Viêm khớp dạng thấp hay thấp khớp là một căn bệnh mạn tính. Phác đồ điều trị y khoa cần được kết hợp với việc xây dựng thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp chuyên biệt. Tuy nhiên, nhiều người bệnh thấp khớp vẫn còn khá băn khoăn không biết nên bổ sung và hạn chế các loại thực phẩm nào trong chế độ dinh dưỡng của mình. Vậy, chế độ ăn cho người viêm khớp dạng thấp cần ưu tiên và hạn chế các nhóm chất nào? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khám phá ngay trong bài viết sau.
Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ sức khỏe?
Cùng với phác đồ điều trị y khoa, cải thiện chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng, hỗ trợ giảm thiểu tổn thương khớp, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh đáng kể. Trên thực tế, một số thực phẩm có thể hỗ trợ kháng viêm, số khác lại gây ra phản ứng viêm trong cơ thể. Như vậy, tùy thuộc vào cách lựa chọn và khối lượng tiêu thụ thực phẩm mà chế độ ăn uống hàng ngày có thể thúc đẩy bệnh tiến triển hoặc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Theo khuyến nghị, thay vì kiêng cữ quá mức thì người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn uống khoa học, đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng để góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh. Nghiên cứu cho biết, duy trì chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh thấp khớp một cách hiệu quả. Chế độ ăn này tập trung chủ yếu vào việc tăng cường tiêu thụ rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi, các loại cá béo, dầu ăn chưa qua tinh luyện…., đồng thời dung nạp vừa phải thịt gia cầm, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa và hạn chế thịt đỏ, đường tinh luyện, chất phụ gia công nghiệp….
Người bị thấp khớp nên ăn uống đa dạng, không nên ăn kiêng quá mức
Mục tiêu chính của việc xây dựng thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp gồm:
Duy trì cân nặng khỏe mạnh là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể nói chung và hệ khớp nói riêng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một người có cân nặng khỏe mạnh khi chỉ số BMI (trọng lượng cơ thể / chiều cao2) nằm trong khoảng từ 18.5 đến 22.9. Tuy nhiên, đối với người:
Như vậy, người bị bệnh thấp khớp cần đảm bảo duy trì cân nặng khỏe mạnh để bảo vệ sức khỏe tối ưu. Việc xây dựng thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách kiểm soát lượng calo nạp vào, ưu tiên thực phẩm có lợi và hạn chế thực phẩm có hại.
Tình trạng viêm nhiễm tại các khớp có thể được giảm thiểu nếu người bị thấp khớp bổ sung nhiều chất chống oxy hóa. Bởi lẽ, hầu hết các chất chống oxy hóa đều là những chất có đặc tính kháng viêm, hỗ trợ xoa dịu các triệu chứng đau khớp. Do đó, thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp nên ưu tiên chọn các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như như: trà xanh, bông cải xanh, dầu oliu, cá hồi, cá trích, cá thu, nghệ, rau xanh, trái cây….
Cấu tạo dịch khớp chủ yếu từ hyaluronic – một acid có tác dụng bôi trơn vị trí nối giữa hai đầu xương. Quá trình sản xuất dịch khớp thường bị suy giảm ở những người mắc phải bệnh thấp khớp, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động. Theo các chuyên gia, để tăng cường sản sinh dịch khớp, người bệnh thấp khớp cần bổ sung axit béo omega-3 (có trong dầu gan cá tuyết, hạt lanh, cá hồi, cá thu…), chất chống oxy hóa (tỏi, nghệ, quả mọng, trà xanh…) và kết hợp duy trì rèn luyện thể chất với cường độ phù hợp.
Suy giảm dịch ở các khớp là tình trạng phổ biến ở người bị viêm khớp dạng thấp
Tiêu thụ một chế độ ăn uống ít chất béo bão hòa, đường, tinh bột hấp thụ nhanh và rượu bia có thể giúp người bệnh thấp khớp giảm nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý mạn tính như tiểu đường, các bệnh tự miễn, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp…. Từ đó, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau khớp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh viêm khớp dạng thấp.
Chế độ dinh dưỡng cho người thấp khớp cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc như sau:
Theo nghiên cứu, thừa cân – béo phì là một yếu tố rủi ro góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp. Nghiên cứu cho biết thêm, giảm cân hỗ trợ làm giảm áp lực cho khớp đáng kể, từ đó giúp cải thiện triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của các bệnh lý viêm khớp. Do đó, trong thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp cần ưu tiên các loại thực phẩm ít calo, giàu chất dinh dưỡng như:
Theo nghiên cứu, vitamin D mang lại tác dụng hỗ trợ điều hòa miễn dịch và kháng viêm. Do đó sự thiếu hụt chất này có liên quan đến các rối loạn tự miễn dịch, góp phần gây bệnh viêm khớp dạng thấp. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho biết, nồng độ vitamin D trong huyết thanh ở người mắc bệnh thấp khớp thường có xu hướng suy giảm.
Do đó, cung cấp đầy đủ vitamin D chính là cách giúp tăng cường miễn dịch, từ đó làm chậm quá trình phát triển của bệnh thấp khớp. Một số thực phẩm là nguồn vitamin D dồi dào trong thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm: cá hồi, cá mòi, dầu gan cá tuyết, tôm, hàu, lòng đỏ trứng, yến mạch, các loại nấm….
Ngoài việc tiếp xúc với ánh nắng, người bệnh thấp khớp cần bổ sung vitamin D từ thực phẩm
Theo nghiên cứu, phần lớn người bệnh viêm khớp dạng thấp thường có nồng độ canxi máu thấp hơn người bình thường, góp phần dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe của cơ, xương, khớp. Vì vậy, để nâng cao sức khỏe tổng thể, thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp cần ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu canxi như: sữa, sữa chua, phô mai, cải bó xôi, cải xoăn, rau dền, đậu nành….
Axit béo omega-3 mang lại hiệu quả giảm viêm cho cơ thể, từ đó có thể hỗ trợ bảo vệ các khớp khỏi nguy cơ bị tổn thương. Theo nghiên cứu, tăng cường tiêu thụ omega-3 có thể giúp người bị viêm khớp dạng thấp giảm thiểu triệu chứng đau và cứng khớp hữu hiệu. Một số thực phẩm giàu omega-3 nên có trong thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp bao gồm: cá hồi, cá thu, hạt óc chó, đậu nành, hạt lanh, hạt chia….
Tiêu thụ chất xơ có mối liên hệ chặt chẽ đến quá trình phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ 19.1g chất xơ / ngày có thể góp phần làm giảm 25% nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp so với người không tiêu thụ chất xơ.
Bên cạnh đó, chất xơ còn góp phần duy trì cân nặng khỏe mạnh, từ đó góp phần làm chậm tiến trình phát triển của bệnh thấp khớp. Một số thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho người bệnh thấp khớp bao gồm: dâu tây, quả lê, quả bơ, táo, mâm xôi, cà rốt, bông cải xanh, đậu lăng, đậu thận….
Tăng cường tiêu thụ chất xơ từ thực phẩm có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thấp khớp
Thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E và K2, điển hình như: cà chua, cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh, dầu mầm lúa mì, dầu oliu, đậu nành lên men, lòng đỏ trứng gà, gan ngỗng… Nguyên nhân là vì:
Các chất chống oxy hóa tự nhiên như carotenoids (lutein, beta carotene, lycopene, zeaxanthin,…), polyphenols (anthocyanin, tannin, flavonoid….) và các loại vitamin A, C, E,… có thể hỗ trợ giảm viêm bằng cách hạn chế sự sản sinh quá mức các gốc tự do trong cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nên có mặt trong thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp là: dâu tây, cải bó xôi, atiso, quả việt quất, quả mâm xôi, trà xanh, quả lựu, cà chua….
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nên có trong thực đơn dinh dưỡng của người bệnh thấp khớp
Probiotics là tập hợp những vi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột, được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như: sữa chua, kim chi, súp rong biển miso, đậu nành lên men (natto)…. Prebiotics là một loại chất xơ tự nhiên, có vai trò làm nguồn dinh dưỡng cho hệ lợi khuẩn đường ruột, thường chứa trong các loại thực phẩm như: yến mạch, đậu hà lan, măng tây, hành tây, tỏi tây, chuối….
Theo nghiên cứu, người bệnh thấp khớp thường có nguy cơ cao bị viêm ruột – một tình trạng làm gia tăng tính thấm của niêm mạc ruột non, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại từ hệ tiêu hóa lây lan sang các cơ quan khác. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu prebiotic và probiotic có thể giúp người bệnh cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện các triệu chứng viêm ruột do bệnh thấp khớp gây ra.
Theo nghiên cứu, có khoảng 60% người bệnh viêm khớp dạng thấp bị thiếu máu do thiếu sắt. Để điều trị tình trạng này, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh thấp khớp truyền sắt hoặc sử dụng viên uống chứa sắt. Tuy nhiên, để tránh các tác dụng phụ do dư thừa chất sắt nếu lạm dụng cả 2 biện pháp kể trên, người bệnh nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống hàng của mình, chẳng hạn như: thịt nạc gia súc (bò, lợn, dê,…), cải bó xôi, hạt diêm mạch, chocolate đen, thịt gà tây, hạt bí ngô….
Bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt là cách an toàn, hiệu quả giúp người bệnh thấp khớp cải thiện tình trạng thiếu máu
Tiêu thụ nhiều các chất gây viêm từ thực phẩm (chất béo nhân tạo, đường fructose, tinh bột hấp thụ nhanh, cồn….) có thể thúc đẩy bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển nhanh chóng. Do đó, thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp cần hạn chế các loại thực phẩm gây viêm như: siro ngô, đường tinh luyện, khoai tây chiên, bánh ngọt, nước ngọt, bia, rượu, thịt hộp….
Thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp cần ưu tiên các món ăn ít calo, ít dầu mỡ, giàu chất béo lành mạnh, chất xơ và vitamin… Dưới đây là danh sách các món ăn tốt cho sức khỏe, nên có trong chế độ ăn cho người viêm khớp dạng thấp được các chuyên gia dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khuyến nghị:
Với các nguyên liệu chính bao gồm thịt gà, bắp cải Brussels, cà chua bi,… món ăn này sẽ cung cấp được nhiều protein, vitamin A và chất xơ cần thiết cho người bệnh thấp khớp. Để nấu món ăn này, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau đây:
Các bước để chế biến món đùi gà áp chảo cùng cải Brussels:
Đùi gà áp chảo cùng bắp cải Brussels là gợi ý món ăn lý tưởng cho người bị thấp khớp tăng cường sức khỏe
Đậu hũ xào nấm là món ăn nên có trong thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp bởi nó chứa nhiều sắt, đạm, canxi và vitamin D.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món đậu hũ xào nấm bao gồm:
Các bước để chế biến món đậu hũ xào nấm cụ thể như sau:
Cá thu sốt cà chua là món ăn chứa nhiều omega-3 – một loại axit béo có đặc tính kháng viêm, tốt cho người bị thấp khớp. Các nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để nấu món cá thu sốt cà chua bao gồm:
Để nấu món cá thu sốt cà chua, bạn cần chế bước như sau:
Cá thu đút lò sốt cà chua là món ăn cực bắt cơm nên có trong thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp
Canh bó xôi thịt băm là lựa chọn lý tưởng trong thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp vào những ngày oi bức. Các nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu canh cải bó xôi thịt băm bao gồm:
Để hoàn thành món canh này, bạn cần thực hiện các nước chế biến như sau:
Để chế biến món bông cải xào tôm thịt bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:
Các bước chế biến món bông cải xanh xào tôm thịt cụ thể như sau:
Bông cải xào tôm thịt có cách chế biến đơn giản và nguyên liệu dễ tìm
Dưới đây là thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp được các chuyên gia tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome gợi ý đến bạn:
Bữa sáng
(7h00) |
Bữa trưa
(11h00) |
Bữa phụ 1
(14h00) |
Bữa chiều
(17h00) |
Bữa phụ 2
(20h00) |
|
Món ăn | Bánh mì nguyên cám trứng ốp la
(2 lát bánh mì nguyên cám; 2 quả trứng ốp la; ½ quả cà chua) |
– 2 bát cơm;
– 100 g bông cải xào tôm; – 70 g thịt luộc; – 1 quả lê. |
180 g súp đậu lăng | – 2 bát cơm gạo lứt;
– 70 g trứng đút thịt; – 70 g cá hồi áp chảo – 100 g canh đậu hũ nấu hẹ; – 1 quả chuối. |
180 ml cháo yến mạch thịt băm. |
Cơ cấu khẩu phần | – Năng lượng: 1676 kcal
– Đạm: 79 g – Đường bột: 250 g – Béo: 40 g |
Để cải thiện triệu chứng của bệnh thấp khớp một cách hiệu quả, việc xây dựng thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp rất cần sự tư vấn chuyên nghiệp từ các bác sĩ dinh dưỡng. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu hoặc sử dụng dịch vụ Thăm khám & Thiết kế Thực đơn Dinh dưỡng dành riêng cho người bị thấp khớp, hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn chi tiết.
Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán về tình trạng viêm khớp dạng thấp, sau đó đưa ra đánh giá về nhu cầu dinh dưỡng hiện tại của người bệnh. Từ đó, đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng có thể tư vấn và thiết lập thực đơn ăn uống phù hợp với các đặc điểm thể trạng mà người bệnh đang gặp phải.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thực đơn cho người viêm khớp dạng thấp mà bạn đang quan tâm. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã có thể hiểu thêm về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bản thân và gia đình. Nếu như có thêm thắc mắc về chế độ ăn cho người viêm khớp dạng thấp, bạn hãy liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn chi tiết. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.