Uống thuốc nam nhiều có hại thận không: Nhiều ẩn họa

14/09/2023 Theo dỗi Nutrihome trên google news
Tư vấn chuyên môn bài viết
Chức Vụ: Trợ lý Giám đốc Y khoa
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome

Uống thuốc nam nhiều có hại thận không? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm bởi trong tâm trí của số đông, thảo dược thường là phương thức điều trị tự nhiên, an toàn và hiệu quả hơn so với thuốc tây. Tuy nhiên, thống kê lại cho thấy, có đến 26% trường hợp suy thận cấp tính trên toàn cầu là do lạm dụng các loại thảo dược gây nên. Vậy, uống thuốc nam có hại thận không? Đâu là danh sách các loại thuốc nam an toàn, giúp tăng cường chức năng thận hiệu quả? Hãy cùng Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome khám phá ngay trong bài viết sau.

Uống thuốc nam nhiều có hại thận không: Nhiều ẩn họa

Uống thuốc nam nhiều có hại thận không? Đâu là lời khuyên chính xác từ các chuyên gia dinh dưỡng?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), y học cổ truyền, bao gồm các loại thuốc nam và thuốc bắc, là phương pháp điều trị y tế vô cùng phổ biến, được 75 – 80% dân số thế giới sử dụng rộng rãi, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, các loại thảo dược đã chứng minh được công dụng của mình trong việc hỗ trợ phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau trên cơ thể con người.

Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả sinh học có thể nhìn thấy, thảo dược vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh do chứa các hoạt chất chưa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt. Vậy, uống thuốc nam nhiều có hại thận không? Các phương thuốc “tự nhiên” có phải lúc nào cũng đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Lưu ý: Trong bài viết sau, chúng tôi xin được phép dùng từ “thảo dược” để làm tên gọi chung cho các loại thuốc bắc và thuốc nam đang có mặt trên thị trường hiện nay.

Uống thuốc nam nhiều có hại thận không?

Câu trả lời ngắn gọn là . Uống thuốc nam không đúng CÓ HẠI THẬN, thậm chí có thể khiến bệnh thận tiến triển nặng hơn. Nghiên cứu cho thấy, các biểu hiện nhiễm độc thận liên quan đến thuốc nam có thể bao gồm: tổn thương thận cấp tính, suy thận mạn tính, sỏi thận, hội chứng tiêu cơ vân (rhabdomyolysis), hội chứng Fanconi và ung thư biểu mô đường tiết niệu.

Một số tác nhân góp phần gây ngộ độc thận đến từ thuốc nam có thể bao gồm: độc tính nội tại của thảo dược, phương pháp chế biến / bảo quản / phối trộn / kê đơn thảo dược sai cách, ô nhiễm kim loại nặng và tương tác giữa thuốc thảo dược và thuốc. Do đó, bệnh nhân đang suy thận cấp tính không rõ nguyên nhân hoặc mắc bệnh thận mạn tính tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc nam khi chưa nhận được chỉ định trực tiếp từ bác sĩ.

Nếu tự ý lạm dụng thuốc nam, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ tăng men gan, gây ngộ độc gan và suy thận cấp. Không những thế, ngộ độc thuốc nam còn có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, buộc người bệnh phải nhập viện cấp cứu để bảo vệ tính mạng, chẳng hạn như: hành sốt, đau bụng quặn từng cơn, viêm đại tràng, đi ngoài phân đen có kèm máu tươi, hoại tử da, suy tuyến thượng thận,…

Tóm lại, nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết uống thuốc nam nhiều có hại thận không thì câu trả lời chính xác là . Uống thuốc nam không những gây hại mà còn có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng những ai đã hoặc đang bị suy thận cấp và mạn tính.

Uống thuốc nam nhiều có hại thận không?

Uống thuốc nam nhiều hoàn toàn có thể gây hại đến thận

Nguyên nhân nhiễm độc thận do thuốc nam

Thuốc nam có thể gây nguy hiểm cho thận vì chúng chứa nhiều hợp chất có độc tính sinh học cao (axit aristolochic, alkaloids, anthraquinone,…), tạp chất tích tụ trong quá trình sản xuất (kim loại nặng, thuốc trừ sâu,…) cũng như do thói quen tiêu thụ thuốc sai cách từ người bệnh. Cụ thể:

1. Do độc tính nội tại của thuốc đối với thận

Theo nghiên cứu, những thành phần có thể gây độc cho thận từ các loại thuốc nam chủ yếu là: axit aristolochic, alkaloids và anthraquinones. Trong đó:

  • Axit aristolochic (AA): Là một nhóm bao gồm nhiều hợp chất thực vật có khả năng gây đột biến nhiễm sắc thể, ngộ độc thận và thúc đẩy ung thư tiến triển. Hợp chất AA thường xuất hiện nhiều trong các loại thuốc nam có nguồn gốc từ họ cây rau mùi (birthwort), bao gồm:
  • Alkaloids: Là các amin tự nhiên do thực vật tạo ra như một cơ chế để tự bảo vệ mình trước động vật ăn cỏ. Tác dụng độc hại chính của các alkaloids đối với thận là có thể gây rối loạn ty thể, thúc đẩy chu trình chết của tế bào ống thận. Hợp chất này thường chứa nhiều trong: cây nho vàng rụng lá (tripterygium regelii), cây hán phòng kỷ (stephania tetrandra s. moore), cây mã tiền (strychnos nux-vomica linn), cây phụ tử (aconitum carmichaeli debx),…
  • Anthraquinones: Tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm độc gan, mất nước, tiêu chảy và gây rối loạn chức năng thận. Anthraquinones thường chứa nhiều trong: trái bả đậu (cassia obtusifolia L), lá phan tả diệp (cassia angustifolia vahl), cây đại hoàng (rheum officinale baill),…

Tóm lại, nếu bạn vẫn còn băn khoăn uống thuốc nam nhiều có hại thận không thì câu trả lời là CÓ. Do đó, khi tìm mua thuốc nam, bạn cần hỏi kỹ chuyên gia bán thuốc xem thảo dược bạn cần mua có chứa axit aristolochic, alkaloids và anthraquinones hay không để bảo vệ an toàn cho sức khỏe.

2. Thuốc chứa nhiều tạp chất không rõ nguồn gốc

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), rất nhiều loại thuốc thảo dược đã bị phát hiện nhiễm phải:

  • Nguyên liệu động vật hoặc thực vật không rõ nguồn gốc;
  • Thuốc hóa học (như warfarin – thuốc làm loãng máu, diclofenac – thuốc chống viêm không steroid);
  • Kim loại nặng (như asen, chì và cadmium);
  • Thuốc trừ sâu hoặc hợp chất gọi là sulfit, có thể gây hen suyễn hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng;

Thậm chí, một số loại thảo dược còn bị pha trộn, thay thế bởi các loại thực vật không rõ nguồn gốc để qua mắt người tiêu dùng. Điều này làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sức khỏe, gây tổn thương nội tạng.

Nguyên nhân nhiễm độc thận do thuốc nam, do chứa tạp chất

Thuốc nam thường có nguồn gốc xuất xứ và thành phần không rõ ràng

3. Tự ý dùng thuốc không theo chỉ dẫn của chuyên gia

Tự ý uống thuốc nam nhiều có hại thận không? Câu trả lời là CÓ. Việc tự ý sử dụng thuốc nam không theo hướng dẫn của chuyên gia tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe thận. Bởi lẽ, nếu mua nhầm loại thuốc, sắc thuốc sai cách, uống thuốc sai liều,… bạn có thể đối mặt với:

  • Nguy cơ suy thận cấp và mạn tính: Vô tình dung nạp quá liều các hóa chất không rõ nguồn gốc, làm biến đổi công thức của nhiều hợp chất hữu cơ chứa trong thảo dược do đun nấu sai cách,…. tất cả đều dẫn đến tình trạng ngộ độc thận, gây suy thận cấp và mạn tính.
  • Nguy cơ đột quỵ: Đối với người bệnh có tiền sử suy thận mạn tính, việc tự ý tiêu thụ thuốc nam có thể làm tăng nồng độ kali / phốt pho trong máu, gây suy tim, xơ vữa động mạch và góp phần dẫn đến đột quỵ.

Tuy nhiên, tất cả những rủi ro sức khỏe này thường không được người bán thuốc nam liệt kê minh bạch trong phần “chống chỉ định” của thuốc. Điều này làm dấy lên nhiều quan ngại sâu sắc xung quanh việc tự ý sử dụng thuốc nam, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển, bao gồm cả Việt Nam.

Những loại thuốc Đông y người bệnh thận cần thận trọng khi tiêu thụ

Theo Hiệp hội Thận Quốc gia (Hoa Kỳ), những loại thuốc Đông y người bệnh thận cần phải thật thật trong khi tiêu thụ bao gồm:

Thảo dược nhiều kali Thảo dược nhiều phốt pho Thảo dược khác
Cỏ linh lăng Nhân sâm Mỹ Cần tây
Nhân sâm Mỹ Lá cây lưu ly Cỏ đuôi ngựa
Rễ cây bạch chỉ Rễ cây cải ngựa Rễ cây cam thảo
Mướp đắng (quả, lá) Lá cây tầm ma Rễ cây mùi tây
Rau mùi Rau sam Cây vân hương
Tảo bẹ Cây kế sữa Cây hoàng liên ô rô
Ngải cứu Hoa anh thảo Cây tầm ma
Lá rau sam Rau tề Cây móng mèo
Hoàng cầm Lá dương đề nhăn Cây vân hương
Nghệ (củ) Hoa súng Cây cúc hoàng anh

Các vị thuốc Đông y giúp hỗ trợ tăng cường chức năng thận

Bên cạnh những nguy cơ tiềm ẩn gây hại thận, thuốc Đông y vẫn còn nhiều loại thảo dược thực sự phát huy được lợi ích sức khỏe to lớn, được nhiều nghiên cứu khoa học công nhận về tác dụng hỗ trợ tăng cường chức năng thận một cách hiệu quả, chẳng hạn như:

1. Hoàng kỳ

Nghiên cứu cho thấy, ở những bệnh nhân bị suy thận mạn tính mức độ vừa và nặng, tiêu thụ 3g chiết xuất rễ cây hoàng kỳ mỗi ngày trong vòng liên tục 3.4 tháng cho thấy hiệu quả cải thiện tỷ lệ lọc cầu thận lên đến gần 10% (từ 66 ± 13 ml/phút lên mức 71 ± 14 ml/ phút), hỗ trợ duy trì chức năng thận và ngăn ngừa bệnh thận tiến triển nặng.

Trong Đông y, cây hoàng kỳ (tên tiếng anh: Astragalus membranaceus) thường được dùng qua đường uống dưới dạng bột hoặc chiết xuất nước nấu từ phần rễ khô. Tuy nhiên, loại thảo dược này lại chứa nhiều kali. Do đó, người bệnh suy thận mạn tính chỉ nên tiêu thụ hoàng kỳ dưới sự giám sát của chuyên gia để tránh gây tăng kali huyết.

Các vị thuốc Đông y giúp hỗ trợ tăng cường chức năng thận, hoàng kỳ

Tiêu thụ chiết xuất rễ cây hoàng kỳ giúp cải thiện tỷ lệ lọc cầu thận

2. Đương quy

Cây đương quy (tên tiếng anh: Angelica sinensis) là loại thảo dược tốt cho thận nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất rễ đương quy góp phần làm giảm 23% nguy cơ bị suy thận ở bệnh nhân đang mắc bệnh thận mạn tính (CKD) giai đoạn vừa và nhẹ. Không những thế, chiết xuất từ rễ cây đương quy còn giúp ổn định nồng độ kali trong máu, một lợi ích sức khỏe vô cùng cần thiết đối với người bệnh CKD, khi thận bị suy yếu, không thể lọc kali hiệu quả.

3. Đại hoàng

Đại hoàng (tên tiếng anh: Rhubarb) là một loại thảo dược được sử dụng nhiều trong Đông y để điều trị bệnh thận mãn tính. Theo nghiên cứu, đại hoàng chứa nhiều anthraquinones, chủ yếu bao gồm: rhein, emodin, chrysophanol, physcion và aloe-emodin. Những hợp chất này không chỉ có tác dụng chống viêm, chống xơ hóa và chống ung thư mà còn đóng vai trò điều tiết quan trọng trong rối loạn chức năng thận.

Tuy nhiên, đại hoàng chỉ an toàn khi tiêu thụ với hàm lượng vừa phải, trong một khoảng thời gian ngắn bởi nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy, hợp chất anthraquinones trong đại hoàng có thể gây ngộ độc thận sau 14 tuần tiêu thụ liên tục. Do đó, bạn tuyệt đối không nên tiêu thụ đại hoàng khi chưa nhận được chỉ định về liều dùng an toàn từ bác sĩ nhằm bảo vệ thận một cách toàn diện.

4. Đan sâm

Đan sâm (tên tiếng anh: Danshen) được chứng minh là loại thảo dược có khả năng làm giảm tổn thương thận trong các trường hợp suy thận cấp tính. Nguyên nhân là vì đan sâm chứa nhiều hợp chất Tanshinone IIA, có hoạt tính kháng viêm, đồng thời thúc đẩy sự tăng sinh của các tế bào biểu mô ống thận; qua đó, hỗ trợ điều trị suy thận cấp tính và khôi phục chức năng thận một cách hiệu quả.

5. Quả kỷ tử

Chiếm từ 5 – 8% khối lượng của quả kỷ tử sấy khô chính là lycium barbarum polysaccharides (LBP), một nhóm những hợp chất đường đa phân tử có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Nghiên cứu cho thấy, LBP có đặc tính ức chế các tiền tố gây viêm (cytokine); từ đó, làm giảm tổn thương do viêm ở thận, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị suy giảm chức năng thận một cách hiệu quả.

Quả kỷ tử hỗ trợ tăng cường chức năng thận

Kỷ tử là loại dược liệu có đặc tính chống oxy hóa tốt cho thận

6. Dành dành

Trong quả dành dành chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, nổi bật nhất là crocetin, geniposide và genipin. Nghiên cứu cho thấy, những hợp chất này có tác dụng ức chế viêm, làm giảm sự giãn nở hoặc co rút quá mức của ống thận; đồng thời, làm giảm xơ hóa mô kẽ thận. Không những thế, geniposide trong quả dành dành còn được chứng minh có đặc tính ngăn ngừa tăng axit uric máu, góp phần ngăn ngừa nguy cơ axit uric kết tủa gây sỏi thận.

7. Mã đề

Chiết xuất từ cây mã đề có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, tiêu mã đề được chứng minh là có thể giúp bạn giảm thiểu chu trình chết tế bào tự nhiên ở thận (apoptosis) và chống lại tình trạng suy giảm chức năng thận một cách hiệu quả. Không những thế, mã đề còn có tác dụng lợi tiểu, giúp tăng cường lưu thông nước tiểu, làm sạch hệ tiết niệu và góp phần ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

Làm thế nào để uống thuốc nam không hại thận?

Để uống thuốc nam không hại thận, bạn cần chuẩn bị nhiều kiến thức để hiểu rõ về từng loại thảo dược mà bạn sắp sử dụng. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn sử dụng thuốc nam một cách an toàn:

  • Tìm hiểu rõ thảo dược: Không phải tất cả các thảo dược đều tốt. Bạn nên tìm hiểu rõ về tính chất, công dụng, liều lượng và tác dụng phụ của thảo dược bạn dự định sử dụng. Ví dụ, với người suy thận, lựa chọn thảo dược chứa ít natri / kali / phốt pho; đồng thời không chứa các chất độc hại (axit aristolochic, alkaloids, anthraquinone,…) chính là ưu tiên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Người mắc bệnh thận không nên uống thuốc nam, nhất là khi không có hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ y học cổ truyền đã được cấp chứng chỉ hành nghề.
  • Tuân thủ đúng liều lượng: Đừng vượt quá liều lượng khuyến nghị hoặc sử dụng thảo dược trong thời gian dài mà không có sự giám sát của chuyên gia y tế có thể gây hại cho thận và các cơ quan khác.
  • Tìm mua sản phẩm chất lượng: Mua thuốc nam từ các nguồn uy tín có chứng nhận về chất lượng. Một số sản phẩm kém chất lượng có thể chứa các chất phụ gia, nhiễm kim loại nặng hoặc hóa chất độc hại.
  • Tránh tương tác thuốc: Một số loại thảo dược có thể tương tác không tốt với thuốc hoặc thảo dược khác. Do đó, bạn nên thảo luận với chuyên gia y tế để đảm bảo rằng không có tương tác xấu nào xảy ra.
  • Theo dõi tác dụng phụ: Nếu bạn phát hiện bất kỳ tác dụng phụ nào hoặc thay đổi trong tình trạng sức khỏe của mình, bạn nên ngưng sử dụng thảo dược và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế.
Làm thế nào để uống thuốc nam không hại thận?

Người bệnh thận tuyệt đối không nên sử dụng thuốc nam khi chưa nhận được tư vấn từ chuyên gia

Tóm lại, việc sử dụng thuốc nam đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng về mặt kiến thức cũng như sự cẩn trọng trong việc tìm kiếm địa điểm phân phối thảo dược uy tín, đảm bảo chất lượng dược phẩm. Trong mọi tình huống, bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc nam chỉ vì những lời quảng cáo “có cánh” của người bán thuốc, nhà sản xuất hoặc từ người thân xung quanh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chủ đề uống thuốc nam nhiều có hại thận không. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã phần nào hiểu được uống thuốc nam có hại thận không chỉ qua một mà còn qua nhiều cơ chế khác nhau. Song, bên cạnh những nguy cơ đe dọa sức khỏe một cách tiềm ẩn, vẫn còn đó nhiều loại thuốc Đông Y quý giá, được khoa học công nhận về tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý thận một cách hiệu quả.

Do đó, nếu bạn đang có kế hoạch sử dụng thuốc nam mà vẫn còn đang lo lắng chưa biết uống thuốc nam nhiều có hại thận không, hãy cố gắng tìm đến những địa chỉ uy tín, trực thuộc sự quản lý của Bộ Y tế để nhận được sự tư vấn khoa học và an toàn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Rate this post
10:07 14/09/2023