Viêm khớp nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau hiệu quả?

09/11/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Đối với người bệnh viêm khớp, việc hiểu rõ viêm khớp nên ăn gì và kiêng gì không những giúp xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, mà còn góp phần cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy, xây dựng chế độ ăn cho người bị viêm khớp cần tuân thủ theo những nguyên tắc dinh dưỡng nào? Trong bài viết sau đây, các chuyên gia dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

Viêm khớp nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau hiệu quả?

Người bệnh viêm khớp cần xây dựng chế độ ăn uống như thế nào?

Dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp?

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả kiểm soát và điều trị bệnh viêm khớp. Cụ thể, tiêu thụ một chế độ dinh dưỡng cân đối và lựa chọn thực phẩm khoa học có thể giúp bạn giảm nhẹ triệu chứng viêm khớp, bảo toàn chức năng khớp và làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh viêm khớp. Ngược lại, tiêu thụ thực phẩm thiếu chọn lọc có thể khiến bệnh trở nặng nhanh chóng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Ví dụ:

  • Ưu tiên tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin & khoáng chất: Giúp người bị viêm khớp củng cố hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng để có thể “chống chọi” với sự “tấn công” của bệnh;
  • Tiêu thụ thực phẩm kém lành mạnh: Bao gồm việc dung nạp quá mức chất béo bão hòa, muối, đường, cồn,… có thể thúc đẩy các phản ứng viêm trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ hơn.

Tóm lại, bạn cần tìm hiểu viêm khớp nên ăn gì, kiêng gì để xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp; nhờ vậy, tình trạng bệnh có thể được kiểm soát hữu hiệu.

Dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp?

Người bệnh viêm khớp cần duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học để tối ưu hiệu quả điều trị viêm khớp

Hướng dẫn chế độ ăn cho người bị viêm khớp

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh viêm khớp nên ăn gì chứa nhiều canxi, sắt, vitamin D, omega-3, chất xơ và các chất chống oxy hóa; đồng thời, hạn chế tiêu thụ thực phẩm gây viêm. Cụ thể:

1. Thực phẩm giàu canxi

Người bệnh viêm khớp rất cần tiêu thụ thực phẩm giàu canxi bởi việc sử dụng các loại thuốc điều trị viêm khớp (ví dụ như corticosteroid) có thể làm sụt giảm hàm lượng canxi trong cơ thể. Theo khuyến nghị, người bệnh viêm khớp cần tiêu thụ khoảng 1.500 mg canxi / ngày.

Vậy, người bệnh viêm khớp nên ăn gì để bổ sung canxi? Một số thực phẩm giàu canxi tốt cho người bệnh viêm khớp bao gồm: các loại hạt (hạt chia, hạnh nhân, hạt vừng…), sữa tách béo và chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…), trứng gia cầm (trứng gà, trứng vịt…), các loại rau lá có màu xanh sẫm (cải kale, cải thìa…), các loại củ quả (bông cải xanh, quả sung khô, khoai lang….)….

2. Thực phẩm giàu vitamin D

Sau khi hấp thụ, cơ thể sẽ chuyển đổi vitamin D thành hormone steroid. Hormone này có khả năng tạo nên các enzyme và protein giúp cơ thể duy trì sức đề kháng chống lại bệnh tật. Do đó, ngoài việc hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi, vitamin D còn đóng vai trò quan trọng trong việc kháng viêm và điều hòa miễn dịch.

Theo nghiên cứu, người mắc bệnh viêm khớp thường dễ bị suy giảm nồng độ vitamin D trong huyết thanh. Vì vậy, việc tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin D là cách giúp người bị viêm khớp ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt chất này trong cơ thể. Người bệnh viêm khớp nên ăn gì để bổ sung vitamin D cho cơ thể? Một số thực phẩm giàu vitamin D, tốt cho người mắc bệnh viêm khớp bao gồm: sò, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, dầu gan cá tuyết, các loại nấm, yến mạch….

chế độ ăn cho người bị viêm khớp giàu vitamin D

Người bị viêm khớp cần bổ sung vitamin D từ thực phẩm

3. Bổ sung sắt trong chế độ ăn

Sắt là thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu – một tế bào giúp vận chuyển oxy khắp cơ thể và hỗ trợ tối ưu hệ thống miễn dịch. Do đó, khi không nhận đủ lượng chất sắt cần thiết, cơ thể có xu hướng dễ bị nhiễm trùng hơn. Như vậy, để hỗ trợ cải thiện triệu chứng và kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả, người bị viêm khớp cần bổ sung thực phẩm giàu chất sắt vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Một số thực phẩm giàu chất sắt, tốt cho người bệnh viêm khớp bao gồm: gan động vật, hàu, đậu gà, hạt bí ngô, hạt diêm mạch, đậu lăng, đậu nành, cải bó xôi, chocolate đen….

4. Omega-3 giúp giảm viêm khớp

Omega-3 là loại axit béo không bão hòa đa cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. Bên cạnh đó, axit béo này còn tham gia vào cơ chế điều hòa miễn dịch và hỗ trợ kiểm soát phản ứng viêm. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hóa của bệnh viêm khớp. Do đó, việc bổ sung omega-3 vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày có thể hỗ trợ ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh viêm khớp.

Vậy, người bệnh viêm khớp nên ăn gì để bổ sung omega-3 cho cơ thể? Một số thực phẩm giàu omega-3, tốt cho sức khỏe người bệnh viêm khớp bao gồm: cá trích, cá hồi, cá cơm, cá mòi, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó, đậu nành….

viêm khớp nên ăn gì, thực phẩm giàu omega 3

Ưu tiên thực phẩm giàu omega-3 trong bữa ăn hàng ngày giúp người bệnh sớm cải thiện các triệu chứng viêm khớp

5. Thực phẩm giàu chất xơ

Theo nghiên cứu, bổ sung chất xơ có thể giúp giảm thiểu mức protein phản ứng C (CRP) trong máu. Protein phản ứng C (CRP) là một trong những “chỉ báo” đặc hiệu của bệnh bệnh viêm khớp. Bên cạnh đó, tiêu thụ nhiều chất xơ còn hỗ trợ người bệnh viêm khớp duy trì cân nặng khỏe mạnh, từ đó giúp cải thiện triệu chứng và quá trình phát triển của bệnh hữu hiệu.

Vậy, người bị viêm khớp nên ăn gì để bổ sung chất xơ cho cơ thể? Một số thực phẩm giàu chất xơ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trong chế độ ăn uống hàng ngày bao gồm: các loại đậu (đậu thận, đậu lăng, đậu hà lan…), hoa quả (quả lê, dâu tây, mâm xôi…), rau củ (cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh…)….

6. Vitamin A, C, E và K2 tốt cho người bị viêm khớp

Vitamin A, C, E và K2 là các loại vitamin có đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm hiệu quả. Bổ sung thực phẩm giàu các loại vitamin này trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày có thể giúp ức chế các gốc tự do trong cơ thể, từ đó hỗ trợ cải thiện các bệnh viêm khớp. Cụ thể:

  • Vitamin A: Vitamin A có tác động hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và bảo vệ xương khớp khỏi những tổn thương, viêm nhiễm.
  • Vitamin C: Vitamin C có khả năng kích thích cơ thể sản sinh collagen và proteoglycan – thành phần chính trong ma trận ngoại bào của sụn khớp. Vì vậy, bổ sung vitamin C có thể giúp người bệnh viêm khớp làm chậm quá trình phá hủy các khớp.
  • Vitamin E: Theo nghiên cứu, vitamin E có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm khớp bằng cách kích thích sự phát triển của tế bào sụn.
  • Vitamin K2: Theo nghiên cứu, bổ sung vitamin K2 cho cơ thể có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp. Bởi vì, vitamin K2 mang lại tác động giúp điều hòa hệ miễn dịch trong cơ thể, đây là yếu tố then chốt giúp ngăn chặn sự tiến triển của các bệnh lý tự miễn trong cơ thể.

Vậy, người bệnh viêm khớp nên ăn gì để bổ sung vitamin A, C, E và K2 cho cơ thể? Câu trả lời chính là cà rốt, cà chua, bông cải xanh, dầu ô-liu, ớt chuông, đậu nành lên men, gan ngỗng, dầu mầm lúa mì….

Thực phẩm giàu vitamin A, C, E và K2 tốt cho người bị viêm khớp

Người bệnh viêm khớp cần ăn đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ vitamin A, C, E và K2

7. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Bổ sung thực phẩm giàu các chất chống oxy hóa như polyphenols (flavonoids, tannin, anthocyanin….), carotenoids (zeaxanthin, lycopene, lutein, beta-carotene….)…. có thể giúp cải thiện triệu chứng viêm khớp. Các chất chống oxy hóa này giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh viêm khớp bằng cách ức chế sự sản sinh cũng như hỗ trợ phá hủy các gốc tự do trong cơ thể.

Vậy, người bệnh viêm khớp nên ăn gì để bổ sung chất chống oxy hóa? Những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nên có mặt trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh viêm khớp điển hình là atiso, dâu tây, cải bó xôi, quả mâm xôi, quả việt quất, cà chua, quả lựu, trà xanh….

8. Người bị viêm khớp cần tránh các thực phẩm gây viêm

Một số thành phần trong thực phẩm có thể gây ra các phản ứng viêm trong cơ thể, điển hình như đường fructose, gluten, tinh bột hấp thụ nhanh, chất bảo quản, chất béo bão hòa…. Tiêu thụ các loại thực phẩm chứa các chất gây viêm kể trên có thể góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của bệnh viêm khớp. Một số thực phẩm có chứa các chất gây viêm mà người bệnh viêm khớp cần hạn chế tiêu thụ gồm: bánh ngọt, bia, rượu, thực phẩm giàu gluten (lúa mì, lúa mạch….), thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia (thịt hộp, thịt hun khói….)….

Người bị viêm khớp cần tránh các thực phẩm gây viêm

Thực phẩm gây viêm có thể thúc đẩy phản ứng viêm phát triển trong cơ thể

Bị viêm khớp nên ăn gì?

Để kiểm soát các triệu chứng viêm khớp, người bệnh cần ưu tiên bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa, canxi, vitamin D, omega-3, vitamin (A, E, C, K….)…. vào chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho viêm khớp nên có trong thực đơn dinh dưỡng của người bệnh:

1. Trà xanh

Theo nghiên cứu, trà xanh chứa nhiều catechin – một chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ làm giảm khối lượng mỡ dưới da. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy, epigallocatechin-3-gallate (EGCG) – hợp chất catechin chủ đạo chứa trong trà xanh, có tác dụng giúp giảm viêm và hỗ trợ làm chậm mức độ tổn thương sụn ở người bệnh viêm khớp. Vì vậy, thường xuyên tiêu thụ trà xanh sẽ hỗ trợ giúp giảm viêm và duy trì cân nặng khỏe mạnh cho người bị viêm khớp.

2. Bị viêm khớp nên ăn cá béo

Người mắc bệnh viêm khớp nên ăn gì chứa nhiều cá béo để bổ sung đầy đủ lượng chất béo lành mạnh cho cơ thể. Axit béo omega giúp ức chế các phản ứng viêm trong cơ thể; từ đó, “xoa dịu” mức độ nghiêm trọng của những cơn đau khớp. Một số nguồn cá béo tốt cho người bệnh viêm khớp bao gồm: cá mòi, cá trích, cá hồi, cá ngừ, cá thu….

Bị viêm khớp nên ăn cá béo

Các loại cá béo là thực phẩm có lợi cho người bị viêm khớp vì chúng chứa nhiều omega-3

3. Quả mọng và hoa quả nhiều màu sắc

Các loại quả mọng và hoa quả nhiều màu sắc chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa như carotenoids, anthocyanins và vitamin C. Những hợp chất chống oxy hóa này có thể giúp ức chế các gốc tự do trong cơ thể, từ đó hỗ trợ giảm viêm và cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Một số loại hoa quả nhiều màu sắc, tốt cho người bệnh viêm khớp gồm: dâu tây, quả anh đào, quả mâm xôi đỏ, cam, quýt, bưởi, nho, việt quất….

4. Rau củ nhiều màu sắc

Tiêu thụ rau củ nhiều màu sắc cung cấp cho cơ thể nhiều lợi ích sức khỏe rõ rệt, cụ thể:

  • Rau củ có màu cam: Các loại rau củ có màu cam đậm chứa nhiều chất chống oxy hóa Chất này tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống miễn dịch, kháng viêm của cơ thể nên rất tốt cho sức khỏe của người bị viêm khớp. Vì thế, người bệnh viêm khớp nên ăn gì có màu cam đậm, chẳng hạn như: ớt chuông, cà chua, dưa hấu, quả gấc, khoai lang, bí đỏ….
  • Rau củ có màu đỏ, vàng: Rau củ có màu đỏ, vàng thường chứa nhiều vitamin A, C và các chất chống oxy hóa thực vật.
  • Rau củ có màu xanh đậm: Phần lớn các loại rau củ có màu xanh đậm đều chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như carotenoids, flavonoids, vitamin A, C, E và các hợp chất gốc diệp lục hỗ trợ kháng viêm như isocyanate, sulforaphane, indoles. Vì vậy, tiêu thụ các loại rau củ có màu xanh đậm, chẳng hạn như bông cải xanh, cải bó xôi, rau mầm, cải xanh, củ su hào… có thể hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm khớp hiệu quả.
bị viêm khớp nên ăn gì, rau củ nhiều màu sắc

Rau củ rất tốt cho sức khỏe của người bị viêm khớp, đặc biệt là các loại rau củ nhiều màu sắc

5. Dầu hạt cải và dầu ô-liu

Dầu hạt cải và dầu ô-liu là hai loại dầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trong chế độ ăn uống khoa học, bởi vì:

  • Dầu ô-liu: Có tác dụng cải thiện tình trạng tổn thương khớp nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa thuộc nhóm polyphenols như: oleuropein, oleocanthal, hydroxytyrosol và lignans.
  • Dầu hạt cải: GIàu vitamin E và axit béo omega-3, hỗ trợ kháng viêm và cải thiện triệu chứng đau ở người mắc bệnh viêm khớp một cách hiệu quả.

6. Gừng, nghệ, tỏi và ớt

Gừng, nghệ, tỏi và ớt không chỉ giúp gia tăng hương vị cho món ăn mà còn tốt cho sức khỏe của người bị viêm khớp. Cụ thể:

  • Gừng: Theo nghiên cứu, các hợp chất chống oxy hóa chứa trong gừng, điển hình như: zingerone, 6-shogaol, 8-shogaol,… có khả năng kháng viêm, hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng và đau do bệnh viêm khớp gây nên;
  • Nghệ: Curcurmin trong củ nghệ có tác dụng ngăn chặn các cytokine và enzyme gây viêm, hỗ trợ làm lành vết thương và bảo vệ các tế bào có nguy cơ bị tổn thương trong khớp;
  • Tỏi: Theo nghiên cứu, tỏi có tác dụng kháng viêm nhờ chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm khớp một cách hiệu quả;
  • Ớt: Chứa nhiều capsaicin – hợp chất có khả năng ức chế cảm giác đau bằng cách làm giảm quá trình dẫn truyền xung động ngoại vi đến hệ thần kinh trung ương.
Gừng, nghệ, tỏi là thực phẩm tốt cho viêm khớp

Người bị viêm khớp nên thường xuyên ăn gừng, tỏi, nghệ vì chúng có thể hỗ trợ chống oxy hóa, kháng viêm

7. Các loại hạt

Người bệnh viêm khớp nên ăn gì chứa nhiều các loại hạt vì chúng chứa nhiều axit alpha linoleic (ALA) – một loại axit béo thuộc nhóm omega-3 có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. ALA thường chứa nhiều trong các loại hạt như: hạt lanh, hạt bí ngô, quả óc chó, đậu nành, hạt chia,…

8. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều vitamin E, selen, magie. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể hỗ trợ ức chế phản ứng viêm, giúp bạn cải thiện tình trạng viêm khớp. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người bệnh viêm khớp bao gồm: yến mạch, kiều mạch, gạo lứt, quinoa….

9. Socola đen

Socola đen chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, polyphenol, catechin và lượng lớn hợp chất thực vật phytochemical. Do đó, thường xuyên ăn socola đen có thể hỗ trợ làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm khớp. Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ bảng thành phần sản phẩm để chọn đúng loại socola đen chứa ít đường, giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể.

bị viêm khớp nên ăn gì, socola đen

Socola đen là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tốt cho người bị viêm khớp

10. Các loại đậu

Người bệnh viêm khớp nên ăn gì chứa nhiều các loại đậu bởi đây là nguồn cung cấp chất đạm, chất xơ và axit béo dồi dào. Một số loại đậu giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của người bị viêm khớp bao gồm: đậu lăng, đậu thận, đậu hà lan, đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành….

Viêm khớp kiêng ăn gì?

Để tối ưu hiệu quả cải thiện triệu chứng, ngoài việc tìm hiểu viêm khớp nên ăn gì, bạn cần biết rõ các loại thực phẩm có thể thúc đẩy bệnh tiến triển nhanh chóng. Vậy, người bị viêm khớp kiêng ăn gì? Dưới đây là danh sách 8 loại thực phẩm mà người bị viêm khớp cần tránh:

1. Bị viêm khớp kiêng ăn thực phẩm nhiều đường

Theo nghiên cứu, tiêu thụ đường quá mức tiềm ẩn nguy cơ gây suy giảm miễn dịch. Vì vậy, đối với người mắc bệnh viêm khớp thì chế độ dinh dưỡng cân bằng, hạn chế tối đa việc dung nạp thực phẩm nhiều đường là yếu tố quan trọng giúp phần nào kiểm soát bệnh hiệu quả. Các loại thực phẩm nhiều đường mà người bệnh viêm khớp cần tránh bao gồm: bánh ngọt, kẹo, kem, nước ngọt, sữa đặc có đường….

Bị viêm khớp kiêng ăn thực phẩm nhiều đường

Người bệnh viêm khớp cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường

2. Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn

Theo nghiên cứu, tiêu thụ nhiều thịt đỏ (thịt bò, cừu, lợn…) và thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng…) có liên quan đến việc thúc đẩy quá trình tiến triển của bệnh viêm khớp. Nguyên nhân là vì loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bảo quản, hydrocarbon thơm đa vòng… có thể góp phần gây hại cho hệ miễn dịch của người bệnh viêm khớp.

Vậy, người bệnh viêm khớp nên ăn gì để thay thế cho thịt đỏ? Người bệnh có thể chọn các loại thủy hải sản (tôm, mực, cá,…) hoặc đạm thực vật (các loại đậu, các loại nấm…) để thay thế cho thịt đỏ và thịt chế biến sẵn.

3. Thực phẩm chứa Gluten

Gluten là một loại protein chứa nhiều trong các loại ngũ cốc, điển hình như lúa mạch và lúa mì…. Nghiên cứu cho thấy, loại bỏ gluten ra khỏi khẩu phần ăn có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm khớp một cách đáng kể. Do đó, để có thể kiểm soát tình trạng viêm khớp, người bệnh cần hạn chế chọn các loại thực phẩm chứa gluten.

viêm khớp kiêng ăn gì, thực phẩm chứa gluten

Người bệnh viêm khớp nên kiêng ăn thực phẩm chứa gluten

4. Thực phẩm siêu chế biến

Thực phẩm siêu chế biến là các loại thức ăn được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, được bổ sung từ ít nhất 5 chất phụ gia, bao gồm: phẩm màu, chất điều vị, hương liệu, chất bảo quản và chất kiểm soát độ axit. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể thúc đẩy bệnh viêm khớp tiến triển nhanh chóng. Vì vậy, người bệnh viêm khớp cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm siêu chế biến, chẳng hạn như: cá hộp, rau củ đóng lon, khoai tây chiên đông lạnh, pizza đông lạnh, bánh ngọt sản xuất hàng loạt….

5. Một số loại dầu thực vật

Người bệnh viêm khớp cần hạn chế các loại dầu thực vật giàu omega-6 như dầu ngô, dầu hướng dương…. Nguyên nhân là bởi, theo nghiên cứu, tiêu thụ nhiều axit béo omega-6 có thể thúc đẩy các phản ứng viêm trong cơ thể phát triển một cách nhanh chóng. Do đó, người bệnh viêm khớp nên thay thế các loại dầu thực vật giàu omega-6 bằng các loại dầu giàu omega-3 như: dầu hạt cải, dầu gan cá tuyết, dầu ô-liu….

bị viêm khớp kiêng ăn gì, dầu hướng dương

Dầu hướng dương là một trong những loại dầu thực vật giàu omega-6 mà người bệnh viêm khớp cần tránh sử dụng

6. Viêm khớp nên kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều muối

Theo nghiên cứu, tiêu thụ nhiều muối trong thời gian dài có thể thúc đẩy quá trình phá hủy sụn khớp ở người bị viêm khớp. Do đó, để làm chậm tiến trình tổn thương khớp, người bệnh cần tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều muối, chẳng hạn như: thức ăn đóng hộp, thịt chế biến sẵn, khoai tây chiên, mì ăn liền….

7. Thực phẩm chứa nhiều AGEs

AGEs (advanced glycation end products) là sản phẩm được tạo ra từ phản ứng giữa đường và chất béo hoặc protein. Theo nghiên cứu, sự tích lũy AGEs trong cơ thể có thể thúc đẩy quá trình căng thẳng oxy hóa và tình trạng viêm nhiễm diễn ra một cách nhanh chóng. Do đó, để hỗ trợ cải thiện triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống, người bệnh viêm khớp cần tránh tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều AGEs, chẳng hạn như: thịt xông khói, bơ thực vật, sốt mayonnaise, bánh mì trắng….

8. Viêm khớp không nên uống rượu bia

Theo nghiên cứu, lạm dụng rượu bia có thể thúc đẩy quá trình phát triển của bệnh viêm khớp bằng cách làm suy yếu miễn dịch, tạo điều kiện để các phản ứng viêm diễn ra mạnh mẽ hơn. Vì vậy, người mắc bệnh viêm khớp cần hạn chế uống rượu bia, thực phẩm có chứa cồn để có thể cải thiện triệu chứng của bệnh.

bị viêm khớp kiêng ăn gì, tránh uống rượu bia

Lạm dụng rượu bia không tốt cho mọi đối tượng, đặc biệt là người mắc bệnh viêm khớp

Thực đơn món ăn cho người viêm khớp

Sau khi đã hiểu rõ viêm khớp nên ăn gì, kiêng gì thì người bệnh cần học cách xây dựng thực đơn món ăn để có thể kiểm soát được lượng calo và các chất dinh dưỡng tiêu thụ mỗi ngày. Dưới đây là thực đơn món ăn cho người viêm khớp mà Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome gợi ý đến bạn:

Bữa sáng

(7h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa phụ 1

(14h00)

Bữa tối

(17h00)

Bữa phụ 2

(20h00)

Món ăn – 150 g cháo sò điệp đậu xanh;

– 100 ml sữa hạt óc chó.

– 2 bát cơm gạo lứt

– 100 g canh bí đao nấu sườn;

– 100 g salad cà chua, bắp cải tím;

– 70 g cá hồi đút lò.

150 g súp gà nấm hương – 2 bát cơm gạo lứt;

– 100 g cá trích sốt cà chua;

– 100 g canh cải bó xôi thịt băm;

– 70 g bông cải xanh xào cà rốt.

– 150 g cháo hàu
Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 1745 kcal

– Đạm: 85 g

– Đường bột: 259 g

– Béo: 41 g

Địa chỉ thiết kế thực đơn cho người bị viêm khớp cá nhân hóa

Để tối ưu hiệu quả kiểm soát bệnh, bạn cần hiểu rõ viêm khớp nên kiêng ăn gì hoặc nên ăn gì. Do đó, nếu bạn vẫn còn băn khoăn về chủ đề viêm khớp nên ăn gì và cần sự trợ giúp từ chuyên gia, hãy thử nghiệm dịch vụ Thăm khám & Thiết kế Thực đơn Dinh dưỡng dành riêng cho người bệnh viêm khớp tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.

Đến với Nutrihome, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán về tình trạng viêm khớp và đưa ra đánh giá cụ thể về nhu cầu dinh dưỡng hiện tại. Dựa trên các kết quả xét nghiệm cụ thể, đội ngũ chuyên gia sẽ đánh giá và xây dựng thực đơn ăn uống tối ưu, dành riêng cho thể trạng của bạn.

Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề người bị viêm khớp nên ăn gìviêm khớp nên kiêng ăn gì. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về việc xây dựng thực đơn ăn uống cho người viêm khớp, hãy liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn chi tiết!

5/5 - (2 bình chọn)
15:53 04/12/2023
Nguồn tham khảo
  1. Vitamins and minerals for arthritis. (n.d.). https://www.arthritis.org/health-wellness/treatment/complementary-therapies/supplements-and-vitamins/vitamin-and-mineral-guide-for-arthritis
  2. Narendra Kumar Meena, Chawla, S., Garg, R., Batta, A., & Kaur, S. (2018). Assessment of Vitamin D in rheumatoid arthritis and its correlation with disease activity. Journal of Natural Science, Biology, and Medicine9(1), 54–54. https://doi.org/10.4103/jnsbm.jnsbm_128_17
  3. ‌Ma, Y., Griffith, J. A., Chasan‐Taber, L., Olendzki, B. C., Jackson, E. A., Stanek, E. J., Li, W., Pagoto, S. L., Hafner, A. R., & Ockene, I. S. (2006). Association between dietary fiber and serum C-reactive protein. The American Journal of Clinical Nutrition83(4), 760–766. https://doi.org/10.1093/ajcn/83.4.760
  4. ‌Chin, K., & Soelaiman Ima‐Nirwana. (2018). The Role of Vitamin E in Preventing and Treating Osteoarthritis – A Review of the Current Evidence. Frontiers in Pharmacology9. https://doi.org/10.3389/fphar.2018.00946
  5. ‌Zhou, J., & Tan Jinquan. (2021). Vitamin K2 Supplementation for the Prevention and Treatment of Rheumatoid Arthritis. Current Developments in Nutrition5, 1334–1334. https://doi.org/10.1093/cdn/nzab059_035
  6. ‌Nagao, T., Hase, T., & Ichiro Tokimitsu. (2007). A Green Tea Extract High in Catechins Reduces Body Fat and Cardiovascular Risks in Humans*. Obesity15(6), 1473–1483. https://doi.org/10.1038/oby.2007.176
  7. ‌Singh, R., Akhtar, N., & Haqqi, T. M. (2010). Green tea polyphenol epigallocatechi3-gallate: Inflammation and arthritis. Life Sciences86(25-26), 907–918. https://doi.org/10.1016/j.lfs.2010.04.013
  8. ‌Ballester, P., Begoña Cerdá, Raúl Arcusa, Marhuenda, J., Yamedjeu, K., & Zafrilla, P. (2022). Effect of Ginger on Inflammatory Diseases. Molecules27(21), 7223–7223. https://doi.org/10.3390/molecules27217223
  9. ‌Seyedeh Parisa Moosavian, Zamzam Paknahad, Zahra Habibagahi, & Mohammadreza Maracy. (2020). The effects of garlic ( Allium sativum ) supplementation on inflammatory biomarkers, fatigue, and clinical symptoms in patients with active rheumatoid arthritis: A randomized, double‐blind, placebo‐controlled trial. Phytotherapy Research34(11), 2953–2962. https://doi.org/10.1002/ptr.6723
  10. ‌Winter, J., Bevan, S., & Campbell, E. A. (1995). Capsaicin and pain mechanisms. British Journal of Anaesthesia75(2), 157–168. https://doi.org/10.1093/bja/75.2.157
  11. ‌Ma, X., Fang, N., Liang, H., Shu, P., Fan, X., Song, X., Hou, Y., & Zhang, D. (2022). Excessive intake of sugar: An accomplice of inflammation. Frontiers in Immunology13. https://doi.org/10.3389/fimmu.2022.988481
  12. ‌Jin, J., Li, J., Gan, Y., Li, J., Zhao, X., Chen, J., Zhang, R., Zhong, Y., Chen, X., Wu, L., Xiang, X., Zhou, Y., He, J., Guo, J., Liu, X., & Li, Z. (2021). Red meat intake is associated with early onset of rheumatoid arthritis: a cross-sectional study. Scientific Reports11(1). https://doi.org/10.1038/s41598-021-85035-6
  13. ‌Humeira Badsha. (2018). Role of Diet in Influencing Rheumatoid Arthritis Disease Activity. The Open Rheumatology Journal12(1), 19–28. https://doi.org/10.2174/1874312901812010019
  14. ‌Marta Tristán Asensi, Napoletano, A., Sofi, F., & Dinu, M. (2023). Low-Grade Inflammation and Ultra-Processed Foods Consumption: A Review. Nutrients15(6), 1546–1546. https://doi.org/10.3390/nu15061546
  15. ‌Sibille, K. T., King, C. D., Garrett, T. J., Glover, T. L., Zhang, H., Chen, H., Reddy, D., Goodin, B. R., Sotolongo, A., Petrov, M. E., Yenisel Cruz-Almeida, Herbert, M. S., Bartley, E. J., Edberg, J. C., Staud, R., Redden, D. T., Bradley, L. A., & Fillingim, R. B. (2018). Omega-6:Omega-3 PUFA Ratio, Pain, Functioning, and Distress in Adults With Knee Pain. The Clinical Journal of Pain34(2), 182–189. https://doi.org/10.1097/ajp.0000000000000517
  16. ‌Seung Min Jung, Kim, Y.-K., Kim, J., Jung, H., Yi, H., Yeri Alice Rim, Park, N., Seung Ki Kwok, Sung Hwan Park, & Ji Hyeon Ju. (2019). Sodium Chloride Aggravates Arthritis via Th17 Polarization. Yonsei Medical Journal60(1), 88–88. https://doi.org/10.3349/ymj.2019.60.1.88
  17. ‌Fournet, M., Frédéric Bonté, & Desmoulière, A. (2018). Glycation Damage: A Possible Hub for Major Pathophysiological Disorders and Aging. Aging and Disease9(5), 880–880. https://doi.org/10.14336/ad.2017.1121
  18. ‌Kc, R., Voigt, R. M., Li, X., Forsyth, C. B., Ellman, M. B., Summa, K. C., Turek, F. W., Keshavarzian, A., Jae Sung Kim, & Hee Jeong Im. (2015). Induction of Osteoarthritis‐like Pathologic Changes by Chronic Alcohol Consumption in an Experimental Mouse Model. Arthritis & Rheumatology67(6), 1678–1680. https://doi.org/10.1002/art.39090