngược lại, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa sẽ là lựa chọn phù hợp cho đối tượng này. Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần chú ý điều chỉnh lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
Nếu còn nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề người bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì hoặc bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc xây dựng chế độ ăn uống cho đối tượng này, bạn hãy vui lòng liên hệ tới Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn sớm. Chúc bạn nhanh chóng kiểm soát bệnh và lấy lại cân bằng trong cuộc sống!