Nếu mong muốn duy trì một trái tim khỏe mạnh, việc biết rõ đâu là thực phẩm không tốt cho tim mạch để hạn chế tiêu thụ là điều vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, trong mỗi bữa ăn hàng ngày, bạn đã có thể vô tình tiêu thụ các loại thức ăn có hại cho tim mạch mà không hề hay biết. Vậy, đâu là danh sách các loại thức ăn không tốt cho tim mạch theo góc nhìn từ các chuyên gia? Tất cả sẽ được Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome giải đáp ngay trong bài viết sau.
Các loại đồ ăn nào có hại cho hệ tim mạch bao gồm những thực phẩm nào?
Thực phẩm không tốt cho tim mạch bao gồm hầu hết những loại thức ăn nướng, chiên (rán) hoặc chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Cụ thể như sau:
Thịt đỏ là phần thịt từ những động vật có vú, chẳng hạn như thịt của bò, lợn, cừu, dê,… Đây là loại thịt không tốt cho sức khỏe tim mạch vì chúng chứa nhiều:
Dựa trên 21 ước tính từ 17 nghiên cứu đoàn hệ, cứ tiêu thụ nhiều hơn 100g thịt đỏ mỗi ngày có thể làm tăng 11 – 17% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, 32% nguy cơ đột quỵ do bệnh tim mạch và 27% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, một tác nhân quan trọng có thể thúc đẩy bệnh tim mạch khởi phát hoặc tiến triển nặng.
Theo Tổ chức Tim mạch Hoa Kỳ, bạn không nên ăn quá 350g thịt đỏ / tuần hoặc nhiều hơn 70g thịt đỏ / khẩu phần. Việc tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định này có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch trong tương lai.
Nước ngọt là thực phẩm không tốt cho tim mạch. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ nhiều hơn 1 khẩu phần (236ml) nước ngọt mỗi ngày có thể làm tăng 19% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, 21% nguy cơ đột quỵ và 26% nguy cơ phẫu thuật thông động mạch do tắc nghẽn mạch máu. Nguyên nhân là vì nước ngọt chứa nhiều đường, đặc biệt là đường fructose (đường bắp) và glucose (đường nho), trong đó:
Nước ngọt chứa nhiều đường, thúc đẩy bệnh mạch vành tiến triển
Đồ nướng là món ăn ngon miệng, được mọi người yêu thích nhưng ít ai biết rằng đồ nướng cũng là thực phẩm không tốt cho tim mạch. Nguyên nhân là vì thực phẩm, khi được nướng ở nhiệt độ cao, đặc biệt là khi tiếp xúc với ngọn lửa trần, sẽ sản sinh ra các hợp chất amin thơm dị vòng (HCA) và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) gây hại cho sức khỏe tim mạch. Cụ thể:
Nghiên cứu cho thấy, HCA và PAH có thể gây đột biến DNA, làm tăng nguy cơ ung thư và thúc đẩy các bệnh lý tim mạch tiến triển. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ hình thành độc tố khi chế biến thực phẩm ở nhiệt độ cao, bạn cần hạn chế nướng thực phẩm. Thay vào đó, ưu tiên lựa chọn cách chế biến là hấp, hầm hoặc luộc sẽ giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe tim mạch.
Nghiên cứu cho thấy, cứ tiêu thụ nhiều hơn 100g thịt đỏ (đã qua chế biến) mỗi ngày có thể làm tăng 36% nguy cơ suy tim và đột quỵ. Nguyên nhân là vì thịt chế biến chứa nhiều:
Tóm lại, thịt đã qua chế biến là thực phẩm không tốt cho tim mạch. Một số loại thịt đã qua chế biến tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe tim mạch bao gồm: thịt xông khói, lạp xưởng, xúc xích, thịt đóng hộp, patê, các loại khô (khô bò, khô mực…) và mắm.
Thịt đã qua chế biến chứa nhiều muối và chất bảo quản gây hại cho sức khỏe tim mạch
Carbohydrate tinh chế là những loại thực phẩm có nguồn gốc từ ngũ cốc tinh chế hoặc chứa đường tinh chế. Đây là loại thực phẩm đã trải qua quá trình tinh luyện để loại bỏ hầu hết hàm lượng chất xơ cần thiết. Carbohydrate tinh chế là nhóm thực phẩm không tốt cho tim mạch vì:
Tóm lại, carbohydrate tinh chế là nhóm thực phẩm không tốt cho tim mạch. Một số thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế mà bạn nên hạn chế tiêu thụ bao gồm: cơm trắng, bún, miến, phở, hủ tiếu, bánh mì trắng, mì trắng, bánh ngọt, nước ngọt, nước tăng lực và nhiều sản phẩm công nghiệp khác có chứa đường tinh chế.
Pizza là một những thức ăn không tốt cho tim mạch vì chúng thường chứa nhiều chất béo bão hòa, đặc biệt là trong phô mai và các loại thịt phủ làm nhân bánh, chẳng hạn như xúc xích, thịt bò, và thịt xông khói. Chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch và thúc đẩy bệnh động mạch vành tiến triển. Bên cạnh đó, phần đế bánh, cũng được làm từ carbohydrate tinh chế, có thể làm tăng đường huyết sau khi ăn, thúc đẩy các phản ứng viêm gây hại cho sức khỏe tim mạch.
Lạm dụng rượu, bia quá nhiều (trên 14 – 28g cồn / ngày) trong suốt một thời gian dài có thể khiến tim to dần theo thời gian. Khi các mô cơ tim giãn ra, chúng sẽ yếu đi, giống như một sợi dây cao su khi bị kéo căng quá mức. Điều này khiến tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể và làm tăng nguy cơ suy tim.
Lạm dụng rượu bia trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ suy tim
Theo nghiên cứu, tiêu thụ một lượng lớn 4 loại axit béo bão hòa (axit lauric, axit myristic, axit palmitic, axit stearic) chứa trong bơ động vật có thể làm tăng 18% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Ngược lại, việc thay thế dù chỉ 1% chất béo bão hòa bằng lượng calo tương đương từ các chất béo không bão hòa đa (PUFA), ngũ cốc nguyên hạt hoặc protein thực vật, được ước tính sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành tương đối từ 6% – 8%. Tóm lại, bơ động vật là một trong các loại thức ăn không tốt cho tim mạch mà bạn cần đề cao cảnh giác để hạn chế tiêu thụ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Sữa chua nguyên béo là loại sữa chua được làm từ sữa bò nguyên kem (chưa tách béo). Loại sữa chua này thường chứa nhiều chất béo bão hòa hơn so với sữa chua tách béo, có thể làm tăng nồng độ cholesterol LDL (cholesterol xấu) khi tiêu thụ quá mức, từ đó làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và thúc đẩy bệnh tim mạch tiến triển.
Lưu ý, không phải tất cả sữa chua có hương vị đều xấu cho sức khỏe. Nếu chọn đúng loại chứa ít đường và chất béo, sữa chua có thể cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột. “Chìa khóa” ở đây là bạn cần chọn sản phẩm thông minh và tiêu thụ một cách điều độ.
Khoai tây chiên chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat). Tiêu thụ khoai tây chiên quá mức có thể thúc đẩy sự tích tụ mảng bám trong động mạch, khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, suy tim, đau tim và đột quỵ.
Bên cạnh đó, khoai tây chiên thành phẩm thường được hòa trộn cùng một chút muối để kích thích vị giác. Tiêu thụ muối có thể gây tăng huyết áp, là nguyên nhân chính gây nên 75% trường hợp suy tim hiện nay. Tóm lại, khoai tây chiên là thực phẩm không tốt cho tim mạch; do đó, bạn không nên tiêu thụ chúng quá nhiều.
Tương tự như khoai tây chiên, gà rán cũng là một thực phẩm không tốt cho tim mạch vì chứa nhiều chất béo bão hòa, đặc biệt là trong phần mỡ dưới da gà. Theo nghiên cứu, tiêu thụ một hoặc nhiều khẩu phần gà rán mỗi ngày có thể làm tăng 12% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch so với việc không ăn đồ chiên rán. Đặc biệt, những người ăn đồ chiên rán 3 lần, 4 – 6 lần và 7 lần trở lên mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh tim tăng lần lượt là 18%, 25% và 68% so với người bình thường.
Tiêu thụ nhiều thực phẩm chiên rán làm tăng nguy cơ xơ vữa và tắc nghẽn mạch máu
Thực phẩm đóng hộp thường được bổ sung nhiều muối để bảo toàn hương vị và kéo dài thời gian bảo quản. Hầu hết các loại muối này đều chứa nhiều natri (sodium), chẳng hạn natri clorua (để gia tăng vị mặn), natri glutamate (để kích thích vị giác), natri phosphate (để gia tăng hạn sử dụng)… Tiêu thụ natri quá mức natri có thể khiến chất lỏng tích tụ quá mức trong máu, làm tăng huyết áp, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể, lâu dần dẫn đến suy tim.
Tương tự như thực phẩm đóng hộp, nước sốt công nghiệp cũng rất giàu natri glutamate (bột ngọt). Liều lượng bột ngọt cao, đặc biệt trong các loại nước sốt chế biến sẵn, có thể làm tăng căng thẳng oxy hóa, thúc đẩy chứng xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch vành tiến triển.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn phát hiện ra, một số loại nước sốt công nghiệp có chứa giấm trong thành phần cũng thường chứa nhiều natri sulfit, một hóa chất bảo quản thực phẩm có thể tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương cho tim. Tóm lại, nước sốt công nghiệp là thực phẩm không tốt cho tim mạch. Một số loại nước sốt công nghiệp phổ biến, không tốt cho tim mạch bao gồm: sốt cà chua, sốt BBQ, sốt mayonnaise, sốt teriyaki….
Nghiên cứu cho thấy, những người ăn kem quá 2 lần / tuần có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 12% so với những người không ăn kem. Nguyên nhân là vì kem chứa quá nhiều đường và chất béo bão hòa. Cả hai nhóm chất này, khi tiêu thụ quá mức, có thể thúc đẩy các phản ứng viêm và hình thành mảng xơ vữa trong mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, suy tim và thậm chí là đột quỵ. Do đó, kem là thực phẩm không tốt cho tim mạch. Bạn cần
Thực phẩm tốt cho hệ tim mạch là những thực phẩm có đặc tính kháng viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Cụ thể như sau:
Nhóm thực phẩm có lợi cho tim mạch | Thực phẩm đại diện | Lợi ích cho hệ tim mạch |
Chất béo không bão hòa (omega-3, 6, 9…) | – Các loại cá béo: cá hồi, cá trích, cá saba, cá ngừ, cá thu…;
– Các loại hạt: hạt lanh, hạt chia, hạt điều, hạnh nhân…; – Các loại dầu thực vật: quả bơ chín, dầu hạt cải, dầu đậu nành… (trừ dầu cọ và dầu dừa) |
– Kháng viêm;
– Giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt), giảm nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch; – Bảo vệ hệ tim mạch khỏi căng thẳng oxy hóa. |
Chất xơ | – Rau củ quả: cải bó xôi, bông cải xanh, ớt chuông, khoai lang, táo, lê…
– Các loại đậu, hạt & ngũ cốc: đậu nành, đậu lăng, hạt điều, hạt vừng (mè)… |
– Giúp kiểm soát cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách hạn chế hấp thu chất béo và ổn định đường huyết |
Chất chống oxy hóa (polyphenols, flavonoids, carotenoids…) | – Rau lá xanh: cải bó xôi, cải xoăn, cải thìa, bông cải xanh, bắp cải…
– Củ quả: ớt chuông, gừng, nghệ, tỏi… – Thực phẩm khác: trà xanh, cà phê, sô cô la đen… |
– Bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim
– Ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, cải thiện lưu lượng máu và giảm huyết áp |
Rau củ quả là nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, kháng viêm, tốt cho sức khỏe tim mạch
Trên đây là những thông tin quan trọng về một số loại thực phẩm có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe cho tim mạch. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có thể biết được đâu là những món ăn bổ dưỡng và đâu là những thực phẩm không tốt cho tim mạch để có biện pháp chọn lọc phù hợp.
Trên hành trình chăm sóc sức khỏe tim mạch, bạn không chỉ cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ mà còn cần sự chọn lọc thông minh trong việc tiêu thụ thực phẩm. Việc tránh xa 14 loại thực phẩm không tốt cho tim mạch kể trên là một bước tiến quan trọng trên hành trình bảo vệ trái tim.
Tóm lại, mỗi lựa chọn dinh dưỡng của bạn hôm nay đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe trái tim trong tương lai. Do đó, nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết cách xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, không chứa những thực phẩm không tốt cho tim mạch, hãy nhanh chóng liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để được tư vấn kịp thời. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!