Nhiều người thắc mắc rằng “gãy xương có ăn được thịt gà không?”, trong khi đây là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và dễ chế biến. Trên thực tế, người bị gãy xương cần ăn uống theo chế độ dinh dưỡng riêng biệt, đa dạng các nhóm chất để có thể hỗ trợ xương gãy mau lành. Vậy, bị gãy xương có nên ăn thịt gà không, chuyên gia dinh dưỡng nhận định như thế nào về điều này? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome làm rõ vấn đề này ngay trong bài viết sau.

Người bị gãy xương có ăn được thịt gà không?
Thành phần dinh dưỡng có trong thịt gà
Để có thể làm rõ vấn đề “gãy xương có ăn được thịt gà không?”, bạn cần hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng của loại thịt này. Thịt gà là thực phẩm quen thuộc với bữa cơm gia đình Việt, bởi loại thịt này rất dễ chế biến và cung cấp lượng protein dồi dào có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng chi tiết chứa trong 100 g thịt gà mà bạn cần biết
Thành phần dinh dưỡng |
Hàm lượng dinh dưỡng trên 100g thịt gà |
Phần trăm giá trị dinh dưỡng từ thịt gà so với mức khuyến nghị hàng ngày (% DV) |
Năng lượng |
172 calo |
8.6 % |
Chất đạm |
21 g |
42 % |
Cholesterol |
64 mg |
21 % |
Chất béo |
9.3 g
(bao gồm 2.7 g chất béo bão hòa, 6.6 g chất béo không bão hòa) |
12 % |
Vitamin B6 |
0.6 mg |
|
Vitamin B12 |
0.34 μg |
6.8 % |
Vitamin D |
0.4 mcg |
2 % |
Các loại khoáng chất |
|
|
Kẽm |
0.68 mg |
6.1 % |
Phốt pho |
228 mg |
32.5 % |
Canxi |
11 mg |
1 % |
Natri |
63 mg |
3 % |
Sắt |
0.7 mg |
4 % |
Kali |
220 mg |
5 % |
Selen |
22.8 μg |
41.4 % |
Lưu ý, giá trị dinh dưỡng của thịt gà sẽ có sự chênh lệch tùy thuộc vào các yếu tố như thịt ở bộ phận nào (đùi, má đùi, ức…), gà thuộc giống nào, phương pháp chăn nuôi gà….
Bị gãy xương có ăn được thịt gà không?
Người bị gãy xương ĐƯỢC ăn thịt gà, bởi vì:
- Thịt gà không chứa chất gây cản trở quá trình hấp thu canxi, vitamin D hay bất kỳ khoáng chất nào có lợi cho quá trình chữa lành xương gãy;
- Thịt gà chứa rất ít đường, nếu được chế biến đúng cách sẽ không gây ra phản ứng viêm trong cơ thể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị gãy xương được ăn thịt gà với điều kiện:
- Loại bỏ phần da gà để hạn chế tiêu thụ quá mức chất béo bão hòa;
- Ăn vừa đủ khối lượng thịt gà được khuyến nghị tiêu thụ trong một ngày, để tránh tình trạng dư thừa calo và các chất dinh dưỡng khác. Cụ thể, người trưởng thành được khuyến nghị tiêu thụ khoảng 800g thịt gà / tuần, tương đương với 155g thịt gà / ngày; trong đó, khoảng 80g là khối lượng phù hợp cho mỗi khẩu phần ăn.

Thịt gà là thực phẩm tốt cho sức khỏe của người bị gãy xương
Gãy xương ăn thịt gà có tốt không?
Ăn thịt gà TỐT cho người bị gãy xương vì loại thực phẩm này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình chữa lành xương gãy. Một số lợi ích của thịt gà đối với sức khỏe của người bị gãy xương bao gồm:
1. Thịt gà giàu protein tốt cho người bị gãy xương
Theo nghiên cứu, bổ sung protein từ nguồn động vật có thể làm gia tăng mật độ khoáng chất trong xương một đáng kể, giúp xương mau lành. Trong khi đó, thịt gà lại là nguồn protein dồi dào cho cơ thể. Trung bình 100 g thịt gà có thể cung cấp đến 42% hàm lượng protein khuyến nghị tiêu thụ hàng ngày.
Vào hệ tiêu hóa, protein trong thịt gà được phân giải thành nhiều chuỗi axit amin nhỏ hơn để hỗ trợ cơ thể nhanh chóng tái tạo mô xương mới, chữa lành vết đứt gãy. Thế nên, người bị gãy xương nên bổ sung các món ăn từ thịt gà vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
2. Phốt pho trong thịt gà cần thiết cho quá trình hình thành xương
Phốt pho là thành phần quan trọng cấu thành nên hydroxyapatite [Ca₁₀(PO₄)₆(OH)₂] – phức hợp trực tiếp cầu thành nên mạng lưới khoáng chất trong xương. Vì thế, bổ sung đủ lượng phốt pho được khuyến nghị (700 mg / ngày) có thể hỗ trợ rút ngắn quá trình phục hồi vị trí xương bị gãy.
Trong khi đó, 100 g thịt gà cung cấp đến 32.5 % lượng phốt pho được khuyến nghị tiêu thụ mỗi ngày. Vì thế, thịt gà là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của người bị gãy xương.

Tiêu thụ thịt gà có thể hỗ trợ gia tăng mật độ khoáng chất trong xương, giúp xương mau lành
3. Vitamin nhóm B có trong thịt gà tốt cho người gãy xương
Thịt gà là nguồn cung cấp vitamin B6 và vitamin B12 dồi dào, cần thiết cho sức khỏe hệ xương, bởi vì:
- Vitamin B6: Giúp củng cố sức khỏe của xương, nghiên cứu cho thấy, vitamin B6 đóng vai trò như một enzyme trong chuỗi liên kết ngang của collagen góp phần giúp duy trì sức khỏe của hệ xương. Chuỗi liên kết ngang collagen có thể bị phá vỡ nếu cơ thể thiếu hụt vitamin B6. Khi đó, độ chắc khỏe của hệ xương sẽ bị suy giảm, khiến xương gãy lâu hồi phục. Vì vậy, người bị gãy xương cần bổ sung vitamin B6 để hỗ trợ xương gãy mau lành.
- Vitamin B12: Giúp gia tăng mật độ khoáng xương; từ đó, hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành xương gãy diễn ra nhanh chóng hơn. Thiếu hụt vitamin B12 có thể làm tăng nồng độ homocysteine, khiến cho các tế bào hủy xương hoạt động mạnh mẽ hơn. Khi đó, mật độ khoáng xương có thể bị suy giảm đáng kể, kéo dài thời gian hồi phục vị trí xương gãy. Do đó, bên cạnh vitamin B6 thì người bị gãy xương cần bổ sung vitamin B12 vào chế độ dinh dưỡng của mình.
Người bị gãy xương ăn thịt gà được không? Tất nhiên là có vì tiêu thụ thịt gà giúp người bị gãy xương bổ sung vitamin B6, B12 hỗ trợ xương gãy mau hồi phục. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn có thể dễ dàng biến tấu thịt gà với nhiều nguyên liệu rau, củ, quả khác nhau để đa dạng món ăn giúp kích thích vị giác hiệu quả.
4. Thịt gà chứa nhiều vi chất dinh dưỡng quan trọng khác
Gãy xương có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là “CÓ”, bởi vì ngoài protein, phốt pho, vitamin B6 và B12, thịt gà còn cung cấp các loại vi chất dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe của hệ xương, điển hình như:
- Kẽm: Nghiên cứu cho thấy, kẽm có ảnh hưởng tích cực đến chức năng hoạt động của nguyên bào xương, đồng thời ức chế hoạt động của tế bào hủy xương. Do đó, bổ sung kẽm vào chế độ dinh dưỡng có thể giúp gia tăng mật độ khoáng xương đáng kể, hỗ trợ rút ngắn quá trình hồi phục xương gãy hiệu quả;
- Selen: Theo nghiên cứu, selen là nguyên tố vi lượng cần thiết trong quá trình tổng hợp selenoprotein – một thành phần tạo nên nguyên bào xương. Đồng thời, bổ sung selen có thể hỗ trợ gia tăng khả năng chống oxy hóa; từ đó, giúp cải thiện những tổn thương ở tế bào xương một cách đáng kể.
- Kali: Theo khuyến nghị, cơ thể người trưởng thành cần tiêu thụ từ 3500 – 4700 mg kali / ngày. Cung cấp đủ lượng kali mà cơ thể cần có thể giúp giảm thiểu nguy cơ làm “thất thoát” canxi vào nước tiểu; từ đó, canxi sẽ được giữ lại tối đa để phục vụ cho quá trình chữa lành xương gãy.

Thịt gà cung cấp các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của hệ xương như kẽm, selen, kali….
Người gãy xương ăn thịt gà sao cho đúng?
Sau khi đã nắm rõ vấn đề gãy xương có ăn được thịt gà không, bạn cần tìm hiểu việc ăn thịt gà sao cho đúng cách, để có thể bảo toàn được các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hồi phục của cơ thể, cụ thể:
- Chế biến thịt đúng cách: Thịt gà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên phương pháp chế biến có thể sẽ ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của các món ăn từ nguyên liệu này. Thế nên, gãy xương có được ăn thịt gà không cũng phụ thuộc vào việc lựa chọn phương pháp chế biến.
- Theo khuyến nghị, để món ăn giữ được mức độ lành mạnh cao, ít sử dụng dầu mỡ, gia vị (muối, đường, chất phụ gia…) thì bạn nên chế biến thịt gà (bỏ da) bằng cách luộc hoặc nướng bằng nồi chiên không dầu. Thịt gà được chế biến bằng hai phương pháp này sẽ giữ hương vị cũng như hàm lượng chất dinh dưỡng tự nhiên tối ưu.
Mẹo chọn thịt gà ngon và an toàn cho người bị gãy xương
Bên cạnh làm rõ vấn đề gãy xương có ăn thịt gà được không thì việc tìm hiểu cách chọn thịt an toàn cũng là điều quan trọng mà bạn cần lưu ý. Dưới đây là cách giúp người bị gãy xương chọn được thịt gà tươi, an toàn cho sức khỏe:
- Đầu tiên, để hạn chế nguy cơ thịt gà bị hỏng hoặc nhiễm bệnh, bạn nên ưu tiên chọn mua tại kênh phân phối uy tín có nguồn gốc rõ ràng;
- Nhận biết độ tươi ngon của thịt gà bằng cách quan sát bề ngoài của miếng thịt. Bạn nên chọn phần thịt gà có màu hồng tươi, không lẫn màu sắc khác lạ, miếng thịt có độ căng mọng nhưng vẫn khô ráo. Đồng thời, tránh chọn thịt gà bị xỉn màu, có hiện tượng chảy nước hoặc dịch nhầy vì có thể phần thịt này đã bị hư hỏng;
- Ngoài ra, bạn có thể nhận biết độ tươi ngon của thịt gà qua mùi hương. Thịt gà có mùi không quá đặc trưng, nếu bạn ngửi thấy mùi nồng có thể phần thịt gà đã bị biến chất và sẽ không an toàn cho sức khỏe nếu tiêu thụ.

Người bị gãy xương cần chọn thịt gà tươi, tránh sử dụng thịt gà có dấu hiệu biến chất
Các món ngon với thịt gà cho người gãy xương
Nếu đã hiểu rõ “gãy xương có ăn được thịt gà không?” nhưng chưa biết cách chế biến loại nguyên liệu này, bạn hãy tham khảo ngay danh sách gợi ý 4 món ăn ngon với thịt gà trong phần dưới đây:
- Đùi gà nướng mật ong: Mật ong là nguyên liệu tạo ngọt tuyệt vời cho nhiều món ăn. Mật ong có chứa canxi, kali, magie, vitamin C tốt cho sức khỏe của hệ xương. Do đó, đùi gà nướng mật ong không chỉ thơm ngon, kích thích vị giác người bị gãy xương còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết hỗ trợ xương gãy mau lành.
- Cháo ức gà hạt sen: Bên cạnh tác dụng giúp cải thiện giấc ngủ, hạt sen còn là nguồn cung cấp canxi, protein, kali, magie tốt cho sức khỏe của hệ xương; từ đó, giúp người bị gãy xương rút ngắn thời gian hồi phục một cách đáng kể. Thế nên, cháo ức gà hạt sen với nguyên liệu chính hạt sen và ức gà là món ăn thơm ngon, dễ chế biến nên có trong thực đơn cho người bị gãy xương;
- Gỏi gà với bắp cải: Bắp cải là nguyên liệu cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe hệ xương như canxi, magie, kali, protein, vitamin C. Gỏi gà với bắp cải là món ăn ít dầu mỡ, cách chế biến đơn giản và cung cấp được nhiều dưỡng chất cần thiết phục vụ cho quá trình chữa lành xương bị gãy. Do đó, người bị gãy xương có thể bổ sung món ăn này vào thực đơn dinh dưỡng của mình.
- Salad ức gà sốt sữa chua: Bên cạnh thịt ức gà thì sữa chua cũng là nguồn cung cấp canxi, protein, magie, kali dồi dào cho người bị gãy xương mau hồi phục sức khỏe. Đồng thời, salad vốn dĩ là món ăn giàu chất xơ, vitamin từ các loại rau quả tươi. Do đó, salad ức gà sốt sữa chua là món ăn nên có trong thực đơn dinh dưỡng của người bị gãy xương.

Thịt gà nướng mật ong là món ăn tốt cho xương với cách chế biến đơn giản
Trên đây là gợi ý 4 món ngon với thịt gà có thể giúp người bị gãy xương đa dạng thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Bên cạnh đó, người bị gãy xương cần tiêu thụ đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng và kiểm soát khối lượng tiêu thụ thực phẩm trong mỗi khẩu phần ăn để bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Tóm lại, gãy xương có ăn được thịt gà không? Câu trả lời là “CÓ”. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã nắm được những thông tin quan trọng về thành phần dinh dưỡng, phương pháp chế biến và giới hạn tiêu thụ thịt gà có lợi cho sức khỏe. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xoay quanh chủ đề gãy xương ăn thịt gà được không hoặc vấn đề xây dựng thực đơn chuyên biệt dành cho người bị gãy xương, bạn có thể liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn chi tiết.