Thực đơn cho người bị gãy xương ngon bổ để xương mau liền

10/10/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Cùng với phác đồ điều trị y khoa, người bị gãy xương cần duy trì chế độ dinh dưỡng chuyên biệt để thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể. Xây dựng thực đơn cho người bị gãy xương với những món ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết có thể giúp xương gãy nhanh liền hơn. Vậy, đâu là các món ăn tốt cho người bị gãy xương? Chế độ ăn cho người gãy xương cần hạn chế các loại thực phẩm nào? Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về thực đơn cho người gãy xương, được các chuyên gia dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome gợi ý trong bài viết ngay sau đây.

Thực đơn cho người bị gãy xương ngon bổ để xương mau liền

Người bị gãy xương cần xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Vai trò của thực đơn cho người bị gãy xương

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bị gãy xương hồi phục nhanh chóng. Trên thực tế, cơ thể nói chung và xương khớp nói riêng đều cần được tiêu thụ một chế độ dinh dưỡng khoa học. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp sẽ giúp củng cố sức khỏe của các mô khỏe mạnh, từ đó hỗ trợ quá trình liền xương bị gãy diễn ra nhanh chóng hơn.

Chế độ ăn cho người gãy xương để xương nhanh liền

Chế độ ăn uống chú trọng vào việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có tác động tích cực đến tốc độ phục hồi xương bị gãy trong cơ thể. Vậy, người bị gãy xương nên ăn gì? Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng giúp tối ưu thực đơn cho người bị gãy xương:

1. Thực phẩm giàu protein tốt cho người bị gãy xương

Protein là thành phần thiết yếu, chiếm khoảng 30% khối lượng xương trong cơ thể. Do đó, khi xương bị gãy, cơ thể cần được bổ sung đủ protein để phục vụ quá trình hình thành xương mới. Theo khuyến nghị, cơ thể cần tiêu thụ khoảng 1.2 g protein / ngày để nâng cao sức khỏe xương, hỗ trợ xương mau lành. Một số thực phẩm giàu protein nên có trong thực đơn cho người gãy xương bao gồm thịt cá, phô mai, sữa, sữa chua, các loại hạt, đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt….

Thực phẩm giàu protein tốt cho người bị gãy xương

Cơ thể cần được bổ sung protein từ thực phẩm để tối ưu quá trình hồi phục xương

2. Ưu tiên thực phẩm giàu canxi

Canxi là khoáng chất không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển hệ xương. Quá trình sửa chữa xương gãy trong cơ thể diễn ra với 3 giai đoạn chính bao gồm viêm, hồi phục và tái tạo. Khi đó, canxi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ được cơ thể tiêu thụ để phục vụ cho quá trình này. Vì vậy, nếu như chế độ ăn cho người gãy xương không đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, dự trữ canxi trong xương có thể bị hao hụt, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của hệ xương.

Theo khuyến nghị, mỗi người cần dung nạp từ 1000 – 1200 mg canxi / ngày để giúp xương luôn dẻo dai, chắc khỏe. Một số loại thực phẩm giàu canxi nên có trong thực đơn cho người bị gãy xương, bao gồm sữa, sữa chua, phô mai, bông cải xanh, củ cải, cải xoăn, cải thìa, các loại đậu, cá hồi, cá ngừ….

3. Bổ sung thêm các thực phẩm chứa vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng góp phần giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn Theo nghiên cứu, vitamin D là một hormone secosteroid cần thiết cho quá trình hấp thụ canxi, từ đó góp phần gia tăng mật độ khoáng của xương một cách đáng kể. Do đó, bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp xương gãy mau lành và bảo vệ sức khỏe hệ xương tối ưu.

Ngoài việc hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời (trong khoảng thời gian từ 9 giờ – 15 giờ), người bị gãy xương cần bổ sung vitamin D từ nguồn thực phẩm tự nhiên, điển hình như lòng đỏ trứng, hải sản có vỏ (ốc, nghêu, sò…), các loại cá béo (cá ngừ, cá hồi, cá mòi…), phô mai, sữa và chế phẩm từ sữa….

chế độ ăn cho người gãy xương, thực phẩm giàu vitamin D

Cung cấp vitamin D từ thực phẩm để giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn

4. Thêm thực phẩm nhiều vitamin C vào thực đơn

Vitamin C hỗ trợ cơ thể sản xuất collagen hiệu quả hơn. Trong khi đó, collagen là mô liên kết của xương, trực tiếp xây dựng nên sức bền và sức mạnh của xương. Do đó, thực đơn cho người bị gãy xương cần đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin C mà cơ thể cần, bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như trái cây họ cam quýt, cà chua, ớt chuông, rau xanh, bông cải xanh, khoai tây…. Lượng vitamin C được khuyến nghị dung nạp hàng ngày đối với nữ giới là 75 mg / ngày, nam giới là 90 mg / ngày và không được tiêu thụ quá 2000 mg / ngày để tránh các rủi ro về sức khỏe như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng….

5. Bổ sung thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn

Nghiên cứu cho thấy, chất sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen và chuyển hóa vitamin D của cơ thể. Do đó, bổ sung thực phẩm giàu sắt vào thực đơn cho người bị gãy xương sẽ góp phần thúc đẩy quá trình lành xương diễn ra nhanh chóng hơn. Một số loại thực phẩm giúp bổ sung chất sắt cho cơ thể bao gồm: huyết bò, thịt bò, gan, sữa, trứng, rau có màu xanh đậm….

Bổ sung thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn cho người bị gãy xương

Chất sắt từ thực phẩm giúp cơ thể tổng hợp collagen và chuyển hóa vitamin D rất tốt cho người bị gãy xương

6. Thực phẩm giàu kali tốt cho người gãy xương

Cung cấp đủ lượng kali cần thiết cho cơ thể sẽ góp phần hạn chế sự thất thoát canxi vào trong nước tiểu. Như vậy, cơ thể sẽ giữ lại được lượng canxi cần thiết để phục vụ cho quá trình sửa chữa xương bị gãy. Theo khuyến nghị, người trưởng thành cần tiêu thụ khoảng từ 3500 – 4700 mg kali / ngày. Một số loại thực phẩm giàu kali nên có trong thực đơn cho người bị gãy xương bao gồm: quả bơ, chuối, dưa lưới, dưa hấu, mận khô, chà là, nho khô, nước dừa, măng tây, cá hồi, cá bơn, cá tuyết, sữa tươi, sữa chua….

7. Hạn chế những thực phẩm làm hạn chế hấp thu canxi

Bên cạnh việc bổ sung nhóm chất tốt cho xương, trong thực đơn cho người bị gãy xương cần phải hạn chế chọn nguyên liệu chứa các chất gây cản trở sự hấp thu canxi của cơ thể. Theo khuyến cáo, một thực phẩm có thể gây giảm thiểu lượng canxi hấp thụ mà người bị gãy xương cần hạn chế trong chế độ ăn uống bao gồm:

  • Thực phẩm giàu phytates: Hợp chất này có thể tạo thành các phức hợp không hòa tan với canxi trong đường tiêu hóa và làm giảm sự bài tiết canxi trong nước tiểu; từ đó, ngăn ngừa thất thoát canxi ở xương. Các loại thực phẩm giàu hợp chất phytates điển hình gồm: gạo nâu, lúa mì nguyên hạt, hạnh nhân….
  • Thực phẩm giàu oxalat: Oxalat sẽ dễ dàng liên kết với calcium ở ruột, gây hạn chế sự hấp thụ canxi khiến cho cơ thể phải đối mặt với nguy cơ hao hụt khoáng chất này. Do đó, tiêu thụ thực phẩm giàu oxalat có thể khiến xương có nguy cơ bị thiếu hụt canxi. Một số thực phẩm giàu oxalat bạn cần hạn chế tiêu thụ bao gồm: khoai lang, cải bó xôi, củ cải trắng….
  • Thực phẩm giàu caffeine: Theo nghiên cứu, tiêu thụ nhiều caffeine có thể gây cản trở quá trình tái hấp thu canxi ở thận và giảm hiệu quả hấp thu canxi ở ruột. Do đó, lạm dụng các loại thực phẩm chứa nhiều caffeine như trà, cà phê có thể gây thiếu hụt canxi khiến cho xương gãy lâu lành hơn.
  • Muối: Theo nghiên cứu, tiêu thụ quá nhiều muối sẽ phá vỡ sự cân bằng canxi trong cơ thể. Chế độ ăn quá nhiều muối có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tính toàn vẹn của xương và khiến cho khối lượng xương trong cơ thể giảm thiểu đáng kể. Do đó, người bị gãy xương cần hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày để có thể sớm hồi phục.
  • Thực phẩm chứa cồn: Nghiên cứu đã chứng minh, lạm dụng thực phẩm chứa cồn gây thiếu hụt lượng vitamin D; từ đó, hạn chế quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Do đó, người bị gãy xương cần tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều cồn như bia, rượu và đồ uống có cồn khác để quá trình hồi phục được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

9. Ngừng ăn thực phẩm gây viêm

Người bị gãy xương cần tránh xa các loại thực phẩm có thể gây viêm. Bởi lẽ, điều này có thể làm tăng mức độ tổn thương và kéo dài thời gian hồi phục xương. Một số thực phẩm có thể gây viêm điển hình bao gồm: đường, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, bánh ngọt, thịt xông khói….

chế độ ăn cho người gãy xương, Ngừng ăn thực phẩm gây viêm

Ngừng ăn thực phẩm gây viêm là một trong những nguyên tắc quan trọng mà người bị gãy xương cần thực hiện

Công thức món ăn cho người gãy xương

Dưới đây là 10 công thức món ăn tốt cho người gãy xương với nguyên liệu chính từ những thực phẩm giàu protein, canxi, vitamin D….; đồng thời, hạn chế muối, đường, thực phẩm giàu oxalat và phytate…. Đây cũng chính là những món ăn nên có trong thực đơn cho người bị gãy xương, được các chuyên gia dinh dưỡng tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khuyến nghị:

1. Salad đậu nành lông kiểu Hy Lạp

Đậu nành lông hay còn gọi là đậu nành Nhật là thực phẩm giàu chất xơ, chất đạm, vitamin C tốt cho người bị gãy xương. Có nhiều món ăn được chế biến từ thực phẩm này, điển hình như salad đậu nành lông kiểu Hy Lạp.

Để hoàn thành món ăn này, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

  • Đậu nành lông: 100 g;
  • Cà chua bi: 50 g;
  • Dưa chuột: 50 g;
  • Phô mai feta: 20 g;
  • Quả oliu: 30 g;
  • Húng quế tươi: 10 g;
  • Hành tím: 10 g;
  • Dầu oliu: 10 ml
  • Giấm: 10 ml;
  • Tiêu xay: 5 g.

Để chế biến món ăn này, bạn cần thực hiện các thao tác đơn giản như sau:

  • Đầu tiên, pha sốt trộn salad bằng cách hòa lẫn dầu oliu, giấm, tiêu xay với nhau;
  • Kế tiếp, rửa sạch và luộc đậu nành lông khoảng 5 phút;
  • Sau đó, thái nhỏ phô mai feta; rửa sạch và thái lát dưa chuột, hành tím; thái đôi cà chua bi, quả oliu; thái nhỏ húng quế tươi;
  • Cuối cùng, trình bày lần lượt các nguyên liệu ra đĩa, rưới hỗn hợp sốt trộn salad lên trên, trộn đều và thưởng thức.

2. Cá hồi nướng ăn kèm rau củ

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để chế biến món cá hồi nướng ăn kèm rau củ bao gồm:

  • Cá hồi phi lê: 200 g;
  • Ớt chuông: 70 g;
  • Củ hành tây: 1 củ;
  • Húng quế tươi: 10 g;
  • Chanh: 1 quả;
  • Dầu oliu: 15 ml;
  • Bí ngòi: 70 g;
  • Tiêu xay: 10 g;
  • Muối: 1/2 muỗng cà phê.

Để hoàn thành món ăn này, bạn cần thực hiện các bước chế biến cơ bản như sau:

  • Đầu tiên, làm nóng lò nướng với nhiệt độ 180 độ trong 10 phút.
  • Cùng lúc đó, rửa sạch và thái nhỏ các nguyên liệu rau củ bao gồm bí ngòi, ớt chuông, hành tây, húng quế, chanh (cắt lát); rửa sạch, thấm khô và ướp cá hồi phi lê với một ít muối, tiêu xay, dầu oliu;
  • Kế tiếp, xếp cá hồi phi lê vào khay nướng sao cho mặt da cá đặt phía dưới; nướng cá với nhiệt độ 180 độ trong 6 phút;
  • Sau đó, xếp lần lượt các nguyên liệu còn lại bao gồm bí ngòi, ớt chuông, hành tây xung quanh miếng cá hồi; tiếp tục nướng thêm khoảng 6 phút.
  • Cuối cùng, trang trí món ăn với một vài lát chanh và rau húng quế thái nhỏ.
món ăn cho người gãy xương, Cá hồi nướng ăn kèm rau củ

Cá hồi nướng ăn kèm rau củ là một trong những món ăn tốt cho người gãy xương

3. Smoothie dâu dứa

Smoothie dâu dứa là món ăn mát lạnh cung cấp chất xơ, vitamin C, canxi nên có trong thực đơn cho người bị gãy xương. Các nguyên liệu cần chuẩn bị để hoàn thành món smoothie này bao gồm:

  • Quả dứa: ½ quả;
  • Dâu tây: 300 g;
  • Sữa chua: 180 g.

Các bước làm smoothie dâu dứa cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, rửa sạch, gọt vỏ và thái nhỏ dứa; rửa sạch và loại bỏ cuốn quả dâu;
  • Sau đó, cấp đông 2 loại quả này trong tủ lạnh ít nhất 3 giờ hoặc để qua đêm;
  • Kế tiếp, xay mịn dứa và dâu đã đông lạnh với sữa chua;
  • Cuối cùng, trình bày smoothie và thưởng thức.

4. Trứng chiên Frittata kiểu Ý với bí ngòi

Trứng chiên Frittata kiểu Ý với bí ngòi rất giàu chất xơ và chất đạm. Vì vậy, món ăn này nên có mặt trong thực đơn cho người bị gãy xương. Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Trứng gà: 5 quả;
  • Bí ngòi: 200 g;
  • Dầu oliu: 15 ml;
  • Hành tây: 1 củ;
  • Cà chua bi: 70 g;
  • Húng quế: 10 g;
  • Muối: ¼ muỗng cà phê;
  • Tiêu xay: 1 muỗng cà phê;
  • Phô mai dê: 10 g.

Các bước chế biến món trứng chiên Frittata kiểu Ý với bí ngòi cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, rửa sạch và thái nhỏ bí ngòi, hành tây, húng quế, cà chua bi (thái đôi); khuấy tan 5 quả trứng với ¼ muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê tiêu xay;
  • Kế tiếp, xào hành tây, bí ngòi với dầu oliu trong 3 phút; cho cà chua, húng quế vào chảo xào thêm khoảng 2 phút;
  • Tiếp tục, cho trứng gà đã khuấy tan cùng với phô mai dê vào chảo; đun với lửa nhỏ trong khoảng 4 phút;
  • Cùng lúc đó, làm nóng lò nướng với nhiệt độ 180 độ C trong 10 phút;
  • Sau đó, cho hỗn hợp trứng trên bếp vào lò, nướng trong khoảng 10 phút đến khi mặt trên của món ăn vàng đều;
  • Cuối cùng, trình bày món trứng chiên Frittata kiểu Ý với bí ngòi ra đĩa và thưởng thức.
thực đơn cho người bị gãy xương, Trứng chiên Frittata kiểu Ý với bí ngòi

Trứng chiên Frittata kiểu Ý với bí ngòi thơm ngon, bổ dưỡng và dễ chế biến

5. Pasta kem chanh với tôm

Nguyên liệu cần chuẩn bị để chế biến món ăn này bao gồm:

  • Tôm tươi: 300 g;
  • Sữa chua Hy Lạp: 100 g;
  • Mì ý: 70 g;
  • Dầu oliu: 30 ml;
  • Tỏi băm: 10 g;
  • Hành lá: 10 g;
  • Nước cốt chanh: 10 ml;
  • Quả chanh: 1 quả;
  • Tiêu xay: 5 g;
  • Muối: ¼ muỗng cà phê;
  • Đường: ¼ muỗng cà phê.

Để hoàn thành món Pasta kem chanh với tôm, bạn cần thực hiện các bước chế biến cơ bản như sau:

  • Đầu tiên, sơ chế, thái nhỏ và ướp tôm tươi với một ít muối; luộc mì trong khoảng 8 phút, sau đó xả mì với vòi nước lạnh và để ráo;
  • Kế tiếp, trộn đều các nguyên liệu bao gồm sữa chua, nước cốt chanh, tỏi băm, tiêu xay, ¼ muỗng cà phê đường;
  • Cùng lúc đó, làm nóng lò nướng với nhiệt độ 200 độ trong 5 phút; sau đó, cho tôm vào lúc nướng với nhiệt độ 180 độ C trong 10 phút;
  • Cuối cùng, cho mì ý, phần sốt sữa chua ra đĩa; cho tôm đã nướng chín lên trên và thưởng thức.

6. Súp bí đỏ với sandwich nướng táo

Để nấu súp bí đỏ với sandwich nướng táo bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:

  • Bí đỏ: 100 g;
  • Nước dùng gà: 100 ml;
  • Hành tây: ½ củ;
  • Dầu hạt cải: 20 ml;
  • Muối: ½ muỗng cà phê;
  • Tiêu xay: 5 g;
  • Phô mai Gouda: 20 g;
  • Bánh mì sandwich ngũ cốc nguyên hạt: 4 lát;
  • Táo: 1 quả.

Các bước nấu món ăn này cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, thái táo thành từng lát mỏng; rửa sạch và thái nhỏ bí đỏ, hành tây; xào hành tây và bí đỏ với dầu hạt cải trong 5 phút; cho nước dùng gà vào nấu thêm khoảng 15 phút;
  • Sau đó, xay nhuyễn hành tây và bí đỏ; cho thêm ½ muỗng cà phê vào hỗn hợp này và đun hỗn hợp trên bếp khoảng 10 phút;
  • Kế tiếp, cho phô mai và táo thái lát lên từng miếng bánh mì;
  • Tiếp tục, đun nóng chảo chống dính với 1 lớp dầu ăn mỏng; áp chảo bánh mì cho đến khi vàng đều và phô mai tan chảy;
  • Cuối cùng, cho súp bí đỏ ra tô và thưởng thức với bánh mì áp chảo.
thực đơn cho người gãy xương, Súp bí đỏ với sandwich nướng táo

Súp bí đỏ với sandwich nướng táo giàu dưỡng chất tốt cho người bị gãy xương

7. Trứng ốp lết cá hồi hun khói và kem phô mai

Để đa dạng thực đơn cho người bị gãy xương, bạn có thể trổ tài chế biến món trứng ốp lết cá hồi hun khói và kem phô mai. Các nguyên liệu cần chuẩn bị để chiến biến món ăn này bao gồm:

  • Trứng gà: 5 quả;
  • Sữa tươi: 30 ml;
  • Cá hồi hun khói: 30 g;
  • Phô mai feta: 20 g;
  • Hành tây: ½ củ;
  • Dầu hạt cải: 10 ml;
  • Tiêu xay: 5 g;
  • Muối: ½ muỗng cà phê.

Các bước chế biến trứng ốp lết cá hồi hun khói và kem phô mai cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, thái nhỏ cá hồi hun khói, phô mai, hành tây; khuấy tan các nguyên liệu trứng, sữa, tiêu xay với ½ muỗng cà phê muối;
  • Kế tiếp, đun nóng dầu hạt cải và cho hỗn hợp trứng vào chảo đun với lửa vừa (không khuấy);
  • Sau đó, cho cá hồi xông khói, phô mai, hành tây vào ½ mặt trứng; lật phần trứng còn lại bao phủ phần nhân cá hồi và tiếp tục đun với lửa nhỏ thêm 1 phút;
  • Cuối cùng, cho món ăn ra đĩa và thưởng thức với cơm nóng.

8. Smoothie dâu, dứa và chuối

Smoothie dâu, dứa và chuối sẽ rất giàu chất xơ, vitamin C, kali. Đây là món ngon nên có trong thực đơn cho người bị gãy xương. Nguyên liệu để làm smoothie dâu, dứa và chuối bao gồm:

  • Dâu tây: 80 g;
  • Quả dứa: ½ quả;
  • Chuối: 80 g;
  • Sữa tươi: 100 ml.

Để hoàn thiện món smoothie này, bạn chỉ cần thực hiện các bước đơn giản như sau:

  • Đầu tiên, thái nhỏ và đông lạnh dâu tây, dứa, chuối trong ít nhất 3 giờ đồng hồ (có thể để qua đêm);
  • Sau đó, xay mịn các nguyên liệu này với sữa tươi cho đến khi thu được hỗn hợp sánh mịn;
  • Cuối cùng, rót smoothie vào ly và thưởng thức.
món ăn tốt cho người gãy xương, Smoothie dâu, dứa và chuối

Smoothie dâu, dứa và chuối chua ngọt, kích thích vị giác vào những ngày chán ăn

9. Xà lách cuộn gà, dưa chuột với sốt đậu phộng

Các món cuộn rau luôn là gợi ý lý tưởng cho những ngày chán ăn. Để đa dạng thực đơn cho người bị gãy xương, bạn có thể trổ tài làm món xà lách cuộn gà, dưa chuột với sốt đậu phộng giàu chất xơ, chất đạm, vitamin C, canxi.

Những nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm:

  • Rau xà lách: 300 g;
  • Dưa chuột: 200 g;
  • Thịt ức gà xay: 100 g;
  • Nước tương thanh dịu: 15 ml;
  • Dầu oliu: 15 ml;
  • Tỏi băm: 10 g;
  • Củ sắn: 10 g;
  • Tiêu xay: 5 g;
  • Mật ong: 10 g;
  • Dầu mè: 10 ml;
  • Bơ đậu phộng: 20 g.

Các bước chế biến xà lách cuộn gà, dưa chuột với sốt đậu phộng cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, rửa sạch các nguyên liệu rau củ; thái hạt lựu củ sắn; thái mỏng dưa chuột;
  • Sau đó, làm sốt đậu phộng bằng cách trộn đều các nguyên liệu bơ đậu phộng, nước tương, mật ong, dầu mè với 2 muỗng nước lọc;
  • Kế tiếp, phi thơm tỏi băm với dầu oliu; sau đó cho thịt ức gà xay và củ sắn vào xào chín;
  • Tiếp tục, cho hỗn hợp sốt đậu phộng vào thịt gà trên bếp khuấy đều; thêm tiêu xay và tắt bếp;
  • Cuối cùng, trình bày món ăn sao cho mỗi lá xà lách cuộn cùng 1 ít thịt gà sốt đậu phộng và vài lát dưa chuột.

10. Súp kem củ cải đỏ

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu súp kem củ cải bao gồm:

  • Củ cải đỏ: 90 g;
  • Khoai tây: 50 g;
  • Sữa tách béo: 100 ml;
  • Dầu oliu: 20 ml;
  • Hành tây: ½ củ;
  • Rau mùi tây: 10 g;
  • Gia vị vừa đủ (muối, tiêu, đường,…)

Các bước nấu súp kem củ cải đỏ cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, thái nhỏ củ cải đỏ, hành tây, khoai tây;
  • Kế tiếp, xào hành tây, củ cải đỏ với dầu oliu khoảng 5 phút;
  • Cùng lúc đó, hấp chín và nghiền nhuyễn khoai tây; sau đó, cho khoai tây nghiền vào hỗn hợp hành tây, củ cải;
  • Tiếp tục, cho thêm sữa tách béo, ½ muỗng muối, ½ muỗng tiêu xay vào hỗn hợp trên bếp nấu thêm khoảng 5 phút;
  • Kế tiếp, xay nhuyễn hỗn hợp đến khi đạt độ sánh mịn như ý;
  • Cuối cùng, trình bày món ăn ra đĩa và trang trí với một ít lá mùi tây.
thực đơn cho người bị gãy xương, Súp kem củ cải đỏ

Súp kem củ cải đỏ sánh mịn, bổ dưỡng là món ngon ưa thích của nhiều người

Gợi ý thực đơn cho người bị gãy xương

Dưới đây là thực đơn cho người bị gãy xương mà Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome gợi ý đến bạn:

Thực đơn cho người bị gãy xương
Bữa sáng

(7h00)

Bữa trưa

(11h00)

Bữa phụ 1

(14h00)

Bữa chiều

(17h00)

Bữa phụ 2

(20h00)

Món ăn – 2 lát bánh mì nâu nướng;

– 2 quả trứng ốp la;

– 150 ml sữa hạt đậu nành hạnh nhân

– 2 bát cơm

– 70 g cà ri gà;

– 70 g salad cà chua bi, dưa chuột;

– 50 g trứng đúc thịt băm.

150 g súp cua trứng cút. – 2 bát cơm;

– 50 g tôm sốt chanh dây;

– 100 g rau luộc các loại;

– 50 g cá hồi áp chảo.

– Rau củ luộc (1 quả ngô + ½ củ cà rốt);

– 100 ml nước dừa.

Cơ cấu khẩu phần – Năng lượng: 2110 kcal

– Đạm: 80 g

– Đường bột: 380 g

– Béo: 30 g

Địa chỉ thiết kế thực đơn cho người gãy xương cá nhân hóa

Để hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả tối ưu, thực đơn cho người bị gãy xương cần được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc dinh dưỡng như ưu tiên thực phẩm giàu canxi, vitamin C, D, kali, sắt…; đồng thời, hạn chế thực phẩm gây viêm, muối, đường và cồn. Nếu như bạn cần tìm hiểu chi tiết về dịch vụ Thăm khám & Thiết kế Thực đơn Dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người bị gãy xương, hãy liên hệ ngay với Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.

Tại đây, người bị gãy xương sẽ được bác sĩ chẩn đoán về tình trạng tổn thương và đưa ra đánh giá về nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể đang cần. Dựa trên các đánh giá chi tiết, đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng có thể xây dựng và tư vấn thực đơn ăn uống hàng ngày cho người bị gãy xương một cách khoa học.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thực đơn cho người bị gãy xương mà bạn đang quan tâm. Hy vọng rằng, bạn đã có thể chuẩn bị cho mình đủ các kiến thức dinh dưỡng cần thiết. Nếu như có thêm thắc mắc về vấn đề dinh dưỡng nói chung và dinh dưỡng hỗ trợ xương khớp nói riêng, hãy sớm liên hệ trực tiếp với Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome qua số hotline 1900 633 599 để được tư vấn chi tiết. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)
16:29 07/12/2023
Nguồn tham khảo
  1. Baum, J. I., & Wolfe, R. R. (2015). The Link between Dietary Protein Intake, Skeletal Muscle Function and Health in Older Adults. Healthcare (Basel, Switzerland)3(3), 529–543. https://doi.org/10.3390/healthcare3030529
  2. Bernstein, S. (2017, July 12). A healing diet after bone fracture. WebMD. https://www.webmd.com/osteoporosis/osteo-fracture-diet
  3. How much vitamin C is too much? (2022). Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/expert-answers/vitamin-c/faq-20058030
  4. Yang, J., Li, Q., Feng, Y., & Zeng, Y. (2023). Iron Deficiency and Iron Deficiency Anemia: Potential Risk Factors in Bone Loss. International journal of molecular sciences24(8), 6891. https://doi.org/10.3390/ijms24086891
  5. Elvira. (2022, December 8). The complete guide to diet for broken bones. World Crutches. https://worldcrutches.com/bone-fracture-heal-diet/
  6. Hina Firdous. (2018, May). Diet Chart For bone fracture Patient, Diet For Bone Fracture chart | Lybrate. Lybrate; Lybrate. https://www.lybrate.com/topic/diet-for-bone-fracture‌
  7. Al-Othman, A., Al-Musharaf, S., Al-Daghri, N. M., Yakout, S., Alkharfy, K. M., Al-Saleh, Y., Al-Attas, O. S., Alokail, M. S., Moharram, O., Sabico, S., Kumar, S., & Chrousos, G. P. (2012). Tea and coffee consumption in relation to vitamin D and calcium levels in Saudi adolescents. Nutrition journal11, 56. https://doi.org/10.1186/1475-2891-11-56
  8. Tiyasatkulkovit, W., Aksornthong, S., Adulyaritthikul, P., Upanan, P., Wongdee, K., Aeimlapa, R., Teerapornpuntakit, J., Rojviriya, C., Panupinthu, N., & Charoenphandhu, N. (2021). Excessive salt consumption causes systemic calcium mishandling and worsens microarchitecture and strength of long bones in rats. Scientific reports11(1), 1850. https://doi.org/10.1038/s41598-021-81413-2
  9. Ogunsakin, O., Hottor, T., Mehta, A., Lichtveld, M., & McCaskill, M. (2016). Chronic Ethanol Exposure Effects on Vitamin D Levels Among Subjects with Alcohol Use Disorder. Environmental health insights10, 191–199. https://doi.org/10.4137/EHI.S40335